You dont have javascript enabled! Please enable it! Tháng bảy 2018 - Rừng hổ phách

Đi du lịch Tokyo ngắn ngày thì phải đi những chỗ này nhé!

Du lịch Tokyo là phần tiếp theo của bài giới thiệu kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản tự túc mà Amber đã giới thiệu với bạn. Lần này Amber giới thiệu những địa điểm du lịch hấp dẫn vòng quanh Tokyo để bạn tham khảo nhé! Những địa điểm này vừa tiêu biểu, đẹp, tiện đi lại và không mất quá nhiều chi phí.

  1. Đền Meiji tại khu Shibuya – miễn phí vé vào

Đền, miếu là nét văn hóa đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Nếu đi du lịch Tokyo thì một trong những điểm cần đến là Đền Meiji ở trung tâm thành phố.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Cổng vào Meiji

 

Thực ra thì đền Meiji cũng không có gì nhiều nhưng lại nổi bật cho kiến trúc tôn giáo tại Nhật Bản. Nguyên cái cổng vào to vật vã cũng đủ khiến người ta trầm trồ. Mà cái cổng này thì bạn có thể tìm thấy tại những nơi thờ cúng trên khắp nước Nhật. Kích cỡ các loại cổng là khác nhau từ khổng lồ đến nhỏ xíu chưa đến 1m đều có.

 

Một điểm đặc biệt nữa là xung quanh đền là những con đường đi bộ giữa rừng cây xanh mướt. Bên ngoài khu ga Shibuya ồn ào náo nhiệt và nóng nực ra sao thì ngay khi bước chân quan cổng đền Meiji là thấy mát hẳn. Giữa thủ đô ồn ã mà có cái khu yên tĩnh, mát mẻ thế thì cũng đáng xem lắm chứ.

Vào đền thì bạn có thể chuẩn bị chút tiền xu rồi đứng xếp hàng trước cửa đền chính đợi đến lượt mình ném đồng xu và cầu khấn. Sau đó bạn có thể ngồi nghỉ ngơi và ngắm đền trước khi thả bộ thong thả đi ra ngoài.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Đền Meiji

 

Bonus: Amber đi vào đúng hôm trong đền có đám cưới. Người ta tự giác đứng thành 2 bên cho cô dâu, chú rể và họ hàng đi vào trong đền làm lễ. Đi trước là các nhà sư làm lễ, rồi đến một hàng lọng, quạt, tiếp theo là cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống. Họ hàng thì đi sau cùng. Đó là một cảm giác vô cùng đặc biệt và may mắn nữa. Tại vì hiếm lắm mới có đám cưới được tổ chức ở đây, vì mắc quá.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – đám cưới truyền thống tại đền Meiji

 

2. Khu phố văn hóa Harajuku – thích thì mua, ngắm thoải mái

Ngay khi ra khỏi đền Meiji, bạn chỉ cần sang đường và đi thêm tầm 100m là đến ngay con phố văn hóa nổi tiếng ở Tokyo – Harajuku.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Harajuku street

Ở nơi đây, ngày nào cũng có những điều mới mẻ để bạn chọn. Đây đó sẽ có những người mặc đồ hóa trang, vác đài và hát nghêu ngao. Ngoài ra bạn có thể thưởng thức cây kẹo bông khổng lồ, bánh crepe thơm ngọt hay ghé một trong những cửa hàng đậm chất nghệ thuật dành riêng cho fan của manga, fan của mèo v.v.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Kẹo bông

Các cửa hàng quần áo ở đây cũng rất hợp với giới trẻ dù giá không hề rẻ.

3. Núi Phú Sĩ – đi trong ngày

Amber đi thăm núi Phú Sĩ trong ngày bằng xe bus nên không đi chơi được mấy. Nếu bạn có thời gian dài hơn có thể đi suối nước nóng hoặc thăm làng cổ quanh khu vực. Còn Amber thì chỉ kịp đi cáp treo lên cao để ngắm cảnh núi. Sau đó lại xuống hồ đi thuyền quanh chân núi và chụp ảnh các kiểu để chứng tỏ ta đây từng đến Phú Sĩ nhé.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Fuji Mout

 

Amber đi vào tháng 3, chân lại vừa hồi phục sau phẫu thuật được nửa năm nên không dám đi bộ nhiều, cũng không dám leo núi. Thấy mọi người bảo leo núi hay đi bộ quanh hồ cũng thú vị phết.

Dọc đường xe bus đi ra khu cáp treo đều có các điểm dừng chân để bạn nhẩn nha tham quan.

4. Làng cổ Kawagoe – đi trong ngày

Làng cổ này nằm ở gần Tokyo nên rất tiện tham quan trong ngày. Nếu bạn đi tàu thì mất tầm hơn một tiếng là tới. Ở đây có một con sông nhỏ, hai bên bờ toàn là hoa anh đào, dưới nước thì cá chép bơi thành đàn. Ngoài ra còn có hàng quán theo phong cách cổ ở gần đó sẽ khiến bạn không thể rời chân. Ngay cả Starbuck ở đây nhìn từ bên ngoài cũng chả khác gì một quán trà đạo của Nhật.

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Hoa anh đào ở Kawagoe

 

Du lịch Tokyo
Du lịch Tokyo – Làng cổ Kawagoe

Mọi người đi du lịch Tokyo thường đều đi tàu hoặc xe bus vì tiện và rẻ. Tuy nhiên đa số các biển hiệu, biển chỉ dẫn và tên các ga đều được viết bằng tiếng Nhật. Amber có bạn ở bên đó nên chỉ việc đi theo đuôi người ta thôi. Bạn nào tự đi mà không theo đoàn hoặc không có người quen thì cũng hơi mệt đó.

Ngoài ra thì việc đi bộ ở Nhật là bình thường. Đứa bạn của Amber nói bình thường nó phải đi tầm gần 20 km/ngày (dã man). Amber sang hôm đầu tiên đã đi bộ đến xém xỉu. Nói để bạn chuẩn bị tinh thần thôi chứ đi Nhật là chỉ có thích trở lên nhé!

 

Starbucks đã cứu cuộc đời tôi như thế nào – Chương 3

Chương 3: Lời nói thay đổi cuộc đời tôi

“Người đóng vai trò chất xúc tác cho những kẻ mộng mơ chính là người giáo viên và những người khuyến khích mà họ gặp trong cuộc đời mình. Vì thế đây là lời cảm ơn gửi đến những người thầy.”

THÁNG NĂM

Tôi đứng trong ga Bronxville đợi chuyến tàu lúc 7 giờ 22 phút đến New York. Tôi sẽ bắt đầu ca làm việc của mình lúc 10 giờ 30 phút vào sáng hôm đó – nhưng tôi muốn cho bản thân nhiều thời gian hơn cần thiết. Chuyến tàu từ Bronxville đến ga Grand Central phải mất ít nhất ba mươi phút. Chuyến tàu tiếp theo từ Grand Central lại mất thêm mười đến hai mươi phút để tới Quảng trường Thời Đại. Từ đó tôi sẽ bắt một chuyến tốc hành đến ga số Chín mươi sáu khu phía Tây. Từ ga đó tôi chỉ cần đi qua một tòa nhà là đến cửa hàng. Tôi thấy lo lắng. Tôi vẫn chưa quen với hệ thống giao thông công cộng và cũng không muốn bị muộn giờ làm. Tôi không thể gây một lỗi nhỏ nào trong công việc mới này.

Lúc đợi tàu vào buổi sáng tháng Năm đó, tôi đã có cơ hội nhìn xung quanh Bronxville. Khu vực ngoại thành nhỏ bé này đã thay đổi rất nhiều trong vài ngày qua khi những cơn mưa rào tháng Tư báo hiệu những bông hoa tháng Năm nở rộ. Giống như trong câu truyện Phù Thủy xứ Oz, mùa đông với màu đen và trắng đã đi và mùa xuân rực rỡ đã đến. Giờ đây có hàng mảng hoa tu-líp đỏ và trắng khắp mọi nơi – rực rỡ với những chủng loại phong phú. Mai vàng đất thì nở bung những nhánh hoa vàng. Cây cối bắt đầu nhú lộc xanh trông như một làn khói mỏng đối ngược với bầu trời buổi sáng màu xanh trong vắt.

Tôi thở dài và sau đó bắt đầu nức nở nhè nhẹ. Nước mắt lăn thầm lặng xuống má khi tôi cố nén chúng lại. Tôi không muốn thành tiêu điểm chú ý trong đám những con người tràn đầy năng lượng đang chuẩn bị đi làm. Những người đàn ông và phụ nữ mặc những bộ công sở hiệu Brooks Brothers đang tràn ngập sự hưng phấn và tự chúc mừng bản thân mà tôi nhìn chỉ thấy phát ốm.

Tôi ghen tị với họ vì sự tự tin trong cuộc đời họ.

Tôi ghét họ bởi sự thoải mái mà họ có khi đối mặt với quãng đường đi làm.

Tôi biết tôi gần như vô hình đối với họ. Mặc chiếc quần đen, áo sơ mi và đội mũ Starbucks, tôi trông như một kẻ làm công – mà đó cũng chính là chức danh của tôi bây giờ. Tôi chỉ là một người khác trong đám người xuất hiện vào những khoảng thời gian bất thường để tham gia vào cuộc đua đến chỗ làm – nhưng tôi lại chuẩn bị làm cái công việc chân tay mà những Kẻ thống trị thế giới chả thèm quan tâm.

Tôi cố lau nước mắt nhưng chúng vẫn rơi không ngừng. Có lẽ đây là một loại dị ứng với phấn hoa đang ngập tràn trong không khí chăng? Nhưng tôi biết không phải vậy.

Có cái gì đó không đúng và đáng buồn về việc tôi đứng ở sân ga này để đợi tàu đi làm trong khi đang mặc một bộ đồng phục sau nhiều năm kể từ ngày tôi đặt chân đến thị trấn này. Sau khi mẹ tôi sinh thêm vài đứa con nữa (dường như bố tôi rất muốn có một đứa con trai nữa vì tôi là một sự thất vọng với ông ấy nên ông mới cố gắng đến vậy), bố tôi đã quyết định rời khỏi khu thành thị.

Ông đã chọn một thái ấp lớn kiểu Victoria ở Bronxville bởi vì nó gần với khu thành phố và một trường công tốt. Nhưng Bronxville không phải là một nơi hạnh phúc đối với tôi.

Trên đường đến trường mỗi ngày, một kẻ chuyên bắt nạt tên là Tony Douglas đều nhảy ra khỏi một bụi cây nào đó, đẩy tôi ngã và vặn cánh tay tôi đến khi tôi khóc. Thật xấu hổ khi đã tám, chín tuổi rồi mà vẫn còn khóc – nhưng tôi còn không thể phản kháng. Tôi biết khóc là cách duy nhất khiến hắn dừng lại. Thằng bé đó làm tôi rất đau. Nó còn khiến tôi sợ hãi. Nó suýt làm gẫy tay tôi. Vào mùa đông, nó sẽ dí mặt tôi xuống tuyết đến khi tôi van xin nó. Tôi đã phải van xin thì nó mới thả tôi ra. Sau đó nó sẽ đứng dậy và vừa chạy biến đi vừa cười. Tôi sẽ từ từ đứng dậy, thấy rất đau và cố nhặt lại sách vở.

Một vấn đề nữa là tôi không biết đọc. Và đó là một lý do khiến tôi thấy thật bất hạnh khi ở Bronxville. Khi tôi đến trường, tôi còn phải chịu nhiều tủi nhục hơn. Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể đọc được. Tôi thực sự đã rất cố gắng. Tất cả bạn cùng lớp tôi đều học được. Thật là kinh khủng khi phải ngồi giữa lớp học mà không thể nhìn thấy những gì người khác thấy và không thể đọc những từ mà các bạn khác rất tự hào đọc to. Những từ trong các cuốn sách mà giáo viên đưa cho tôi dường như được tạo ra theo một mã bí mật mà tôi không thể giải được. Những câu chữ cứ nhảy lên trước mắt tôi. Tôi cố ép bản thân tôi phải giải mã số nhưng tôi chỉ có thể đoán nghĩa của những dòng màu đen đó.

Tôi đã cảm thấy thật kinh khủng khi một mình đối mặt với cái bằng chứng của sự ngu ngốc của bản thân và sự bất lực cũng như khốn khổ rành rành đó.

Sự thất bại của tôi thực sự là không thể lờ đi được.

Cô Markham là Hiệu trưởng của ngôi trường tiểu học. Và đó là một người khủng khiếp. Cô ấy mặc áo véc đen, thường đi dọc hành lang và đưa ra các mệnh lệnh bằng một giọng trầm.

Tôi khiến cô ấy chú ý.

Cô ấy đã gọi bố mẹ tôi đến để nói chuyện.

Mẹ tôi thì rất xấu hổ còn bố tôi thì rất giận. Tôi đã phá hỏng ngày hôm đó.

“Sao cô ấy không hẹn gặp chúng ta vào lúc khác?” bố tôi hỏi mẹ. “Cuộc họp vào ngay giữa buổi sáng!”

Vì một lý do nào đó cô Markham lại bênh vực tôi. Cô ấy tin rằng tôi sẽ ổn cả thôi mặc cho cả đống dấu hiệu cho thấy điều ngược lại. Cô ấy còn kiên quyết cho tôi tham dự cuộc họp của cô với bố mẹ tôi.

“Tôi chưa bao giờ nói điều gì về bọn trẻ sau lưng chúng,” cô ấy giải thích.

Ngay trước mặt tôi, cô ấy nói với bố mẹ tôi rằng “Michael sẽ đọc khi thằng bé muốn. Vì thế hãy ngừng làm phiền nó.”

Tôi choáng váng khi cô ấy thẳng thắn như vậy trước mặt bố mẹ tôi. Vì cô ấy rõ ràng là đang phản đối họ. Tôi luôn được bảo rằng bố mẹ tôi tuyệt vời như thế nào. Còn cô ấy thì dường như lại nghĩ rằng tôi phải được bảo vệ khỏi họ.

Niềm tin tưởng phi lý đó hóa ra lại đúng, mặc dù khả năng đọc không đến với tôi như một hành động của sự tập trung cao độ hoặc ham muốn đến hoảng sợ mà chỉ là một quá trình nhẹ nhàng và dễ dàng vào mùa hè năm tôi mười tuổi.

Mỗi mùa hè chúng tôi đều rời Bronxville đến một thị trấn miền quê nhỏ ở khu vực núi tại Connecticut. Mẹ tôi thấy hạnh phúc hơn khi ở đó. Bà đã đến Norfolk vào mùa hè khi còn trẻ và vẫn còn nhiều người bạn thời trẻ của bà đi nghỉ hè ở đó. Bạn thân nhất của bà có một ngôi nhà chỉ cách nhà chúng tôi vài thửa ruộng và con trai cô ấy cũng thành bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi đạp xe dọc những con đường đầy bụi và đi bơi ở một cái hồ nhỏ.

Mẹ tôi sẽ đánh thức tôi dậy vào sáng sớm để tôi có thể ngắm những giọt sương lấp lánh ánh mặt trời.

“Đó là trang sức của những nàng tiên”, bà nói và ôm tôi với niềm vui sướng. “Có thứ gì đẹp hơn một buổi sáng mùa hè ở Norfolk không?

Thỉnh thoảng bà sẽ đánh thức tôi vào ban đêm khi tôi đã đi ngủ rồi nắm lấy tay tôi và dẫn tôi ra ngoài ngắm trăng.

“Nó quá đẹp phải không?” bà nói với niềm vui ánh lên trong giọng nói.

Nhưng khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi là khi ngồi với mẹ trên một tấm thảm ủ ấm và bà đọc cho tôi nghe. Xuyên qua cánh đồng, tôi có thể thấy một hàng bạch dương. Lá của chúng đung đưa trong gió nhẹ… Trong một khoảnh khắc chúng màu xanh rồi lại chuyển sang màu bạc dưới ánh mặt trời của một buổi chiều cuối hè.

Chúng tôi ở trong một căn nhà nhỏ được xây bởi ông ngoại tôi giữa một cánh đồng rộng lớn và quay lưng lại một cánh rừng bất tận nơi chưa có cái cây nào bị chặt hoặc bị chạm đến trong vòng một trăm năm. Hàng ngàn dặm rừng đã bị bỏ lại vĩnh viễn. Khu vực đất rừng tách biệt đó chính là nơi ẩn náu cho tôi. Tôi thường đi loanh quanh với cung và mũi tên rồi tự nhủ với bản thân là tôi sẽ bắn một cái gì đó (mặc dù tôi chưa từng làm thế). Sự im lặng của những cái cây cao tuổi, mùi thông và dương xỉ nhẹ nhàng sẽ an ủi tôi.

Tôi cũng thích miền quê vì ở đó tôi sẽ có thời gian ở cạnh bố mình. Ở Bronxville, ông ấy bận rộn sửa sang lại một cái trang ấp có ba mươi lăm phòng và nổ rằng “Đây là ngôi nhà lớn nhất mà bất kỳ ai trong gia đình từng sở hữu.”

Ông ấy mua được căn nhà này bằng cách bán căn nhà bằng gạch xám của chúng tôi ở đường Bảy mươi tám và đổ hết tiền vào đây. Tổng diện tích mái ngói phải sửa sang lại lên đến cả mẫu. Ông ấy xây một cái thư viện hai tầng. Tôi nghe lỏm thấy ông ấy nói với bạn mình là “Tôi luôn muốn có một cái thư viện riêng với một cái thang giống như thế này,” rồi mô tả một cái thang có thể di chuyển để với tới những tầng cao nhất của giá sách.

Ông ấy có những số báo cũ của tờ tạp chí Người New York. Tôi sẽ trèo lên cái thang để lấy những tờ báo này xuống. Nó giống như tôi đang đi làm cùng bố mình mặc dù ông ấy hầu như chẳng bao giờ ở nhà. Mặc cho niềm tự hào đối với ngôi nhà, ông ấy dường như luôn háo hức được đi ra ngoài và trở lại cuộc sống ở thành thị của mình. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ông ấy đến thư viện của mình, đọc một cuốn sách hay chỉ là ngồi xuống. Một khi chuyển đến Bronxville, ông ấy càng dành ít thời gian cho tôi và gia đình. Ông ấy sẽ ra ngoài vào sáng sớm và trở về nhà sau khi tôi đã đi ngủ vào buổi tối.

Nhưng tôi lại thích đọc những tờ Người New York cũ – những mẩu hoạt hình và thậm chí cách các cột báo được sắp xếp trong một trang. Mặc dù tôi không thể hiểu chúng có nghĩa gì, tôi vẫn có thể cảm nhận được cái mà bố tôi luôn tự hào được là một phần của nó.

Một buổi chiều ở vùng quê, tôi đến căn nhà nhỏ và đi dạo quanh khu rừng. Mẹ tôi thì đang ngủ trưa còn em gái tôi, những đứa mà làm gì cũng có nhau, thì đang chơi với bạn chúng nó. Tôi ở một mình trong phòng khách cũ. Tôi mở một cuốn sách cổ. Vì đây là một ngôi nhà nhỏ cho kỳ nghỉ hè thế nên hầu hết những cuốn sách đều được mang đến từ nhiều thập kỷ trước và bị bỏ lại ẩm mốc trên giá sách.

Tôi chọn một cuốn sách rất dày nhưng lại có hình. Tôi mở đến một trang có hình.

“Tướng Grant,” tôi đọc. Tôi thế mà lại có thể đọc tên ông ấy. Tôi có thể đọc! Đầu tiên là vài từ và sau đó ngày càng nhiều từ hơn. Đột nhiên những con chữ in màu đen đều có nghĩa trong đầu tôi.

Tôi không nói với bất kỳ ai, nhưng đến khi chúng tôi trở về Bronxville vào mùa thu, tôi đã học được rất nhiều chữ. Tôi thậm chí còn tự tin để đọc bài ở trường.

Mặc dù đến tận lớp sáu tôi mới có thể làm được cái việc mà bạn bè mình đã làm được từ lâu, Cô Markham vẫn rất hài lòng. Tôi đã chứng minh niềm tin điên rồ của cô.

Vào một buổi chiều trước khi kết thúc năm học đó, Cô Markham đã mời tôi đến nhà cô. Khi tôi học hết lớp sáu, tôi sẽ lên lớp bẩy và cũng học ở tòa nhà gạch to lớn đó. Nhưng năm sau thì tôi sẽ lên cấp hai và sẽ rời khỏi trường của cô, nơi mà rõ ràng là Cô Markham đang có quyền kiểm soát.

Cô ấy sống với một người phụ nữ nữa trong một ngôi nhà lớn ở gần trường.

Cô ấy mời tôi uống trà.

Rồi cô ấy lấy ra một tờ giấy ghi chép và cho tôi xem. Chữ của cô to và cứng cáp.

“Đọc nó đi,” cô hướng dẫn bằng giọng sang sảng.

“Michael Gates Gill đã được định sẵn là sẽ trở nên vĩ đại,” tôi đọc.

Tôi ngước nhìn. Đây có phải là một bài thi không? Liệu có phải tôi vừa mới vượt qua một kỳ thi đọc nào đó?

“Còn gì nữa không ạ?” tôi hỏi và rất háo hức được đọc thêm cho cô ấy. Nếu không có cô ấy tôi có lẽ đã phải đi đến ngôi trường nào đó dành cho “học sinh đặc biệt” như bố mẹ tôi đã từng thảo luận.

“Hết rồi,” Cô Markham nói rồi rướn người lên phía trước để cầm tay tôi.

Tôi để ý thấy cô có hàng lông mày dày và đôi mắt màu nâu rất sáng.

“Cô đã quyết định,” cô ấy nói. “Con, Michael,” cô ấy tiếp tục như thể đang thực hiện một thông báo chính thức và công khai, “được định sẵn cho sự vĩ đại. Cô không quan tâm con làm gì, hay không làm gì. Cô không quan tâm nếu con đi học tại một ngôi trường đại học danh giá hay không. Cô chỉ biết rằng: Con thật vĩ đại.”

Cô ấy ngồi lại, thả tay tôi ra và cười với tôi.

Tôi không biết phải nói gì và tôi cũng không thực sự hiểu ý của cô ấy.

Cô ấy rướn người về phía trước và lặp lại. “Cô hầu như ít khi làm việc này,” cô ấy nói, “nhưng cứ mỗi vài năm thì cô lại thấy một người trẻ tuổi có những khả năng khác biệt. Cô muốn con biết rằng mình đáng giá. Chính con chứ không phải việc mà con làm.”

Đáng giá ư? Tôi nghĩ, nhưng mà thế nghĩa là gì?

“Có lẽ bây giờ con chưa hiểu ý nghĩa của dòng ghi chú này,” cô ấy nói khi cảm nhận được sự bối rối và sự lơ mơ của tôi, “nhưng hãy cất nó trong một ngăn tủ nào đó. Lấy nó ra mỗi năm và đọc nó lên. Vì giờ con đọc được rồi mà!”

Cô ấy cười và sau đó lại trở nên nghiêm túc. Tôi chỉ là một cậu bé con và cô ấy biết cô ấy vẫn chưa khiến cho tôi hiểu được.

“Con chưa từng nghĩ mình có thể đọc được đúng không?” cô ấy hỏi tôi bằng một giọng mềm nhẹ.

“Đúng ạ,” tôi nói.

“Nhưng cô thì biết,” cô ấy nói. “Và cô biết rằng con vĩ đại. Nhưng con thì lại không biết điều đó phải không?”

“Đúng ạ.”

“Đấy, chỉ cần nhớ là cô đã nói với con như vậy.”

Tôi vẫn nhìn ngơ ngác.

Tôi không quen bất kỳ ai trong những người đã đến thăm nhà Cô Markham và cũng chưa từng nói chuyện riêng với cô. Có lẽ vì thế mà tôi cảm thấy rất ngại ngùng. Mặc dù tôi thấy ngại ngùng với tất cả mọi người. Tôi biết cô ấy muốn tôi nói cái gì đó để đáp lại những gì cô ấy đã nói với tôi. Đó rõ ràng là một món quà tuyệt vời. Tôi có thể cảm nhận tình cảm và sự ủng hộ của cô ấy. Nhưng tôi lại chẳng biết phải nói gì.

“Anh trai cô,” cô ấy nói, một cách nhẹ nhàng không giống cô ấy chút nào, “là một kẻ nghiện rượu. Nhưng anh ấy có rất nhiều tài năng. Cô đã không thể giúp anh ấy. khi cô nghĩ lại cô thấy có lẽ anh ấy chưa bao giờ biết rằng mình tuyệt vời thế nào.”

Có phải cô ấy đang khóc không?

“Hãy giữ lấy tờ giấy này,” cô ấy nói, giọng nặng cảm xúc. “Hãy giữ nó.”

Cô ấy đứng lên và đưa tôi ra cửa, và một lần nữa cô ấy lại trở lại là Cô Markham đầy năng lượng, thuộc phái hành động và đầy sự linh hoạt mà tôi biết.

Chúng tôi bắt tay một cách khá là trịnh trọng.

Tôi rời đi, và vì một lý do gì đó đã dừng lại ở góc đường và nhìn lại.

Cô ấy đang nhìn tôi.

Cô ấy vẫy tay.

Tôi vẫy tay lại.

Tôi đã giữ mẩu giấy đó của Cô Markham trong vài năm nhưng rồi làm mất nó khi đi học đại học vì mẹ tôi đã vứt khá nhiều đồ cũ của tôi đi. Nhưng tôi vẫn luôn nhớ buổi chiều rực rỡ đó.

Tôi gặp lại cô một lần sau khi tốt nghiệp đại học, ở Bộ phận quản lý xe cộ nơi mà cả hai đều đến để gia hạn bằng lái của mình.

Cô đã nghỉ hưu, già đi và tóc cô đã bạc.

“Michael,” cô gọi tôi qua sảnh phòng đợi cũ kỹ.

Giọng cô vẫn như vậy.

Tôi đứng lên để đến chỗ cô.

Cô cũng đứng lên và đi về phía tôi.

“Con dạo này thế nào?”

“Tốt ạ,” tôi nói. “Con đã tốt nghiệp đại học Yale.”

“Con không cần phải đến bất kỳ trường đại học nào,” cô ấy nói. “Có còn nhớ mảnh giấy cô cho con không?”

“Có ạ.”

“Cô cũng vẫn còn nhớ!” cô ấy nói, và nở một nụ cười. “Không phải những gì con làm mà chính việc con là người như thế nào mới vĩ đại.”

Lúc đó người ta gọi tên tôi và tôi đi đến quầy thủ tục để điền giấy tờ và chụp ảnh. Khi tôi hoàn thành thì cô đã đi mất rồi. Tôi cũng chưa bao giờ cố gắng để gặp lại Cô Markham.

Ngay cả khi đã hai mươi mấy tuổi và đứng ở văn phòng Bộ phận quản lý xe cộ, tôi vẫn không thể chắc về việc làm thế nào đáp lại niềm tin mà cô ấy có với tôi. Tôi không có lời nào để nói với cô cả. Nhưng tôi đã được động viên bởi niềm tin mà cô có đối với tôi và tôi đã tìm được tình yêu với ngôn ngữ.

Cô Markham có thể đã đoán được những gì sẽ xảy ra. Sau khi tôi học cách đọc tôi đã trở nên yêu thích các cuốn sách. Tôi khám phá thế giới mà những câu từ có thể đưa tôi tới. Bắt đầu từ khi tôi lên mười thì mỗi ngày tôi đều dành hàng giờ để đọc sách. Tôi thích trốn trong thế giới của những con chữ và những cuốn sách.

Cuộc sống của tôi lúc đó rất cô đơn. Cha tôi ghé qua vào mỗi cuối tuần trong mùa hè nhưng vào mùa đông thì ông ấy quá bận rộn để có thể dành thời gian cho tôi.

Tôi có vài người bạn nhưng đối với tôi thì có một cái gì đó kinh khủng về cái thị trấn ngoại thành ưu tú này. Ở thành phố New York, kể cả khi Nana rời bỏ tôi và tôi cảm thấy cô đơn thì tôi vẫn có thể nhìn ra ngoài cửa sổ ngôi nhà để ngắm người ta đi qua lại bên ngoài. Có người già, trẻ con, cảnh sát đi tuần tra, những cô cậu thanh niên chạy dọc khu phố.

Ở Bronxville, trong ngôi nhà rộng lớn của chúng tôi thì chả có ai thèm đi qua… mà chỉ có cảnh một chiếc xe vụt qua hàng rào cao của nhà chúng tôi và tiếng bánh xe ma sát đánh kít khi rẽ ở góc đường.

Tôi thấy thoải mái hơn khi ở vùng quê. Ở Norfolk,  thỉnh thoảng vào cuối tuần, bố tôi sẽ để tôi đẩy xe cho ông khi chơi golf. Và khi ông tới khu hồ với gia đình thì tôi có thể dành cả ngày đi theo ông.

Ông sẽ gọi với theo và mời Jay Laughlin, người đàn ông sở hữu khu cắm trại bên cạnh, khi ông ta bơi ngang qua, “Ra khỏi chỗ ẩm ướt đó và tìm chỗ nào khô ráo làm một ly Martini nhé”.

Jay cũng giống bố tôi khi dành cả cuộc đời cho văn học. Ông ta là nhà sáng lập của công ty xuất bản Những hướng đi mới. Nhưng không giống bố tôi, ông ấy rất u ám và hiếm khi cười. Chỉ có ở trước mặt bố tôi thì Jay sẽ phá lệ cười to.

Rất nhanh, bố tôi đã tụ tập được một đám ngồi đó và cười theo những lời nói đùa của ông còn tôi có thể chìm đắm trong sự hiện diện của ông và không khí tươi vui mà ông tạo ra. Với tôi thì khi bố tôi ở cùng với những người cùng tuổi với mình, ông là người hài hước nhất thế giới.

Với tôi, ông vừa kỳ quặc vừa đáng yêu theo cách riêng.

Thỉnh thoảng ông sẽ hát cho tôi những bài hát mà ông nội đã hát cho ông nghe. “Cậu bé hát rong.” “Cậu bé rối gỗ”. Những làn điệu Ai-len cổ xưa. Những lần khác, trong các bữa ăn gia đình và khi thấy buồn chán, ông sẽ trích dẫn thơ cho chúng tôi nghe. Toàn những bài thơ buồn. “Chẳng có gì để tự hào nhìn lại,” ông ngâm nga câu thơ từ bài “Cái chết của người đàn ông làm thuê” của Robert Frost. “Đó không phải một cái nhìn cuộc đời buồn bã sao?” ông ấy hỏi mọi người trên bàn nhưng tôi sẽ giữ im lặng.

Khi còn là một cậu bé tôi thực sự không có ý tưởng gì về những thứ ông ấy đang nói.

Thậm chí sau này khi học tại Yale, khi gặp Robert Frost, tôi vẫn không thể hiểu được sự buồn bã trong thơ của ông. Tất nhiên Robert Frost cho mọi người thấy mình là một quý ông miền quê vui vẻ. Tôi vẫn nhớ mình đã chạy từ lớp học đến một bữa tiệc rượu vang dành để vinh danh nhà thơ nổi tiếng này. Tôi không phải thay quần áo vì giống như các sinh viên đại học khác, tôi mặc áo khoác và thắt cà vạt. Yale lúc đó chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh Việt Nam và niềm vui của sự chuyển giao sang một nền giáo dục bình đẳng cho nam và nữ. Chúng tôi vẫn được bao bọc trong một thứ hổ phách được bảo quản hoàn hảo của một môi trường cổ xưa nơi mà Dink Stover và những quý ông ăn mặc lịch lãm của Yale từ vài thập kỷ trước vẫn còn có ảnh hưởng lớn. (Dink Stover là nhân vật chính của một cuốn sách viễn tưởng bán chạy cùng tên được xuất bản đầu thế kỷ hai mươi và vẫn được tái bản ngày nay. Dink là một vận động viên hàng đầu nhưng vẫn rất lịch thiệp. Hơn hết, Dink Stover hành xử như một quý ông thực thụ. Cao trào của cuốn sách đó là khi tính cách vĩ đại vốn có của Dink được công nhận khi ông ấy bị ảnh hưởng bởi hội kín Đầu lâu & Xương của trường). Giáo sư của tôi gọi tôi là “Ông Gill”, và giáo viên tiếng Anh của tôi đã mời tôi tới “uống một ly rượu vang với Robert Frost.”

Giáo sư Waite đón tôi ở cửa và hối tôi đi vào. Đã có khoảng nửa tá sinh viên đứng quanh một người đàn ông cao lớn ở giữa căn phòng. Frost mặc một cái áo khoác len dầy và trên đầu ông là một đám tóc trắng mà bằng cách thần kỳ nào đó trông như vừa bị gió thổi mặc dù chúng tôi đang ở trong khu vực sảnh ấm sực của khoa.

Ông chào đón tôi với một cái ôm mạnh mẽ và đôi mắt cười.

Chẳng có ai trong chúng tôi hỏi ông về tác phẩm của ông. Bởi vì thật không lịch sự khi làm thế trong hoàn cảnh này. Nó giống như hỏi một bác sỹ đưa ra chẩn đoán khi đang nói chuyện với ông ta trong một bữa tiệc rượu.

Trên thực tế, tôi chưa bao giờ nhớ đã thảo luận về thơ ca và việc viết lách với bất kỳ nhà thơ nào mà tôi đã gặp ở Yale. Khi ngồi uống với W.H. Auden ở quán Mory’s, chúng tôi sẽ thảo luận cách thích hợp để tạo ra một loại đồ uống nào đó. Khi tôi được mời đến gặp T.S. Eliot, người đã đến New Haven để giảng bài vào một buổi tối, thì giáo sư của tôi, Norman Holmes Pearson đã đặc biệt dặn dò, “Đừng hỏi ông ấy bất kỳ câu hỏi nào. Có tin đồn rằng ông ấy bị ung thư và đang đi vòng quanh giảng bài để có tiền cho vợ ông ấy.”

Khi Donald Hall, nhà thơ vừa mới đoạt giải đến thăm New Haven, tôi đã được yêu cầu đưa ông ấy ra ngoài ăn tối. Chúng tôi cuối cùng dành cả đêm để uống với đám sinh viên say khướt – điều mà ông ấy khá là hài lòng. Một lần nữa chủ đề về thơ của ông ấy hay bất kỳ bài thơ nào không được nhắc đến.

Một phần của quy định xã hội bắt buộc ở Yale cũng giống như ở nhà tôi là không được hỏi quá nhiều câu hỏi trực tiếp.

Vì vậy khi là cậu bé con đang trưởng thành, tôi sẽ chẳng bao giờ hỏi bố tôi ý nghĩa của việc ông trích dẫn thơ Frost hay thơ của bất kỳ ai. Tôi là một khán giả dễ tiếp nhận và tôi không cần phải làm gì hơn.

Hầu như ngày nào bố tôi cũng đều nói, “Ở lại với anh đi người đẹp vì ngọn lửa đang lụi tàn.”

Tôi từng hỏi ông điều đó nghĩa là gì.

“Đó là một câu trong một bài thơ,” ông luôn trả lời như vậy. Tôi không thực sự nhận ra cái điều kinh khủng mà bố tôi đã phải sống cùng cho đến khi bố tôi mất. Mặc dù có một vài ám chỉ cho cái bi kịch mà ông đã phải chịu đựng.

Vào sinh nhật thứ bẩy của tôi, khi mẹ chuẩn bị một bữa tiệc cho tôi sau khi tan học với bóng bay, bánh ngọt và thậm chí vài người bạn của tôi cũng có mặt thì bố tôi lại đột ngột về nhà sớm và thấy chúng tôi quây quần bên nhau cười nói trong phòng ăn.

Ông bước vào phòng và tất cả đều im lặng. Sự xuất hiện của cha tôi tạo ra áp lực và với đôi mắt màu đen lớn ông rõ ràng là đang giận.

Ông định nói gì đó.

“Vâng, anh yêu?” mẹ tôi nói. Bà luôn lo lắng khi để ông tham gia vào các hoạt động của gia đình. “Mọi người chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ chúc mừng Gates bé bỏng tròn bẩy tuổi.”

“Mẹ tôi chết khi tôi mới bẩy tuổi,” bố tôi nói và sau đó rời khỏi phòng.

Mẹ tôi theo ông ra ngoài.

Tôi không nhớ những gì bạn tôi và tôi nói khi đó, nhưng tôi nghĩ chúng tôi tiếp tục chơi với những món quà mà mẹ đã chuẩn bị.

Nhưng rõ ràng là bố tôi không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện hay thậm chí là ở cùng một chỗ với tôi.

Tôi từng nghe lỏm được ông nói với mẹ, “Tôi không thể đợi đến khi Machael Gates trưởng thành để tôi có thể nói chuyện đàng hoàng với nó.”

Nhưng – mặc cho sự khó chịu rõ ràng với tôi và mẹ tôi – ở miền quê và vào dịp cuối tuần, bố tôi gắn bó nhiều hơn với gia đình hơn là khoảng thời gian ở Bronxville.

Và vào những ngày trong tuần khi bố tôi “làm việc vất vả ở thành phố” thì chúng tôi có thể bơi và đi dạo trong rừng để ngửi hương thông và thưởng thức không khí Norfolk trong lành – đầy hương vị đồng cỏ và rừng cây – vào buổi tối khi đi ngủ.

Và mỗi tối khi đi ngủ tôi đều cười, nghĩ rằng mẹ có lẽ sẽ đến đánh thức tôi và dẫn tôi đến với “mặt trăng” của bà.

Nhưng Bronxville lại chả có tí hấp dẫn nào đối với tôi.

Làm sao mà tôi lại ở đây … đứng ở sân ga Bronxville … sống trong một căn hộ bé tí thay vì một trang ấp rộng lớn… không có gia đình hay bạn bè chứ? Tôi lại càng cố lau nhiều nước mắt hơn.

Một khi tôi có được việc làm ở Starbucks, tôi đã cố tìm một căn hộ khác gần cửa hàng và nhận ra rằng tôi chẳng đủ khả năng để trả tiền cho bất kỳ chỗ nào.

Tôi bắt đầu tìm kiếm ở khu Manhattan. Rồi tôi chuyển dần lên phía thượng của khu Thượng phía Tây, vượt qua Bronx, Mount Vernon và tôi thậm chí đã bắt đầu nghĩ đến tận Brewster. Chẳng có chỗ nào gần thành phố hơn mà tôi có thể trả nổi.

Một ngày khi đang trên đường đi tìm nhà trọ, tôi dừng lại ở Bronxville để ăn một cái bánh hăm-bơ-gơ tại một cửa hàng của một người bạn cấp ba. Phil nói với tôi anh ấy vẫn giữ lại ngôi nhà của bố mẹ và nó có một căn gác xép nhỏ ở tầng ba.

“Căn nhà nằm ngay cạnh đường ray xe lửa,” Phil nói với tôi, “nhưng nó thật sự rất tiện lợi và tôi sẽ cho anh thuê với giá tốt.”

Tôi bắt ngay lấy cơ hội đó. Một căn phòng nhỏ hợp với tôi. Tôi thích leo lên những bậc thang cũ kỹ và sống trong căn gác xép của một căn nhà cũ.

Tàu đã đến.

Tôi lên tàu, trộn lẫn đằng sau một đám người như những con hải ly hào hứng. Tôi biết rằng việc ủ rũ không phải là một cách tốt để bắt đầu một ngày và vì thế tôi cố gắng nhớ lại những kỷ niệm đẹp tại Bronxville.

Cha tôi tổ chức vài bữa tiệc lớn mỗi năm ở ngôi nhà của chúng tôi ở Bronxville. Ông ấy luôn tìm cách giới thiệu tôi với một ai đó mà tôi có thể thấy hứng thú. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã từng gặp E.B. White bởi vì tôi đã rất yêu thích Stuart bé nhỏ. E.B. White vô cùng nhỏ bé, tốt bụng và tò mò. Giống hệt Stuart bé nhỏ.

Sau đó khi tôi lớn hơn, bố tôi mời Brendan Behan, nhà soạn kịch nổi loạn người Ai-len đến nhà để tôi có thể gặp mặt. Tôi yêu Behan vì những bài hát điên rồ của ông ấy về những cái chuông của địa ngục có thể kêu “Ting a ling a ling cho anh chứ không phải cho tôi.”

Tôi tự nhủ với bản thân rằng tôi cũng đã có khoảng thời gian tốt đẹp ở Bronxville. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng những bữa tiệc lớn đó và cả những nhân vật văn chương nổi tiếng đều hầu như chả có ý nghĩa gì với tôi. Tôi thích có nhiều thời gian với bố mình hơn.

Ở tuổi sáu mươi tư, tôi nhắc nhở bản thân rằng tôi sẽ sớm chết thôi … giống những bài hát của Behan. Liệu tôi có muốn dành phần thời gian còn lại của mình để than khóc cho quá khứ hay không? Đã đến lúc phải phấn chấn lên để đối mặt với một vài năm ngắn ngủi còn lại trong đời.

Vì một lý do nào đó mà lúc đó tôi đã cố gắng bí mật ghi lên cái ghế tôi đang ngồi trên đường đến chỗ làm mới ở Starbucks một câu nói của F.Scott Fitzgerald “Không có cơ hội thứ hai ở nước Mỹ.”

Liệu tôi có đang thực hiện một nhiệm vụ vô vọng để bắt đầu một cuộc sống mới? Không phải cái cuộc sống mưu sinh bây giờ chính là cái mà tôi đã từng coi thường và một dấu hiệu của việc tôi đã đi sai đường?

Tôi hít thật sâu, ngôi thẳng trên ghế và cố gắng nghĩ thông suốt.

Tôi cảm thấy tôi thực sự thích làm việc với Crystal. Thật khó khăn để thừa nhận nhưng bằng nhiều cách tôi thực sự thích làm việc ở Starbucks hơn khi còn làm việc cho JWT.

Thành thật đi Mike, tôi nghĩ, tự gọi bản thân bằng cái tên được dùng cho tôi ở Starbucks. Mày thấy tốt với những gì đang làm. Chỉ bởi vì mày mặc một cái tạp dề xanh hơn là bộ quần áo hiệu Brooks Brothers không có nghĩa là mày không thể thưởng thức điều đó.

Tôi thực sự đã phá lên cười.

Âm thanh hạnh phúc đó khiến những người khác nhìn tôi.

Họ thậm chí đã chẳng để ý đến tôi đã khóc nhưng cười thì đúng là thứ kéo sự chú ý.

Khi đến ga Grand Central, tôi đã thực sự cảm thấy tốt. Tôi xuống khỏi tàu và cố đi đằng trước dòng người di chuyển lên trên. Rất ít, thậm chí chẳng có ai sẽ đi cùng tôi đến Quảng trường Thời đại để đến khu Thượng phía Tây.

Khi ép mình vào chuyến tàu, tôi thấy mình tự tin hơn.

Chả có gì sai khi làm việc ở Starbucks cả, tôi tự nói với bản thân, và điều đó còn rất đúng đắn nữa. Giờ tôi có thể tự trả tiền cho căn phòng nhỏ của mình. Nó không phải là trang ấp rộng lớn mà tôi đã từng ở hay ngôi nhà thôn quê xinh đẹp ở khu New England mà tôi sống với vợ trước và con nhưng nó giờ là nhà của tôi. Một căn phòng cho riêng tôi.

Chuyến tàu nhanh đưa tôi đến con phố Chín mươi ba.

Tôi trèo lên các bậc thang dốc để vươn tới … ánh mặt trời. Đó là một ngày đẹp ở thành phố New York… một trong những ngày mùa xuân hiếm có khi mà không khí cũng thực sự lấp lánh.

Tôi nhìn thấy cái biển hiệu màu xanh của Starbucks ở góc đường Chín mươi ba và hướng đến đó với niềm lạc quan lớn dần.

Một câu nói nữa của Fitzgerald xuất hiện trong đầu tôi. Đó là những dòng ông ấy viết cho con gái mình sau khi vợ ông ấy qua đời trong một đám cháy ở bệnh viện tâm thần tại Ashville, Bắc Carolina sau nhiều năm suy sụp. Zelda, vợ ông chưa bao giờ thực hiện được những lời hứa trước đó và Fitzgeralk đã viết, “Bà ấy đã nhận ra quá muộn rằng làm việc cũng là phẩm giá.”

Làm việc là phẩm giá, tôi lặp lại. Đó có thể là câu thần chú của tôi.

Tại sao tôi lại mất nhiều thời gian như thế để nhận ra sự thật cần thiết này chứ? Fitzgerald đã viết cho con gái ông ấy một nhận thức căn bản nhưng tôi đã cãi nhau với con gái mình Elizabeth, người mà tôi gọi là “Bis” khi con bé muốn đi làm. Khi con bé mới có mười hai tuổi, nó đã nhận được một công việc làm thêm mùa hè, đó là giúp một tay chơi tennis nhà nghề lên lịch trình và dạy. Và tôi đã từ chối công việc đó mà thậm chí còn chẳng hỏi con bé.

“Sao bố có thể làm thế?” Bis khóc và nước mắt tuôn ra từ đôi mắt con bé.

“Bố chỉ muốn con có thời gian để chỉ hưởng thụ mùa hè thôi.”

“Nhưng con thích làm việc,” Bis trả lời một cách cáu giận.

Đối với tôi, làm việc là thứ một người phải làm chứ không phải thứ mà họ nên làm. Tôi ngưỡng mộ những người không phải làm việc … và thèm khát những khoản quỹ tín thác khổng lồ mà vài người bạn giàu có của tôi có. Tôi nghĩ tôi đã giúp Bis khi bảo vệ con bé khỏi phải làm việc. Nhưng tôi đã sai.

Bis luôn muốn làm việc và hoạt động bên ngoài ngôi nhà. Thậm chí khi còn bé, con bé đã yêu thích việc đến trường. Bởi vì nó là đứa con đầu tiên của tôi nên tôi đã không biết thái độ đó là hiếm có cỡ nào. Thậm chí trước ngày đầu tiên đi học, con bé đã tự học đọc. Một ngày khi tôi đang ngồi đọc ở cái ghế bành yêu thích, Bis trèo lên lòng tôi và bắt đầu đọc những câu chữ trong một câu chuyện huyền bí của Dick Francis mà tôi đang say mê. Lúc đó con bé mới chỉ có ba tuổi và tôi đã rất ngạc nhiên! Con bé học đọc thế nào chứ? Nó tự học ư? Rồi tôi nghĩ đến một điều: Bis đã học đọc bằng việc xem Phố Sesame. Chương trình này đã dạy con bé. Tất nhiên sau này khi những đứa trẻ khác ra đời tôi mới biết rằng không phải chương trình Phố Sesame đã dạy Bis đọc – con bé chỉ đơn giản là được sinh ra với khả năng đọc phi thường cái mà nó tất nhiên không di truyền từ tôi.

Bis còn rất may mắn vì con bé xinh đẹp. Thậm chí khi còn là một đứa bé gái, khi tôi đi bộ với con bé trên đường phố New York thì có những tay nhiếp ảnh nhiệt tình quá mức sẽ dừng tôi lại và hỏi xin chụp ảnh con bé. Một người bạn đã cho con bé tham gia một bộ phim vì anh ta nói con bé là “người được tán thưởng”. Bis có mái tóc vàng óng và đôi mắt xanh. Nhưng chính sự thông minh và sự chăm chỉ muốn hoàn thành mọi việc mới là điểm đáng chú ý ở con bé. Sau tốt nghiệp trung học và cao đẳng, con bé đã theo học ở trường NYU Film và sau đó làm việc như một trợ lý cho Martin Scorsese… một ông chủ khó tính. Sau đó con bé làm việc cho Harvey và Bob Weinstein – một thách thức còn lớn hơn. Nhưng Bis dường như thích mọi công việc khó khăn mà họ giao cho nó. Và sự chăm chỉ đó đã được đền đáp. Con bé đã giúp quảng bá bộ phim Trò chơi than khóc. Nhà sản xuất đã rất ấn tượng với con bé và đề nghị nó làm đạo diễn cho một bộ phim truyện. Đây chính là giấc mơ của con bé – trở thành đạo diễn phim. Thậm chí khi còn đang làm việc cho Scorsese và Miramax con bé vẫn có thời gian hoàn thành vài bộ phim ngắn. Giờ con bé đã có cơ hội đạo diễn hẳn một bộ phim dài. Bộ phim, Vàng trên đường phố được ghi hình ở New York và Ai-len. Bis phát hiện ra rằng Ai-len là thị trường cởi mở hơn cho các nữ đạo diễn và con bé chuyển đến đó để tiếp tục công việc của mình.

Làm việc chăm chỉ là bản tính tự nhiên của con bé… Mà tại sao tôi lại không nhận ra lợi ích gì từ tấm gương của con bé nhỉ? Thái độ của con bé lý ra đã phải giúp tôi học về phẩm giá trong công việc – thậm chí khi còn làm việc như một trợ lý pha cà phê thì Bis cũng làm việc một cách nhiệt tình. Tôi giờ mới nhận ra Bis là một điều kỳ diệu – con bé không những không giống tôi ở khả năng đọc kém cỏi mà nó còn không giống tôi ở việc coi công việc như tiếng gọi thay vì một trách nhiệm.

Ý nghĩ về Bis khiến tôi thấy thoải mái hơn khi tôi mở cánh cửa và đi về phía sau cửa hàng Starbucks để chào đón thêm nhiều công việc khó khăn hơn.

Tôi đã hy vọng Crystal sẽ ở đó và giao cho tôi làm một việc gì mà không liên quan đến công việc tính tiền đáng sợ kia. Dù vô cùng lo lắng và muốn chứng minh bản thân như một Cộng sự mới của Starbucks, tôi vẫn lưỡng lự khi phải ra ngoài cùng những người khác để tiếp đón khách hàng. Tôi vẫn chưa tiếp nhận quầy tính tiền nhưng ý nghĩ đó thôi cũng khiến tôi sợ hãi. Vì vậy tôi thường đứng ở đó trong phạm vi trung lập nơi “văn phòng” của Crystal. Đó là một khoảng nhỏ với một cái bàn, ghế và một cái máy tính. Trong vài tuần trở lại đây, Crystal thường quay ra nhìn tôi sau khi tôi đứng ở đó được một lúc và hỏi, “Anh thấy công việc cọ rửa thì thế nào?”

Tôi thì thường trả lời, “Tôi sẽ không mong gì hơn!”

Cọ rửa, tôi nghĩ sẽ giúp tôi tránh được những quầy tính tiền kinh dị kia. Tôi nghĩ mình sẽ thua, thua thảm hại nếu bị bắt thanh toán tiền và nói chuyện với khách hàng cùng một lúc vì thế tôi muốn nhận được sự kính trọng của Crystal và sự phụ thuộc của cô ấy vào tôi trong một lĩnh vực mà tôi có thể học để làm được.

Tất nhiên tôi không có kinh nghiệm về cọ rửa. Ở nhà, vợ trước của tôi làm mọi công việc lau chùi và chúng tôi có người dọn dẹp tới để làm những công việc nặng nhọc như lau dọn nhà tắm và nhà bếp. Và tôi khi đó là một giám đốc điều hành cấp cao nên tôi cũng chả bao giờ dọn dẹp văn phòng của mình. Những người dọn dẹp đem theo những cái túi rác và máy hút bụi sẽ làm việc đó vào tối muộn, đôi khi vào lúc tôi chuẩn bị rời đi. Tôi tự hào là bản thân luôn lịch sự với họ nhưng thực chất chả để ý mấy đến việc làm thế nào mà họ giữ cả văn phòng sạch sẽ.

“Đây là bã kẹo cao su,” Crystal nói vào ngày đầu tiên làm việc của tôi. “Mất rất nhiều công sức để loại bỏ đám này. Chúng ta có gạch và chúng ta có cả vấn đề bã kẹo cao su. Hoặc tôi nên nói là chúng ta có cơ hội mang tên bã kẹo cao su.”

Đây đích thực là một cơ hội cho tôi.

Crystal đưa cho tôi một cái chổi chà bã kẹo. Và cô ấy chỉ cho tôi cách đổ đầy cái thùng lau dọn với nước nóng và hỗn hợp nước cọ rửa. Tôi sẽ lau và chà rồi đào cái đống bã kẹo đó bằng cái chổi và lại chà lần nữa. Chỉ vài một mét sàn cũng tốn khá nhiều thời gian. Và tôi phải tốn hàng giờ để lau sạch cả cửa hàng. Tôi chiến đấu với công việc lau dọn của mình với một thứ năng lượng điên cuồng.

Có một lần Crystal đi đến chỗ tôi và bật cười.

“Mike, tôi chưa bao giờ thấy ai lau dọn mà lại nhiệt tình đến thế.”

“Tôi thích việc này,” tôi nói và tôi thực sự nghĩ thế. Tôi có thể thấy sự thay đổi tôi đang tạo ra. Ngay cả những người Cộng sự cũng âm thầm dành cho tôi một sự kính trọng. Tôi đoán là họ đã không nghĩ rằng ông già da trắng này sẽ thích thú với công việc dọn bã kẹo cao su.

Kester cũng đến và nở một nụ cười khuyến khích khi nói với tôi, “Cẩn thận với cái nhà vệ sinh đó.”

Chắc chắn rồi vì vào một ngày Crystal nói, “Mike, tôi sẽ chỉ cho anh cách làm thế nào để thực sự lau sạch một cái nhà vệ sinh. Anh chắc cũng biết thỉnh thoảng chỗ rửa xe sẽ nói họ đang “dọn từng ngóc ngách” xe của anh phải không? Chúng ta cũng “dọn từng ngóc ngách’ của một nhà vệ sinh. Chúng ta sẽ cùng làm nó một lần. Sau đó tôi muốn anh đảm bảo là tất cả nhà vệ sinh lúc nào cũng lấp lánh.”

Crystal bảo tôi mang găng tay và đưa cho tôi một chất tẩy rửa cực mạnh. Tôi phải cúi người xuống dưới cái bệ toilet và lôi ra một đống các loại rác rưởi. Tôi ngạc nhiên khi tôi không quá bài xích công việc mà trước đây tôi đã nghĩ là hạ đẳng và là một nỗi sỉ nhục khi phải hoàn thành. Nhưng vì Crystal trông có vẻ tích cực về việc này và sự kính trọng của cô ấy đối với thách thức lau dọn một cái nhà vệ sinh khiến tôi cảm thấy hoàn toàn khác. Đối với cô ấy thì đây là một nỗ lực đáng giá và tôi là ai mà dám tranh cãi về quan điểm của Crystal đối với công việc và thế giới chứ? Tôi cũng cảm thấy một sự dâng trào adrenaline nguyên thủy theo bản năng của loài vật rằng nếu tôi có thể thành công trong việc làm gì đó cho Crystal thì tôi có thể giữ được công việc này – dù cho tôi có gặp phải khó khăn gì với quầy thanh toán hoặc những thách thức khác của môi trường bán lẻ đòi hỏi sự di chuyển nhanh chóng này. Vì vậy tôi rất vui mừng mà đi theo sự quyết tâm lạc quan của cô ấy để làm công việc vĩ đại là cọ nhà vệ sinh.

Rất nhanh, cái toilet đã thực sự lấp lánh.

Cô ấy cười.

“Mike, tôi phải nói là tôi chưa từng thấy ai cọ rửa như anh.”

Cô ấy không biết là tôi đang đánh cược cả tương lai của mình ở Starbucks để làm tốt một việc mà không ai muốn. Bằng cách đó tôi cho cô ấy thấy cô ấy không thể sa thải tôi. Tôi đã sợ mất công việc này đến mức ấy. Tôi không muốn thất bại trong cái cơ hội mà tôi cho là cuối cùng này. Độ tuổi trung bình của các Cộng sự trong cửa hàng là hai mươi. Tôi biết là tôi chả thể nào trẻ ra được thế nên tôi thật may mắn khi có được cơ hội này.

Nhưng không phải vì lớn tuổi mà tôi trở nên thông cảm hơn với người già và những người cần giúp đỡ. Hiểu và áp dụng hành vi của mình ở Starbucks không phải dễ. Nhất là lúc ban đầu.

Vào một buổi chiều, tôi vừa mới hoàn thành việc “dọn dẹp từng ngóc ngách” của nhà vệ sinh cho đến khi nó sáng bóng. Tôi nhìn thấy một người đàn ông người Mỹ gốc Phi lớn tuổi trông như vô gia cư đang hướng về phía nhà vệ sinh. Tôi chặn ông ấy lại và nói nhà vệ sinh đang đóng cửa để lau dọn – một lời nói dối mà tôi nghĩ ra vì sợ phải thu dọn cái đống lộn xộn mà ông ta có thể tạo ra.

Crystal nghe thấy và ra hiệu cho tôi đi vào văn phòng cô ấy – việc này không phải tín hiệu tốt. Tôi biết rằng cô ấy chẳng bao giờ la mắng ai trước mặt khách hay thậm chí những Cộng sự khác. Cô ấy sẽ kéo bạn ra nói chuyện riêng trong văn phòng của cô ấy.

“Mike, đừng bao giờ từ chối khi ai đó muốn dùng nhà vệ sinh,” cô ấy nói bằng giọng trầm và giận dữ.

“Nhưng ông già đó không phải khách hàng, ông ta không thể đủ tiền để trả” –

“Ông ấy có thể không phải là khách hàng nhưng bất kỳ ai bước vào cửa thì đều là khách. Điều này khiến Starbucks khác biệt so với bất kỳ chỗ nào ở New York này. Anh không để ý thấy là chả có cái nhà vệ sinh công cộng nào ở cái thành phố này à?”

Vì một lý do nào đó, có thể là bởi vì tôi đã làm việc rất chăm chỉ để dọn dẹp đống bẩn thỉu đó nên tôi đã cãi lại.

“Nhưng việc cung cấp nhà vệ sinh cho người vô gia cư không phải việc của Starbucks.”

Crystal không nói gì … trong khoảng ba mươi giây. Tôi có thể thấy cô ấy giận điên lên. Mắt cô ấy trừng lớn trong cơn giận dữ.

Tôi im luôn. Thế nào mà tôi lại giẫm lên đám mìn đầy cảm xúc chỉ trực bùng nổ này. Tôi thấy thật kinh khủng và sợ hãi.

“Nghe đây.” Giọng của cô ấy thật xa cách; tôi có thể cảm thấy cô ấy đang đấu tranh để không mắng tôi. “Trong cửa hàng của tôi, cửa hàng của chúng ta, chúng ta … chào đón mọi người. Đừng từ chối bất kỳ ai nếu họ muốn dùng nhà vệ sinh, đặc biệt là những người thật sự cần sự chào đón chứ không phải một kẻ nữa muốn khinh bỉ họ.”

Cô ấy đã không nói “không phải một kẻ da trắng nữa” khinh bỉ họ nhưng tôi có thể hiểu được nó có nghĩa đó. Hoặc có lẽ tôi đã quá nhạy cảm. Tôi hiểu rằng tôi đã mắc một sai lầm lớn. Crystal và Starbucks không đối xử với người ta như thế này.

Tôi đi ra ngoài cửa để cố gắng tìm người đàn ông đó nhưng ông ấy đã đi. Lời từ chối của tôi có lẽ chả phải lạ lẫm gì với ông ấy vì New York không phải là một thành phố thân thiện với những người cố gắng tìm một cái nhà vệ sinh. Nhưng tôi đã học được một bài học đắt giá ngày hôm đó. Sự ngạo mạn của tôi đã quay lại ngay khi tôi nghĩ mình đã làm được một việc ra trò. Thật đáng buồn!

Ngày hôm sau, Crystal cũng không nhắc lại việc đó nữa. Tôi biết được Crystal không để bụng. Cô ấy sẽ nói cho bạn biết khi không thích bạn làm việc gì đó ngay khi bạn làm điều đó. Và cô ấy không bao giờ nhắc lại nó.

“Giờ chúng ta sẽ chuyển ra khu vực bên ngoài,” cô ấy hướng dẫn. Cô ấy giao cho tôi lau sạch hành lang cùng với toàn bộ cửa sổ và cạnh cửa sổ.

Một tuần sau, cô ấy để tôi đứng một bên. “Tôi đã quyết định sẽ chuyển anh thành Giám sát viên của nhiệm vụ cọ rửa,” cô ấy tuyên bố. “Thỉnh thoảng tôi sẽ giao cho những Cộng sự khác giúp đỡ anh và anh có thể giám sát công việc.”

Tôi rất phấn khởi. Được thăng chức! Tôi đã được lập trình ở JWT để cảm thấy phấn khởi mỗi khi được thăng chức. Từ một người viết nội dung đến giám đốc sáng tạo rồi phó chủ tịch và cuối cùng là phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc sáng tạo là những khoảng khắc tuyệt vời. Mỗi lần thăng chức đều được tăng lương, nhận được những lời khen ghi đầy trong những mẩu giấy chúc mừng và những bữa tiệc tối ở nhà hàng sang trọng cùng với sự gia tăng về đặc quyền so với những người cùng trang lứa với tôi. Nhưng rồi tôi điếng người nhận ra rằng tôi không còn ở trong cái thế giới mà những điều đó có ý nghĩa. Đây không phải là một tập đoàn lớn với những nấc thang mà ở đó chức danh của bạn là quan trọng … Mày đang cọ rửa nhà vệ sinh đó, Chúa tôi! Tôi nghĩ và tự cười bản thân … thứ mà tôi chưa bao giờ làm trước đây.

Giờ đây đứng ở trong văn phòng nhỏ của Crystal, tôi hy vọng được làm nhiều công việc cọ rửa hơn. Như thế nghĩa là tôi lại có một ngày an toàn với cái quầy tính tiền.

“Này, Mike,” Kester nói khi lướt qua, “Anh làm ăn sao rồi?”

“Tốt,” tôi nói, “Tôi hy vọng được làm công việc cọ rửa ngày hôm nay.”

“Con mẹ nó, không đùa chứ,” Kester nói và chúng tôi phá lên cười trước cái kiểu ám chỉ không được phổ biến lắm của anh ấy.

Crystal xoay người trên ghế trước mặt cái máy tính để nhìn chúng tôi.

“Không dùng lời thô tục ở đây,” cô ấy nói, rõ ràng là không vui vẻ gì. Kester nháy mắt với tôi và tiếp tục đi ra ngoài.

“Cậu ta chỉ đùa thôi mà,” tôi nói một cách ngu ngốc. Kester chả cần tôi phải bảo vệ. Và Crystal thì đang cáu. Sao tôi không im miệng đi nhỉ?

“Mike, để tôi giải thích cho anh,” Crystal đẩy ghế lùi lại.

Cô ấy chỉ vào một tờ giấy được đính trên bức tường đằng sau tôi.

“Đó là tờ giấy ghi những quy tắc không thể thỏa hiệp của chúng tôi … hãy đọc cho tôi nghe quy tắc đầu tiên.”

Crystal nghe như một giáo viên đang giận dữ. Vậy thì tôi sẽ cho cô ấy thấy. Giờ tôi có thể đọc được rồi! Tôi đọc “quy tắc không thể thỏa hiệp” đầu tiên với giọng to, rõ và đầy tự tin: “Tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời và đối xử với nhau bằng sự kính trọng và nhân phẩm.”

Crystal đứng lên. Thậm chí khi tôi đã đọc nguyên tắc không thể thỏa hiệp đầu tiên của Starbucks một cách dõng dạc như vậy thì cô ấy vẫn bực bội vì điều gì đó.

“Sự tôn trọng,” cô ấy nói, lướt qua mặt tôi để chỉ vào từ đó. “Tôi không nghĩ sử dụng ngôn ngữ đường phố ở đây là tôn trọng.”

Cô ấy bỏ tay xuống và giọng thì trầm hơn.

“Mike, tôi không có ý định trút giận lên anh như thế này. Điều đó là không tôn trọng!” Cô ấy cười. Crystal có vẻ như đã lấy lại bình tĩnh.

“Đời thế đấy,” cô ấy nói, chậm rãi, kéo dài mỗi từ, “trước khi tôi đến đây, tôi chẳng được ai tôn trọng cả… lúc nào cũng thế. Tôi chưa từng được nghe từ đó. Mẹ tôi là một kẻ nghiện chất kích thích. Bà ấy chết khi tôi mười hai tuổi. Tôi được giao cho một người dì và dì cũng có hai đứa con.” Crystal vung tay lên trong một tư thế khoa trương. “Tôn trọng ư? Trong cái căn nhà điên rồ đó ư? Giờ thì tôi không oán bà ấy nữa vì tôi có thể thấy bà ấy lớn lên như thế nào nhưng tôi đã thực sự bị tổn thương vì bà ấy không cần tôi. Bà ấy chắc chắn là đã chả cho tôi tí tôn trọng nào. Dì tôi ghét tôi. Bà ấy ghét những người da trắng.”

Crystal nhìn tôi như thể muốn nói, Giờ thì anh hiểu ra chưa?

“Bà ấy gọi người da trắng là ‘kẻ thù’”. Có vẻ như Crystal đang cố khiến tôi kinh ngạc khi tiết lộ một người có thể thô lỗ đến mức nào.

Tôi bị sốc. Tôi hoàn toàn im lặng.

“Dì tôi không đối xử với tôi như kẻ thù nhưng bà ấy khiến tôi cảm thấy mình như một người xa lạ không được chào đón trong nhà. Vì tôi đến Starbucks nên tôi mới được chào đón.”

Crystal quay người và ngồi xuống, một lần nữa trở thành quản lý nhà hàng thư thái.

“Tôi xin lỗi,” tôi nói.

“Đừng xin lỗi, Mike. Thứ tôn trọng này có lẽ cũng mới đối với anh.” Cô ấy cười. “Tôi đã ở đây nhiều năm mà tôi vẫn thấy mới với chuyện này. Anh không thể hiểu nó chỉ trong một đêm. Tôi vẫn còn đang học đây này. Nhưng tôi muốn giải thích cho anh hiểu tại sao chuyện này lại quan trọng với tôi đến vậy.”

“Đúng, tôi để ý thấy mọi người ở Starbucks lịch sự hơn.”

Tôi để ý thấy từ ngày đầu tiên bước qua cánh cửa Starbucks tôi đã được đối xử với sự tôn trọng. Khi cần tôi làm điều gì đó, Crystal và các Cộng sự luôn nói, “Mike, anh có thể giúp tôi một việc không?” Chẳng bao giờ có mệnh lệnh nào được đưa ra. Tôi cũng nhận ra mình nhận được sự kính trọng cá nhân bởi vì đã xử lý tốt việc cọ rửa và một vài nhiệm vụ khó khăn hơn của công việc. Nhưng có lẽ Crystal nghĩ là tôi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của khái niệm tôn trọng.

“Những Cộng sự còn hơn cả lịch sự,” Crystal nói, phản ứng lại cái từ mà tôi đã sử dụng thay thế cho từ tôn trọng. Cô ấy rõ ràng là thất vọng với phản ứng của tôi. Tôi có thể thấy điều đó. Trong mắt Crystal tôi vẫn chưa thực sự hiểu điều đó. Sự lịch thiệp không phải là tôn trọng.

“Rồi anh sẽ hiểu thôi,” cô ấy nói, như thể đọc được ý nghĩ của tôi. “Nó sẽ mất chút thời gian. Này, tôi có một dự án cọ rửa cho anh hôm nay đấy … nếu anh thích? Chính là lau dọn cái văn phòng này.”

Cô ấy chỉ mọi thứ bao phủ bề mặt xung quanh cô ấy.

“Tôi rất sẵn lòng!” tôi hốt hoảng la lên. Lại một ngày dọn dẹp nữa – cách xa khỏi cái quầy thanh toán.

Crystal cười trước sự nhiệt tình của tôi.

“Tốt,” cô ấy nói. “Tôi sẽ chạy ra phía trước để kiểm tra và đảm bảo mọi thứ đều ổn. Và hy vọng lúc tôi quay lại thì chỗ này đã được dọn sạch!”

Crystal đứng lên và đôi giầy đen của cô ấy khiến tôi chú ý.

Cô ấy nhanh chóng đi ra phía ngoài. Cô ấy luôn làm mọi việc với một năng lượng tích cực.

Mình có thể hưởng ké một chút động lực tiến về phía trước đó, tôi tự nhủ.

Đột nhiên tôi nhớ đến người bạn của tôi là Gordon Fairburn, người luôn tràn đầy động lực tiến về phía trước trong cuộc đời quá đỗi ngắn ngủi của mình. Tôi mường tượng lại lần cuối đến thăm Gordon và khoảnh khắc lúc rời đi. Tôi đang ở trên con đường vào nhà cậu ấy và hướng về chiếc xe của mình. Cậu ấy nằm trên giường ở trên lầu, vây quanh bởi vợ và những đứa con và đang chết dần vì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cửa sổ phòng ngủ của cậu ấy mở rộng ra phía con đường vào nhà vào ngày xuân đó. Tôi nghe thấy cậu ấy cất giọng hát cao và tuyệt đẹp để hát một bài hát cũ cho tôi: “Mong những con đường hạnh phúc đến với anh … cho đến khi chúng ta gặp lại nhau!”

Tôi hát đoạn cuối với cậu ấy. Chúng tôi đã hát bài hát cuối cùng đó với nhau. Rồi tôi lên xe, giơ tay ra vẫy và lái đi. Chúng tôi đã cùng hát rất nhiều bài hát khi còn ở Buckley. Gordon là người bạn duy nhất của tôi ở đó. Chúng tôi còn học chung lớp ở Yale. Rất nhiều đêm ở New Haven đã kết thúc bằng cảnh Gordon ngồi bên chiếc đàn piano còn tôi và những đứa bạn khác thì tựa vào cây đàn và hát những bài hát cũ. Ngay cả khi đã tốt nghiệp chúng tôi cũng thích gặp nhau để cười và để hát. Gordon là người bạn lâu năm nhất của tôi. Cái ngày mùa xuân của vài năm trước, cậu ấy đang hấp hối. Giờ cậu ấy đã qua đời.

Tại sao tự nhiên tôi lại nghĩ đến cậu ấy sau khi Crystal nói chuyện với tôi chứ?

Một năm trở lại đây, khi mà cuộc đời tôi tan nát, tôi đã rất nhớ cậu ấy. Gordon luôn có khiếu hài hước thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Cậu ấy thích dẫn lời một cô gái Áo mà cậu ấy yêu vào cái mùa hè chúng tôi tốt nghiệp. Khi chia tay, cô gái đã nói, “Đây là một bi kịch nhưng không quá nghiêm trọng.”

Gordon có cái nhìn rất tốt về mọi thứ. Tôi đi theo hướng quảng cáo còn cậu ấy thì theo học Thần học ở Yale và trở thành một bác sĩ trị liệu thành công, điều mà cậu ấy thích.

Gordon cũng giống Crystal khi cùng có tuổi thơ cơ cực. Bố cậu ấy là kẻ nghiện rượu và ly hôn với mẹ cậu ấy khi Gordon còn bé. Cậu ấy dễ bị tổn thương về thể chất. Nhưng cậu ấy luôn thích hát và yêu đời. Gordon sẽ thích biết mấy nếu vẫn còn sống! tôi nghĩ. Cậu ấy chắc sẽ thích giúp tôi giải quyết vấn đề, định hướng lại để thấy ánh sáng hy vọng. Cậu ấy sẽ thích có cơ hội để trải nghiệm những vấn đề của tôi ấy chứ.

Tôi bật cười. Âm thanh đó vang dội trong không gian nhỏ. Crystal và Kester vẫn ở phía trước với những Cộng sự khác. Đã đến lúc tôi mặc cái tạp dề xanh của mình, và bắt đầu giúp Crystal với dự án cọ rửa của cô ấy.

Có lẽ đã đến lúc tôi biết ơn khoảng thời gian có thêm này. Tôi vẫn còn sống chứ chưa qua đời như người bạn thân yêu của tôi. Tôi vẫn có thể hát và cười. Có lẽ, tôi nghĩ, tôi nên dành nhiều thời gian hơn để hát và cười và dành ít thời gian để khóc than về quá khứ.

Kỷ niệm của tôi về Gordon đã dũng cảm hát vang như thế nào ngay cả khi phải đối mặt với cái chết mười mươi đã khiến tôi hiểu ra mình ngu xuẩn đến thế nào. Tôi phải dừng việc quá xem trọng bản thân. Đúng vậy, tôi đã mất nhiều thứ. Tôi đã trải qua nhiều việc. Nhưng tôi vẫn còn sống và ở quán Starbucks này tôi được Crystal đối xử với sự tôn trọng. Tôi đã học được rằng có rất nhiều phẩm giá trong công việc vất vả này. Thậm chí là việc cọ rửa nhà vệ sinh! Tôi nên hát và cười nhiều hơn. Vì niềm kính trọng đối với Gordon và cuộc đời kỳ diệu đầy đầy sức sống của cậu ấy. Vì sự tôn trọng của Crystal và những gì cô ấy đã dạy tôi. Vì sự tôn trọng cho bản thân tôi và cuộc đời mới này.

 

Lật ngược (Flipped): Thì ra tớ thích cậu đến thế

Lật ngược (Flipped) là bộ phim lãng mạn dành cho … trẻ em. Vì sao ư? Vì nam và nữ chính đều chỉ mới có 11-12 tuổi thôi ạ. Thế nên nếu bạn đang mong chờ những cảnh mùi mẫn, bốc cháy thì đừng xem. Phim này chỉ có dễ thương, dễ thương và dễ thương thôi.

Lật ngược (Flipped)
Lật ngược (Flipped)

Bối cảnh là những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 tại Mỹ. Cậu nhóc Bryce cùng gia đình chuyển đến nơi ở mới và làm hàng xóm với cô bé Juli. Khi đó mới học lớp 2 nhưng Juli vừa nhìn thấy Bryce là đã trúng tiếng sét ái tình. Và cô nàng còn nhầm tưởng sự lạnh lùng của Bryce là do cậu nhóc xấu hổ.

Thế nhưng đến khi hai cô cậu lên cấp 2 Juli vẫn chưa có được tình cảm của Bryce cho dù cậu chàng đã có đến vài cô bạn gái. Điều này vẫn không ngăn được Juli thích Bryce, thậm chí cô bé còn rất vô tư đều đặn tặng trứng cho nhà cậu bé. Phải nói rằng Juli mà một cô bé rất đáng yêu, chân thành và chăm chỉ.

Con cậu nhóc Bryce thì sao? Cậu ta chẳng qua là hơi không thích con gái chủ động như Juli thôi. Ngoài ra gia đình cậu ta cũng khá là chảnh dù không xấu tính. Và đỉnh cao của cái sự chảnh này là họ chả bao giờ ăn trứng mà Juli cho chỉ vì sợ nhiễm khuẩn. Chả là họ nghĩ trứng gà tự nuôi chắc không vệ sinh lắm. Và họ đơn giản là vứt số trứng đó vào thùng rác.

Lật ngược (Flipped)
Lật ngược (Flipped)

Thật không may là Juli lại biết được và quyết định nghỉ chơi với Bryce. Còn cậu nhóc thì vừa cảm thấy tội lỗi vừa thấy hụt hẫng vì không có Juli. Thêm nhiều hiểu lầm nữa xảy ra khiến mối quan hệ của hai cô cậu tưởng như rạn nứt. Đến lúc này Bryce mới nhận ra hóa ra Juli vừa xinh đẹp lại lương thiện và không giả tạo, nhàm chán hay kiểu cách như mấy cô bạn gái trước của mình.

Vào một ngày đẹp trời, họ làm hòa với nhau. Sau đó thì sao? Sau đó thế nào thì khán giả tự tưởng tượng. Câu truyện khép lại ở hình ảnh hai cô cậu cùng vun trồng một cái cây trước sân nhà.

Lật ngược (Flipped) là bộ phim nhẹ nhàng, hài hước và phù hợp cho gia đình. Trong phim, người xem cũng thấy rất nhiều bài học quý giá về tình bạn, sự trung thực, bao dung và việc trân trọng những người xung quanh.

Starbucks đã cứu cuộc đời tôi như thế nào – Chương 2

Chương 2: Sự thật phũ phàng

“Hãy tưởng tượng tất cả chúng ta đều giống nhau. Hãy tưởng tượng chúng ta đều có chung quan điểm chính trị, tôn giáo và đạo đức. Hãy tưởng tượng chúng ta đều thích một loại âm nhạc, nghệ thuật, đồ ăn và cà phê. Hãy tưởng tượng chúng ta đều có cùng vẻ ngoài. Nghe có vẻ nhàm chán nhỉ? Sự khác biệt không phải là thứ chia rẽ chúng ta. Hãy yêu quí sự đa dạng. Nhân phẩm là quyền con người của mỗi chúng ta.”

THÁNG TƯ

Một vài tuần khổ sở trôi qua và tôi vẫn không nhận được tin gì từ Crystal. Mỗi giây phút tôi đều mong chờ cuộc gọi của cô ấy trong lo lắng cố ý hoặc vô ý. Tôi tiếp tục đi đến quán Starbucks ở góc đường 78 và Lexington nơi chúng tôi đã gặp, hy vọng có thể nhìn thấy cô ấy ở đó nhưng cô ấy chưa bao giờ xuất hiện.

Tôi cũng tiếp tục gọi điện cho các khách hàng tiềm năng đối với công việc quảng bá của mình nhưng hộp thư thoại của tôi vẫn trống không. Hơn bất kỳ lúc nào, tôi cần một công việc, bất kỳ việc gì. Khi tôi gặp Crystal lần đầu tiên, tôi đã không thực sự nghiêm túc về ý tưởng làm việc tại Starbucks. Nhưng qua một vài tuần trở lại đây, khi đợi chờ cuộc gọi của cô ấy mà không có bất kỳ một lựa chọn nào khác để tôi hy vọng, thì tôi đã nhận ra rằng Starbucks có thể cho tôi một lối thoát – có lẽ là lối thoát duy nhất – để chi trả cho cuộc phẫu thuật não sắp tới và hỗ trợ đứa con trai bé bỏng và những đứa con khác của tôi. Để hỗ trợ bản thân tôi nữa. Tôi đang phải đối mặt với thực tế, ở cái tuổi già nua này, rằng tôi gần như không thể tự nuôi sống mình. Tôi đã để lại cho vợ trước căn nhà lớn và đang dùng đến những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng và giờ tôi phải đối mặt với việc có thể không trả nổi tiền thuê nhà tháng sau. Tôi trở nên tuyệt vọng hơn vài tuần trước. Bất kỳ khi nào điện thoại của tôi reo, tôi đều khẩn cầu đó là Crystal.

Tôi đã làm gì sai trong buổi phỏng vấn ư? Tôi tự hỏi. Hay đã nói gì không đúng? Hay tôi không phải là người thuộc giới tính, dân tộc hay độ tuổi mà Crystal muốn làm việc cùng?

Khi ngồi chờ điện thoại reo, tôi nghĩ lại những buổi thử vai cho các quảng cáo trên truyền hình mà tôi đã thực hiện vài thập kỷ trước. Khi đó tôi đã không ngần ngại loại các ứng cử viên chỉ vì những lỗi nhỏ. Nếu một diễn viên nam có nụ cười quá sáng hoặc không đủ sáng, hoặc nếu một cô gái trẻ có giọng không chuẩn, thì người đó sẽ bị loại. Khi tuyển dụng, tôi chọn những người giống mình, với bối cảnh gia đình giống mình. Giờ đây khi mỗi ngày lại trôi qua mà Crystal vẫn không gọi thì tôi càng chìm sâu vào cái cảm giác rằng có thể Crystal cũng nghĩ theo cách đó: Làm việc dễ dàng và tránh xa những người khác mình.

“Sự đa dạng” là một từ ngữ vĩ đại trong thời đại ngày nay. Nhưng rất ít người mà tôi biết thật sự vượt qua được tầng lớp xã hội và bối cảnh gia đình – đặc biệt là trong việc tuyển dụng người sẽ làm việc với họ mỗi ngày. Ở các tập đoàn Mỹ, sự đa dạng là một mục tiêu hấp dẫn mà mọi người biết làm thế nào để thực hiện nhưng rất ít người thực sự làm được điều đó. Thực chất nó chỉ là một từ mà chúng ta thảo luận theo một cách mơ hồ khi chính phủ đang nghe ngóng.

Hy vọng duy nhất của tôi là Crystal cần đủ nhiều nhân viên mới – hoặc đủ can đảm – để cho tôi một cơ hội. Điều này có quá mỉa mai không khi tôi lại đi hy vọng rằng Crystal sẽ nhân từ hơn tôi?

Tôi ép bản thân không được nghĩ đến chuyện này. Và rồi một ngày khi tôi đang ở ga Grand Central, điện thoại của tôi reo vang.

“Mike?”

“Đúng?” tôi trả lời với giọng ngờ vực. Giọng của người ở đầu dây bên kia không giống bất kỳ ai mà tôi biết.

“Tôi là Crystal.”

Thái độ cảnh giác của tôi lập tức thay đổi.

“Ồ, xin chào!” tôi nói một cách nhiệt tình. “Thật tốt được nghe giọng cô!”

“Anh có cần một công việc nữa không…,” cô ấy dừng lại và tiếp tục một cách thật ngầu, “làm việc cho tôi?” Nghe như thể cô ấy rất sẵn lòng nghe một câu trả lời không và tiếp tục ngày làm việc của mình. Tôi tưởng tượng cô ấy có một danh sách những ứng viên tiềm năng mà cô ấy đang nghiên cứu. Và hầu hết những người trong danh sách này có lẽ đều phù hợp làm việc cùng cô ấy hơn là tôi.

“Có, tôi thực sự muốn làm việc với cô,” tôi gần như hét vào điện thoại. “Tôi mong đợi được làm việc với cô và nhóm của cô.”

Bình tĩnh lại, Mike, tôi tự nói với bản thân như vậy. Đừng có tỏ ra nhiệt tình quá. Và tại sao tôi lại nói đến “nhóm” nhỉ? Crystal đã nói về “cộng sự”. Tôi biết rằng mỗi công ty có một ngôn ngữ riêng mà bạn phải theo nếu bạn muốn được đối xử tốt. Tôi đang muốn hòa nhập vào môi trường này đến phát điên lên được. Bình tĩnh lại, tôi nói với bản thân mình, hoặc là mày sẽ thổi bay cơ hội cuối cùng này đi mất.

Nhưng có vẻ điều này chẳng quan trọng – Crystal không thực sự lắng nghe. Bạn có biết khi bạn đang nói chuyện với ai đó trên điện thoại và người đó chỉ vờ lắng nghe khi mà họ đang làm điều gì đó khác họ cho là quan trọng là như thế nào không? Tôi đã cảm thấy như vậy vào cái ngày đó khi nói chuyện với Crystal. Đối với tôi, cuộc gọi này là vô cùng quan trọng. Đối với cô ấy thì đây chỉ là một trong những việc cần làm trong một ngày bận rộn thôi.

Cái cách bình thản mà cô ấy cho tôi một công việc thật là một điều sỉ nhục.

“Được rồi,” cô ấy nói. “Hãy đến cửa hàng của tôi ở góc phố 93 và Broadway vào lúc ba giờ rưỡi chiều mai.”

“Góc phố 93 và Broadway?” tôi lặp lại, ngạc nhiên bởi địa chỉ nơi đó.

“Đúng.” Cô ấy nói như thể cô ấy đang hướng dẫn một đứa trẻ ba tuổi. “Chín mươi ba … và … Broadway, và đừng đến muộn đấy.”

Tôi hơi bối rối. “Nhưng chúng ta gặp mặt ở cửa hàng góc phố 78 và Lex cơ mà.”

“Thì sao?” Cô ấy nghe như thể đang đe dọa. “Tôi gặp anh ở đó vì chúng tôi có một buổi tuyển dụng ở đó. Đó là cách mọi việc được thực hiện ở Starbucks.”

Crystal đang dùng cái giọng mà tôi biết rõ. Tôi đã dùng cái thái độ cứng nhắc chỉ có trong các doanh nghiệp đó khi đuổi những người mà tôi không muốn gặp.

“Ở Starbucks,” cô ấy tiếp tục, “chúng tôi chọn một cửa hàng, mở một buổi tuyển dụng, và quản lý của các cửa hàng đang cần người sẽ đến phỏng vấn ứng viên. Nhưng thế không có nghĩa là anh sẽ làm việc tại cửa hàng đó. Tôi là quản lý của cửa hàng ở đường Chín mươi ba và Broadway.” Cô ấy ngừng lại và nói tiếp, “Anh có vấn đề gì với việc đó không?”

Cô ấy lại dùng cái giọng đe dọa đó một lần nữa. Có hay không? Cô ấy còn những người khác trong danh sách để gọi và đang rất sẵn lòng kết thúc cuộc gọi này. Tôi có thể cảm thấy cô ấy chẳng thích lắm việc đề nghị cho tôi công việc này.

“Không có vấn đề gì,” tôi nhấn mạnh để đảm bảo với cô ấy. “Tôi sẽ có mặt ở đó đúng giờ vào ngày mai.”

Tôi nghe như thể – thậm chí chính tôi cũng thấy thế – một lão già nói chuyện như một đứa trẻ mới đến trường. Thật xấu hổ!

“Nếu anh muốn làm việc, hãy mặc quần đen, giầy đen, và một cái áo trắng. Có vấn đề gì không?”

“Được,” tôi trả lời.

Cô ấy cúp máy. Thậm chí cô ấy còn chẳng nói tạm biệt.

Chết tiệt! Cuộc gọi ngắn ngủi đó khiến tôi thật căng thẳng. Trong vài tuần trở lại đây, khi mà thực tế của cuộc sống khó khăn càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi, thì tôi cố gắng bắt lấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc tôi có thể có cơ hội duy trì vị trí của mình ở tầng lớp trên của xã hội Mỹ thay vì rớt không phanh xuống những tầng đáy – để tránh bị chìm ngỉm trong nỗi tuyệt vọng. Những ngày qua khi chờ đợi cuộc gọi của Crystal, cái viễn cảnh phải làm việc tại Starbucks khiến tôi vô cùng xấu hổ nhưng tôi tự nói với bản thân rằng ít nhất tôi được làm gần nơi tôi đã lớn lên. Đó là một khu vực tốt. Nơi đó sẽ an ủi tôi trong quá trình chuyển đổi từ tầng lớp thống trị xuống tầng lớp phục vụ. Trong sự suy sụp rõ ràng đến không thể chối cãi của bản thân về mặt tài chính và cả địa vị xã hội thì con phố Bảy mươi tám là một niềm an ủi nho nhỏ.

Dù là nó ở đâu đi chăng nữa thì tôi cũng chưa bao giờ đi đến khu vực đường Chín mươi ba và Broadway cả. Nguyên tắc của tôi khi sống ở New York City là không bao giờ đi lên quá đường Mười chín phía đông hoặc xuống quá Grand Central. Giờ thì tôi chuẩn bị làm việc tại cái nơi mà tôi hình dung là một khu vực rất nguy hiểm. Nơi đó rõ ràng là xa khu vực Bờ Đông thượng Manhattan, nơi mà tôi coi là nhà.

Và tôi cũng không thích thái độ của Crystal đối với tôi. Cô ấy làm như tôi là thằng ngốc không bằng. Tôi cảm thấy cô ấy rất không công bằng. Và rồi tôi hối hận khi nhớ ra mình cũng từng đối xử với một cô gái trẻ người Mỹ gốc Phi làm việc cho tôi tại JWT với cùng một kiểu thái độ khinh khỉnh đó. Jennider Walsh được tuyển trong chiến dịch tuyển dụng những người thuộc bộ phận thiểu số mà chúng tôi thực hiện hồi thập niên Bảy mươi. Đó là một biểu hiện, một nỗ lực ngắn hạn của chúng tôi để thực hiện việc đa dạng hóa.

Chỉ đơn giản bởi vì cô ấy là một phần của chiến dịch tuyển dụng những người thuộc tầng lớp thiểu số này, Jennifer khiến tôi nghi ngờ khả năng của cô ấy. Tôi được giao nhiệm vụ làm người hướng dẫn cho cô ấy. Thế nhưng cho đến tận sau cuộc gọi của Crystal ở Grand Central, tôi chưa bao giờ hiểu cái cảm giác bị bỏ qua chỉ bởi sự khác biệt về hoàn cảnh. Trái tim tôi nặng trĩu khi tôi nhận ra mình đã có thái độ đầy định kiến như thế nào đối với những người có hoàn cảnh khác biệt với mình ở JWT. Ở công ty, chúng tôi đều thích thú cái sự thật là hầu hết mọi người đều học ở các trường danh tiếng và lâu đời. Chúng tôi nghĩ mình chính là tinh anh của giới quảng cáo. Chúng tôi đều cho rằng việc tuyển dụng bất kỳ ai không tốt nghiệp các trường tốt nhất của tốt nhất đó thì đều khiến thứ hạng của chúng tôi bị tụt theo – và rất nhiều những người như thế được tuyển trong chiến dịch đó.

Jennifer rất dễ thương nhưng cô ấy chỉ tốt nghiệp chương trình hai năm ở trường cao đẳng và tôi chưa bao giờ coi công việc của cô ấy ở JWT là nghiêm túc. Tôi đã bảo cô ấy đọc các quảng cáo trong vài tuần mà chẳng thèm hướng dẫn cô ấy viết bài nào. Sau đó tôi giao cho cô ấy nhiệm vụ viết một bài quảng cáo trên báo cho Ford. Đó là quảng cáo đầu tiên của cô ấy.

Jennifer tới văn phòng của tôi. Rõ ràng là cô ấy sợ đến cứng đờ khi tiến về phía chiếc bàn làm việc lớn của tôi. Điều này càng khiến cho tôi nghĩ rằng cô ấy không hợp với JWT vì chúng tôi phải cho khách hàng thấy sự tự tin của mình. Tôi đã đổ lỗi cho Jennifer chỉ vì cô ấy cảm thấy bất an trong môi trường hoàn toàn mới này. Khi đọc bản nháp quảng cáo của cô ấy, tôi nhận ra cô ấy đã chép lại y nguyên một đoạn từ một quảng cáo khác của Ford mà tôi đã đưa cô ấy đọc. Đây chính là cái kiểu đạo văn bị ghét cực kỳ ở JWT. Có lẽ bởi vì chúng tôi là những người viết nội dung nên chúng tôi không thể chịu nổi việc ai đó chép lại lời của người khác. Jennifer đã phạm phải một tội không thể bỏ qua trong khi làm việc. Ít nhất đó là những gì tôi thấy được lúc đó.

Giờ nghĩ lại, tôi nhận ra cô ấy có lẽ không biết điều đó là vi phạm quy định và tôi tất nhiên cũng chẳng chỉ ra cho cô ấy. Tôi thậm chí còn chẳng thèm cân nhắc lại. Lỗi lầm ngu xuẩn này của cô ấy đã cho tôi một cái cớ. Tôi đi thẳng tới ban quản lý và nói với họ rằng Jennifer có thể sẽ là một thư ký tốt một ngày nào đó nhưng cô ấy không có “những thứ cần thiết” để nắm bắt thứ nghệ thuật cao siêu của quảng cáo. Tôi không có thời gian cho cô ấy và cả cái ý tưởng đa dạng hóa.

Sau khi chứng kiến sự hờ hững của Crystal trong việc xử lý cái cơ hội việc làm mà với tôi thì vô cùng quan trọng, tôi nhận ra trong sợ hãi rằng mình thật tàn nhẫn biết bao khi “giúp đỡ” Jennifer. Tôi đã từng là một kẻ đạo đức giả trong đám những kẻ cổ hủ tự tung hô bản thân vì đã tin tưởng vào cái lý thuyết về sự tiến bộ của tầng lớp thiểu số, trong khi thực tế lại làm mọi thứ có thể tại nơi làm việc – nơi mà tôi có quyền kiểm soát – để lý thuyết này không thực hiện được. Dù cố ý hay vô ý thì tôi cũng đã làm hỏng nỗ lực của Jenniver khi muốn hòa nhập vào cái thể giới nhỏ của tôi chỉ bởi vì cô ấy là người Mỹ gốc Phi và không có được sự giáo dục cũng như kinh nghiệm mà tôi coi trọng.

Jennifer sau đó bị chuyển sang làm công việc văn phòng nào đó ở bộ phận nhân sự và tôi hoàn toàn quên mất cô ấy cho đến giờ phút này. Giờ tôi cảm thấy thật kinh khủng. Tôi tưởng tượng việc Crystal coi tôi là một lão già da trắng ngu ngốc mà cô ấy đã sai lầm khi cho tôi một công việc. Tôi sẽ không hợp với thế giới của cô ấy hoặc không đủ tốt để đáp ứng những yêu cầu của cô ấy – đúng như những gì tôi cảm nhận về một cô gái Mỹ da đen trẻ tuổi vài thập niên trước.

Tôi cũng muốn tự đá bản thân vì đã không nghe lời con gái mình, Laura, trong suốt nhiều năm. Laura có mái tóc màu nâu rực rỡ tôn lên đôi mắt màu hạt dẻ lấp lánh. Và giờ tôi vẫn có thể nhớ lại hình ảnh con bé lắc đầu trong giận dữ vì tôi không chịu “hiểu vấn đề”. Con bé đã dành nhiều thời gian để giới thiệu cho tôi một cách nhìn nhận thực tế hơn về thế giới và bởi vì tôi quá là không tinh tế, tôi đã không lắng nghe con bé. Laura có một thứ năng lượng thật tích cực và linh hoạt; con bé có thể cười một cách dễ dàng nhưng nó vẫn có cảm nhận về sự bất công trong cuộc sống. Trong quá trình trưởng thành, con bé đã nhìn nhận những nỗ lực vì người Mỹ gốc Phi là hành động mang tính khẳng định. Con bé sẽ ngồi đối diện tôi trên bàn ăn tối, xoắn lọn tóc xinh đẹp trong giận dữ khi chúng tôi tranh cãi. Tôi đã coi cảm giác và ý tưởng của con bé về việc làm thế nào để giúp đỡ những người kém may mắn hơn là “ngây thơ một cách vô vọng”. Tôi cảm thấy an toàn khi bọc mình trong lớp bong bóng của sự tự tâng bốc: tôi tự thuyết phục bản thân rằng công việc hàng đầu trong ngành quảng cáo và sự sung túc mà tôi đạt được là phần thưởng bởi vì tôi là một người thông minh và tài năng … chứ không phải chỉ đơn giản vì địa vị và sự thành công mà tôi nhận được ngay khi sinh ra và vì màu sắc may mắn trong cái thế giới bị thống trị bởi “những gã đàn ông da trắng trung niên cùng thế hệ với bạn” như Laura đã từng gọi. Laura và tôi có những cuộc tranh cãi triền miên trong suốt khoảng thời gian con bé trưởng thành. Dường như từ khi con bé mười tuổi, nó đã coi cái phong cách sống đầy vương giả của tôi là một thứ đáng bị phản đối trong khi nhiều người khác không có được nhiều như vậy.

Thậm chí bây giờ khi đã học đại học thì con bé cũng chưa bao giờ đánh mất sự đồng cảm đối với những người kém may mắn hơn mình. Con bé thực tế là đã khóc khi tôi đưa nó đến ngôi trường đại học trong mơ mà tôi đã chọn cho nó.

“Có chuyện gì nào?” tôi hỏi con bé. Tôi đã nỗ lực rất nhiều để con bé có thể vào được trường này, thậm chí cả việc gọi điện cho một người ủy thác để nói vài lời tốt đẹp tôi cũng đã làm.

“Cái nơi này không có sự đa dạng”, con bé nói, đấu tranh để thể hiện sự bực bội với tôi và thái độ đặc quyền của tôi khi con bé chỉ một đám sinh viên mới người da trắng đang đổ vào khu ký túc mới xây đẹp đẽ mà con bé sẽ ở lại. “Bố vẫn không hiểu!”

Giờ tôi nhận ra trong đau đớn việc tôi đã sai đến thế nào khi cố gắng bóp nghẹt quan điểm của Laura về “thế giới chân thật”, một nơi bất công đối với những người không sinh ra đúng tầng lớp xã hội, màu da và không đủ khả năng chi trả cho việc giáo dục mà họ xứng đáng. Trái tim tôi thực sự đau đớn khi nhận ra trong nuối tiếc về sự giả định của bản thân rằng Chúa tạo ra tôi và những người giống tôi để thống trị vì chúng tôi đáng giá hơn những dân tộc khác. Cuối cùng thì giờ đây tôi cũng đang “dần hiểu” điều đó khi tôi phải đối mặt với một thực tế mới của cái thế giới mà không có những đặc quyền được thừa hưởng.

Nhưng liệu những kiến thức khó khăn lắm tôi mới học được này có đến quá muộn để thay đổi cuộc đời tôi hay không?

Có lẽ đây là một cái nghiệp, tôi nghĩ. Và tôi thật là đáng đời mà. Nhưng mà tôi không định từ chối lời mời làm việc của Crystal – dù thái độ của cô ấy có là gì đi nữa.

Hôm sau tôi dậy sớm và đột nhiên nhận ra rằng mình sắp đón sinh nhật lần thứ sáu tư trong vài tuần nữa. Người ta nói tháng Tư là tháng dễ chịu nhất trong năm và khi tôi đang cố tròng cái quần đen vào để đi làm ở Starbucks, tôi đã lắc đầu ngán ngẩm vì có lẽ tôi sẽ đón sinh nhật của mình bằng công việc phục vụ cà phê thấp kém.

Tôi không biết nên khóc hay nên cười với cái cảm giác lo sợ của mình khi tôi chạy vội khỏi căn hộ rẻ tiền ở khu ngoại ô của mình để bắt chuyến tàu tới Grand Central. Rồi tôi lại chạy nhanh nhất có thể trong dòng người hối hả để đón tàu điện ngầm đến Quảng trường Thời Đại. Mặc dù cứ vài phút lại có một chuyến tàu nhưng chúng tôi vẫn cố ép người lên chuyến tàu trước mặt như thể đó là cơ hội cuối cùng để đi đến đâu đó trong ngày hôm nay. Tôi không thể tưởng tượng được đám đông di chuyển nhanh đến thế nào – cứ như thể chúng tôi đang ở trong cuộc thi chạy một trăm mét của một kỳ Olympic. Sao phải vội vàng nhỉ? Tôi không dùng phương tiện công cộng để đi làm trong nhiều năm và lúc trước tôi toàn bắt taxi hoặc đi xe cơ quan khi mà tôi càng ngày càng leo cao trên nấc thang đặc quyền ở JWT. Tôi chưa bao giờ phải đi tàu điện ngầm cả. Nhưng giờ đây tôi chẳng có nghi ngờ gì về cái sự điên rồ của dòng người di chuyển này – tôi cũng phải chạy cùng với họ.

Từ Quảng trường Thời Đại, tôi chuyển qua một chuyến tàu đông đúc khác để đi đến phố Chín mươi ba. Lúc cố ép bản thân mình vào trong khi tàu đóng cửa, tôi nhận ra mình đang ép lên những người khác, những người mà tôi sẽ chẳng bao giờ muốn biết họ là ai; và bị buộc phải có những tiếp xúc cơ thể với họ. Những gương mặt đều không quen thuộc. Làm thế nào mà cuộc đời mình lại đi đến chỗ này chứ? Tôi nghĩ. Rất nhanh, cửa mở và tôi bị buộc phải bước ra sân ga bẩn thỉu bên ngoài. Tôi trèo lên những bậc thang dốc để đi ra con phố Chín mươi ba với trái tim đập ầm ầm, mồ hôi túa ra mặc dù đó là một ngày lạnh đầu tháng tư.

Khi ra khỏi bến tàu điện ngầm, tôi phải chống chọi với những cơn gió và sau đó lảo đảo đi đến cửa hàng Starbucks ở góc đường Broadway. Mưa lạnh cóng khiến con đường trở nên trơn trượt. Tôi chợt dừng lại. Giờ tôi đã ở trước cửa hàng, tôi lại chẳng vội vàng để mở cửa.

Khi tôi nhìn chằm chằm cái biển hiệu Starbucks, thực tế phũ phàng của hoàn cảnh quất tới khiến tôi thấy ốm. Tôi tê tái, đứng trên vỉa hè lạnh giá ở một nơi không quen thuộc trong thành phố này. Giấc mơ một lần nữa gia nhập một tập đoàn quốc tế để trở nên giàu có, quyền lực và hạnh phúc giờ đã trở thành một cơn ác mộng ê chề. Vâng, đúng là tôi sẽ tham gia vào một tập đoàn đa quốc gia lớn nhưng thực tế là làm ở vị trí của một gã bồi bàn với một cái tên bóng bẩy. Ở nơi công cộng này tôi sẽ phải xấu hổ khi người ta biết Michael Gates Gill lại mặc như bồi bàn và phục vụ đồ uống cho những người có thể là bạn hoặc từng là khách hàng của tôi. Nó giống như việc những người hành hương ngày xưa trói tội phạm vào gốc cây ở quảng trường công cộng để làm ví dụ răn đe những người khác.

Như trưởng lão Thanh giáo Jonathan Edwards đã nói: “Chúng ta đều là con rối được treo trên một sợi tơ nối với bàn tay của chúa trời đang giận dữ.” Có lẽ có một vị chúa của Thanh giáo đang giận dữ đã quyết định trừng phạt mọi lỗi lầm của tôi. Mỗi phút giây của vài năm qua, tôi đã phải chịu gánh nặng tội lỗi khi làm tổn thương những người mà mình yêu quí. Đó là vợ cũ của tôi, con tôi và vài người vẫn còn là bạn của tôi. Tổ tiên Thanh giáo của tôi chắc sẽ nổi giận với tôi. Đúng vậy, tôi nghĩ chắc là có vị Chúa cáu kỉnh nào đó mà tôi đã mạo phạm.

Nhưng tôi phải công nhận rằng cái thực tế mà tôi phải đối mặt trần tục hơn thế. Tôi không thể giả vờ như mình đang trải qua một cuộc hành trình thần bí như trong kinh thánh. Không phải tôi đang làm một thể loại công việc hiện đại nào đó; tôi đang tìm việc. Và tôi phải đối mặt với thực tế phũ phàng hàng ngày rằng tôi ở đây vì chính sự quản lý tài chính tồi tệ, và nhu cầu tình dục của mình đã khiến tôi rơi vào cảnh bơ vơ này. Tôi chả phải người đặc biệt gì để được Chúa phán xét riêng. Thật là đau đớn khi phải thừa nhận tôi còn chưa phải đặc biệt đến mức ấy. Rất khó để tôi có thể từ bỏ cái cảm giác về một nơi đặc biệt trong thế giới này.

Giờ tôi bị buộc phải nhìn nhận một thực tế mới: những gì mà tôi đang trải qua – một kẻ đã quá già để đi tìm việc – là thực tế mà hàng triệu người Mỹ có tuổi đang phải đối mặt khi không thể tự nuôi sống bản thân và không trụ nổi trong các tập đoàn lớn. Trong tình trạng đầy lo lắng, mâu thuẫn và nỗi hổ thẹn không mong muốn, tôi mở cánh cửa vào cửa hàng Starbucks.

Bên trong, mọi thứ đều ấm áp và ồn ào một cách có trật tự. Một hàng khách dài ra đến gần cửa đang đứng đợi. Những bà mẹ bế con trên tay với xe đẩy. Nhân viên văn phòng thì đang kiểm tra điện thoại. Lũ học sinh thì đang lôi kéo cặp sách. Sinh viên đại học thì mang theo máy tính. Tất cả đều bồn chồn chờ đợi được phục vụ latte.

Khi tôi nhìn những người phụ vụ bên kia quầy bán hàng, nỗi lo lắng của tôi được xác nhận: tất cả các nhân viên đều là người Mỹ gốc Phi. Rõ ràng là ở đây không có sự đa dạng. Điều này không phải điều ngạc nhiên đối với tôi, bởi vì tôi đã để ý thấy nó khi đến thăm nhiều cửa hàng Starbucks khác nhau sau buổi phỏng vấn với Crystal. Sự thật là không có nhiều người da trắng làm việc cho các cửa hàng của Starbucks ở New York.

Lần đầu tiên trong đời tôi biết mình sẽ trở thành một thành viên nổi bật nhất trong một cộng đồng thiểu số thực sự. Tôi sẽ làm việc với những người có hoàn cảnh, giáo dục, tuổi tác và dân tộc hoàn toàn khác với mình.

Và từ thực tế những gì đang diễn ra trong cửa hàng, rõ ràng là tôi sẽ phải làm việc vô cùng vất vả. Có ba nhân viên đang vất vả đóng mở quầy tiền, nhận tiền và nhanh chóng hô to tên các loại đồ uống cho nhân viên ở quầy pha chế. Nhân viên ở quầy pha chế thì nhanh chóng lặp lại tên các loại đồ uống trong khi pha chế chúng một cách thành thạo, đong đếm những cốc sữa nóng và rót cà phê. Với tốc độ đặt hàng như tên lửa, họ phục vụ thức uống cho khách hàng kèm theo lời chúc đầy năng lượng đến gần như là hét lên “Chúc ngon miệng!” Khách hàng sẽ tự với tay lấy đồ uống của mình với niềm khao khát mãnh liệt.

Cái công việc kinh doanh cà phê này rõ ràng không phải là việc bình thường với bất kỳ ai – ở cả hai đầu của quầy bán. Có một nhịp độ điên cuồng và những ồn ào cố ý như trong một cuộc chạy đua với thời gian. Tôi chưa bao giờ giỏi thể thao cả và cửa hàng này có cái không khí thi đấu của những người đang vận hành nó với adrenaline dâng tràn. Phải gọi tên và lặp lại tên các loại đồ uống, có vẻ như tôi sẽ tham gia một buổi thử giọng cho một vở nhạc kịch Ý ồn ào.

Đột nhiên tôi thấy lo lắng. Không chỉ về sự khác biệt liên quan đến dân tộc, tầng lớp và tuổi tác. Giờ tôi có một mối quan tâm cơ bản hơn. Tôi vốn nghĩ công việc ở Starbucks nằm dưới khả năng mà tôi có. Nhưng giờ tôi nhận ra có lẽ nó vượt quá những khả năng đó. Công việc này có thể là một thách thức thực sự đối với tôi cả về tinh thần, cảm xúc và thể chất.

Tôi chưa bao giờ giỏi về xử lý tiền bạc – đó là lý do chính mà giờ tôi cần một công việc đến thế. Toán là môn học mà tôi chưa bao giờ giỏi ở trường. Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng những lần các giáo viên toán khác nhau phải thốt lên rằng “nhưng bài này rất dễ mà” khi họ viết lên bảng một phương trình nào đó. Tôi ghét những giáo viên đó vì sự thông thái của họ. Thậm chí những phép tính cộng, trừ đơn giản nhất cũng là thách thức đối với tôi. Giờ đây cái thực tế là các nhân viên đang tính toán tiền với tốc độ nhanh chóng ở quầy bán của Starbucks khiến tôi thấy sợ hãi.

Tôi đã mất khả năng nghe ở một bên tai vì khối u não. Thế nên việc nghe được những cái tên phức tạp của các loại đồ uống có thể là một vấn đề khó khăn đối với tôi. Tôi cũng sợ hãi cái ý nghĩ phải hiểu được những yêu cầu đặt hàng lắt léo và gọi ra đúng những yêu cầu đó trong thời gian tính bằng giây. Ngôn ngữ chưa bao giờ là kỹ năng mà tôi có. Giáo viên tiếng Pháp của tôi ở Yale đã nói, “tôi sẽ cho anh qua với một điều kiện: anh đừng bao giờ đi tra tấn bất kỳ ai trong cái trường này với cái giọng đó của anh.” Nhưng giờ đây rõ ràng là tôi phải làm chủ được thứ ngôn ngữ ngoài hành tinh của Starbucks.

Trong ấn tượng đầu tiên đó, tôi nhận ra với một cảm giác ê chề rằng công việc mới của tôi có thể là một bài kiểm tra mà khả năng lớn là tôi sẽ trượt. Tôi đã mặc một chiếc quần đen với áo trắng và không thắt cà vạt. Tôi cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Và rồi Crystal xuất hiện như một cơn lốc đầy năng lượng tích cực.

“Cùng uống một ly cà phê nhé,” cô ấy nói và dẫn tôi qua một cái bàn nhỏ ở trong góc. “Ngồi đây nhé, tôi sẽ mang cho anh thử một cốc cà phê mẫu.”

Có thể đây chỉ là thái độ chuyên nghiệp mà Crystal thể hiện trước mọi người nhưng tôi vẫn thấy biết ơn. Tôi nghĩ, có lẽ cô ấy đã thảo hiệp với việc thuê tôi và không thấy căm ghét bản thân hay tôi vì đã chấp nhận cơ hội này.

Tôi nhanh chóng ngồi xuống cái góc nhỏ với Crystal và nhấp một ngụm Sumatra ngon tuyệt. “Cái này là một loại cà phê được biết đến với hương vị của “đất mẹ”… nhưng tôi lại gọi nó là bùn đất.” Crystal cười và tôi cũng cười theo. Ngày hôm nay Crystal đội một cái mũ của Starbucks với búi tóc được giấu bên trong khiến cô ấy trông tinh tế, thậm chí lôi cuốn. Bông tai kim cương trên tai cô ấy lấp lánh.

Có lẽ là cà phê, mà phần nhiều có thể là khả năng của Crystal khiến tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Nhưng tôi còn xa mới cảm thấy thoải mái. Bất chợt, tôi nhớ về hình ảnh của mình lâu trước đây khi đang tắm nắng với gia đình và bạn bè trên một cái cầu cảng ở hồ tại Connecticut. Giờ thì hình ảnh nằm dài và cười đùa thật thoải mái dưới ánh mặt trời ấm áp dường như đã từ những kiếp trước. Cái hồ nơi tôi lớn lên được vây giữa hàng mẫu Anh đất rừng tư nhân. Nó được tách rời khỏi thế giới xô bồ và ấp ủ tôi với niềm vui và những đặc quyền.

Tôi còn nhớ thời mình là cậu bé nhỏ ném táo vào nhà thơ Ezra Pound. Jay Laughlin, nhà xuất bản của Pound, chủ của khu cắm trại bên cạnh đã đưa Pound đến khu vực hồ ngày hôm đó. Pound ngồi yên như một bức tượng ở cuối cầu cảng. Có một lúc, ông ấy đã xắn quần lên và khua đôi chân trắng trong nước, tất nhiên vẫn không nói gì. Chân ông ấy trông như cái bụng trắng của một con cóc. Có cái gì đó trong sự xa cách đáng tự hào của Pound khiến tôi và anh em họ của mình thấy hứng thú. Chúng tôi nhặt vài quả táo mà chúng tôi đang ăn dở và bắt đầu ném chúng vào ông ấy. Tuy trượt nhưng những quả táo cũng khiến nước bắn tóe lên bộ quần áo ngoại quốc màu tối của ông ấy.

Ezra Pound không nói cũng không di chuyển. Cha tôi cười và ngầm ủng hộ hành vi của chúng tôi. Cha tôi đã viết trong cuốn sách bán chạy của ông, Nơi đây trong cuộc sống của người New York, về những năm tháng ông dành để viết tạp chí. Ở phần mở đầu, ông đã đưa ra quan điểm triết lý của mình: “Quy tắc đầu tiêu của cuộc đời là phải vui vẻ. Không còn quy tắc thứ hai.” Vui vẻ với bố tôi nghĩa là phá hỏng những thùng táo. Ông không thích quan điểm chính trị của Pound và việc ông ấy thưởng thức cảnh đẹp.

Cha tôi có thể đến hồ này bởi vì ông cưới mẹ tôi và gia đình mẹ tôi đã đi nghỉ ở đây trong hàng trăm năm. Cha tôi mang những đồng tiền mà người cha gốc Ai-len nhập cư vào Mỹ của ông đã kiếm được để ủng hộ dòng họ Mayflower của mẹ tôi. Cái hồ đó, nơi tràn đầy sự lịch thiệp của những nhóm người da trắng cao quí, quyền lực, rất hợp với phong cách nổi loạn mang tính khiêu khích cố ý kiểu Celtic của bố tôi. Với kiểu cách phớt lờ mang tính tự chủ trương, bố tôi thoải mái sử dụng số tiền mà cha ông ấy đã phải làm việc vất vả mới kiếm được.

“Tốt nhất nên tiêu tiền khi còn sống,” cha tôi tuyên bố như vậy với đôi mắt lấp lánh sự nhiệt tình kiểu có quỷ mới quan tâm. Dường như ông đang mỉa mai tài sản mà cha ông đã vất vả tích cóp và cả những người có nguồn gốc Bắc Mỹ ở xung quanh khu hồ, những người luôn căng thẳng tích cóp từng xu.

Cha tôi thích nói, thích viết và trên tất cả ông thích trở thành tâm điểm chú ý của các bữa tiệc. “Mọi thứ xảy ra tại các bữa tiệc,” ông luôn nói vậy. Vì vậy các bữa tiệc liên tiếp diễn ra tại cầu cảng của cái hồ mộc mạc nhưng độc đáo đó.

Cha tôi tiêu xài phung phí thời gian với tất cả những tài năng của bản thân. Ông ấy cống hiến cho những thứ khác nhiều đến nỗi không có đủ thời gian ở nhà với tôi. Chúng tôi chẳng bao giờ có thời gian gặp nói chuyện chỉ hai người, như cha và con. Khi tôi trưởng thành và rời khỏi nhà, ông mời tôi đến các bữa tiệc của mình và đó là cách duy nhất chúng tôi gặp nhau. Khi ông chết, tôi cũng không còn nhu cầu đi dự các bữa tiệc nữa.

Giờ tôi ngồi đây uống cà phê với Crystal – cách xa những bữa tiệc mùa hè tại khu hồ độc quyền đó – nhưng tôi lại cười với cô ấy và tôi có thể thấy được trái tim mình nhẹ nhàng hơn và tinh thần thì lên cao hơn một chút. Thực tế này khiến tôi thấy ngạc nhiên. Có lẽ nguyên nhân là do chất kích thích có trong loại cà phê này. Nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy thoải mái trong hoàn cảnh hoàn toàn mới này – uống cà phê giữa một cửa hàng đông đúc nhưng đầy tính lạc quan như một cách để bắt đầu một  công việc mới. Mọi thứ cũng quái gở và xa lạ giống như Alice ở xứ sở thần tiên. Hoặc Michael Gates Gill vượt đến một nơi khác, tầng lớp khác và thấy rằng điều đó cũng không đáng sợ lắm. Tôi đang vượt qua tình trạng cũ của mình và kết quả trực tiếp là tôi cảm thấy tốt hơn những gì tôi đã trải qua trong nhiều ngày. Hoặc tuần. Hoặc tháng.

Điều này thật điên rồ … nhưng tôi hy vọng có lẽ sẽ có phương pháp đối với sự điên rồ này.

Giọng của Crystal đánh vỡ giấc mộng ban ngày của tôi. “Mike, việc học được sự khác biệt của những loại cà phê này rất quan trọng.” Tôi không có thời gian xa xỉ để dành cho những thứ triết lý của bản thân nữa. Chuông đã gõ. Tôi giờ ở trong sàn đấu. Đã đến lúc tham dự vào những nỗ lực đang diễn ra từng phút hơn là đặt nặng suy nghĩ. Theo kịp những yêu cầu của khách hàng là công việc mới của tôi. Tôi phải từ bỏ việc dành quá nhiều thời gian để nghĩ về quá khứ và những gì tôi đã mất. Việc theo kịp hiện tại cũng là một thử thách lớn.

Tôi dần nhận ra, ở Starbucks, mọi thứ không xoay quanh tôi mà đều liên quan đến việc phục vụ người khác.

Crystal giữ khuôn mặt nghiêm túc và bắt đầu một bài giảng như thể tôi là một học sinh đang hào hứng với các câu chuyện về cà phê: “Cà phê Sumatra đến từ Indonesia; người Hà Lan đã mang chúng đến đó hàng trăm năm trước và nó thuộc một nhánh của một họ cà phê mà chúng tôi gọi là ‘gắt’”.

Lại “chúng tôi”, tôi để ý thấy điều đó và nghĩ về Linda White và cái từ “chúng tôi” mà cô ta dùng khi đuổi việc tôi. Crystal cũng có thể làm điều tương tự.

“Đây là cách mà chúng tôi chào đón những cộng sự mới,” Crystal giải thích, rướn người về phía tôi như thể sắp tiết lộ một bí mật cá nhân. “Chúng tôi tin rằng cà phê là công việc kinh doanh của mình. Cà phê Starbucks là tên của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi chào đón tất cả các cộng sự mới với các mẫu cà phê và những câu chuyện về chúng.”

Crystal ngồi lại trên ghế và cười. Tôi cũng đáp lại cô ấy với một nụ cười. Khuôn mặc cô ấy giờ trông thật vui vẻ và lạc quan. Cả đôi mắt màu nâu của cô ấy, cũng ánh lên niềm thích thú hạnh phúc dù cho có lúc chúng cũng thật lạnh lẽo. Khi cô ấy nói, tôi có thể dễ dàng nhận ra người phụ này thông minh và nhiệt tình. Ít nhất là về việc kinh doanh cà phê. Và tôi cảm thấy có lẽ – chỉ là có lẽ thôi – Crystal sẽ cho tôi cơ hội để chứng tỏ bản thân.

Khi thưởng thức ly cà phê Sumatra đậm đà, tôi bắt đầu cảm thấy mình có thể giải quyết được công việc kinh doanh này của Starbucks. Tôi yêu cà phê; tôi thích học về lịch sử của mọi thứ. Tôi nhìn lướt qua các cộng sự đang làm việc tại quầy. Tất cả đều làm việc chăm chỉ nhưng dường như vẫn vui vẻ. Dù họ đều còn trẻ và không có ai là người da trắng thì tôi tự nghĩ rằng có lẽ tôi nên là một thành viên của cái nhóm ‘gắt’ đó giống như loại cà phê mà tôi đang uống.

Đột nhiên cửa nhà hàng bật mở. Một anh chàng người Mỹ gốc Phi đang cáu gắt bước vào. Anh ta phải cao trên một mét tám với cơ bắp cuồn cuộn dưới chiếc áo phông màu đen. Anh ta cuốn một miếng vải te tua trên đầu và trong mắt tôi trông chả khác gì một tên cướp biển thời hiện đại. Anh ta có ria mép và vài sợi gì đó ở cằm. Anh ta là kiểu người mà trong quá khứ tôi sẽ đi đường vòng để tránh.

Crystal gọi anh ta, “Này Kester, đến đây gặp Mike đi.”

Kester đi chậm đến bàn của chúng tôi. Tôi để ý thấy một vết bầm trên trán anh ta. Anh ta chìa một bàn tay to ra với tôi.

“Chào, Mike,” anh ta nói với một chất giọng trầm. Và rồi anh ta cười. Nụ cười khiến khuôn mặt anh ta biến đổi. Ngay lập tức tôi cảm thấy mình được chào đón. Trên thực tế, trông anh ta còn ấm áp hơn cả Crystal. Tại sao ư? Có phải vì anh ta tự tin hơn về việc có thể xử lý tôi? Những gã đàn ông gia trắng già cả sẽ chẳng khiến anh ta phải bận tâm.

“Kester, anh kiếm cục bầm đó ở đâu vậy?” Crystal nói và chỉ lên trán anh ta.

“Đá bóng ấy mà.”

“Đá bóng?”

“Phải, một vài người bạn ở Columbia gọi tôi cùng tham gia trận đấu … Hóa ra họ nghĩ là tôi chơi tốt. Như một điều tự  nhiên.” Kester cười khi nói điều này.

Nhưng Crystal nhanh chóng quay lại công việc đang làm trong tay. Khuôn mặt của cô ấy trở lại cái kiểu chuyên nghiệp và nghiêm khắc mà tôi sẽ biết sớm. Tôi có cảm giác Crystal luôn thích nắm quyền kiểm soát. “Mike là một cộng sự mới,” cô ấy giải thích cho Kester, “và tôi đang tự hỏi liệu anh có thể giúp tôi một việc … anh có muốn làm người hướng dẫn cho anh ta không?”

Tôi học được là ở Starbucks chẳng ai ra lệnh cho ai làm gì cả. Mọi thứ luôn là “Anh có thể giúp tôi một việc không?” hoặc cái gì đó tương tự thế.

“Chắc chắn rồi,” Kester trả lời, “Tôi sẽ thay đồ rồi trở lại ngay.”

Sau khi anh ta đi, Crystal nói với tôi trong khi rướn người về phía trước một cách thần bí, “Kester chẳng bao giờ cười cho đến khi anh ta bắt đầu làm việc ở đây. Anh ta từng là đại ca của một nhóm những kẻ…” Cô ấy ngừng lại, có vẻ như ý thức được việc kể cho tôi biết quá nhiều. Cô ấy ngồi lại, sửa sang tóc. Cô ấy đổi tâm trạng quá nhanh từ tự tin, thần bí, nghiêm túc, vui vẻ, chuyên nghiệp, lo lắng và giờ đây lại là lo lắng.

Kester trở lại, mặc một chiếc tạp dề màu xanh lá cây và mũ Starbucks đen nhưng trông vẫn khá là đáng sợ … cho đến khi anh ta cười. Crystal đứng lên nhường chỗ cho anh ta.

“Tôi sẽ mang cho hai người thêm cà phê.”

Crystal quay lại với một cốc Verona cho mỗi người và vài miếng bánh sô cô la cà phê. Tôi ngạc nhiên bởi phong cách nhiệt tình mà cô ấy đối đãi với chúng tôi. Tôi chưa từng phục vụ bất kỳ thứ gì cho bất kỳ cấp dưới nào trong suốt quãng thời gian làm việc tại công ty trước kia. Nhưng Crystal có vẻ thực sự thích việc này. Cô ấy và Starbucks dường như đang đảo lộn hết cái khái niệm thứ bậc truyền thống trong các công ty.

Cô ấy lại bắt đầu giải thích chi tiết về Verona và kể cho chúng tôi rằng nó là loại cà phê nam Mỹ ‘vừa phải’ rất phù hợp dùng chung với sô cô la.

“Nhưng mà,” Crystal giải thích và cười tươi với chúng tôi, “tất cả các loại cà phê đều hợp với sô cô la; chúng như an hem họ thân thiết vậy. Anh sẽ thích hương vị của Verona khi dùng chung với bánh sô cô la cà phê này.”

Cô ấy để chúng tôi tự thưởng thức bánh và cà phê của mình như thể chúng tôi là khách trong nhà cô ấy. Đây rõ ràng là một trải nghiệm hoàn toàn khác những gì mà tôi tưởng tượng. Cà phê Verona với bánh sô cô la cà phê là một sự kết hợp hoàn hảo – Crystal đã đúng.

Rồi Crystal đưa chúng tôi cà phê Colombia với một miếng bánh gato.

“Đây là loại cà phê ‘dịu’”, cô ấy nói. “Anh có thấy sự khác biệt không?”

“Chắc chắn là nó nhẹ hơn Sumatra,” tôi nói.

“Đúng, ‘nhẹ hơn’ là từ chuẩn xác, Mike,” cô ấy nói như thể cô ấy là giáo viên đang khen ngợi một học sinh thông minh. “Đừng lo, anh sẽ học rất nhiều điều về sự khác biệt giữa các loại cà phê ở đây. Dù sao thì anh sẽ được trả tiền cho khoảng thời gian anh ngồi đây uống cà phê và ăn bánh với Kester. Không tệ đối với ngày làm việc đầu tiên nhỉ!”

Crystal để tôi lại với Kester. Mặc dù trông cô ấy có vẻ thoải mái nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một phần của cách cô ấy quản lý. Cô ấy có lẽ chỉ cố khiến “cộng sự mới” là tôi đây cảm thấy dễ chịu. Tôi nhận ra Crystal khá là khó đoán và rằng tôi sẽ mất nhiều thời gian để thật sự hiểu cô ấy. Cô ấy chẳng khớp với bất kỳ khái niệm nào mà tôi có.

Mười năm trước tôi không thể tưởng tượng được việc mình sẽ sợ hãi đồng thời háo hức và tuyệt vọng đến thế nào để có được sự đồng ý của người phụ nữ trẻ tuổi này.

Và mười năm sau, tôi cũng không thể tưởng tượng được việc ăn bánh sô cô la, bánh gato và thưởng thức những ly cà phê với một người có vẻ ngoài hung dữ như Kester.

“Ở đây nó thế đấy,” Kester nói theo cái kiểu nó phải thế. “Chúng tôi gọi nó là đào tạo thông qua chia sẻ. Nghĩa là chúng ta làm mọi thứ cùng nhau. Tôi học từ anh bằng cách giúp đỡ anh học,” Anh ta cầm lấy chiếc cốc của tôi và đứng dậy. “Được rồi, giờ anh đã thưởng thức cà phê nên chúng ta sẽ học cách pha chế chúng.”

Tôi theo anh ta vào sau quầy.

Sau này tôi mới biết Kester là người thân thiện nhất ở Starbucks. Đóng cửa hàng vào buổi tối là một trong những thách thức lớn nhất trong quản lý bởi vì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm kết sổ và đảm bảo mọi thứ được sắp xếp và bổ sung đầy đủ cho ngày tiếp theo. Kester luôn đảm bảo rằng mọi thứ được thực hiện đúng giờ và hoàn hảo.

Vào ngày đầu tiên đi làm tôi chẳng biết gì về những điều này. Tôi cũng không biết rằng vào một buổi tối muộn sau này, Kester sẽ cứu mạng tôi.

 

Thế giới bí ẩn của Arrietty – Hóa ra người tí hon là có thật

Arrietty là một trong những bộ phim hoạt hình mà Amber thích nhất cho đến thời điểm này. Bộ phim kể về một thế giới mà mọi người trên thế giới đều từng đặt câu hỏi về sự tồn tại của nó – thế giới tí hon. Đây lại là một tác phẩm tuyệt vời của Studio Ghihbli.

Arrietty
Arrietty cô bé tí hon

Bạn đã bao giờ thấy một gia đình mà mỗi người chỉ cao bằng cái thìa chưa? Bạn đã bao giờ thấy gian bếp đầy đủ vật dụng của họ nhưng mỗi thứ chỉ bé bằng cái cúc áo chưa? Bạn chắc cũng chả biết rằng một cái lá tía tô thôi cũng đủ để gia đình Arrietty pha được một ấm trà rồi phải không?

Ở thế giới bí ẩn đó, mọi thứ đều bé xíu bé xiu nhưng hoàn toàn đầy đủ. Từ cốc chén, ấm tách, đến kẹp tóc, quần áo, bàn ghế đều rất tinh xảo và đẹp đẽ. Đồ ăn thức uống của gia đình Arrietty cũng đầy đủ lắm nha. Nếu thiếu thứ gì thì họ chỉ đơn giản là … đi mượn thôi. Và tất nhiên những thứ họ mượn đều là từ con người. Thế nên họ được gọi là Những người vay mượn (The borrower – theo đúng tên truyện gốc).

Arrietty
Arrietty – phòng ngủ đầy hoa cỏ

Cô bé Arrietty sống với cha mẹ dưới sàn một ngôi nhà cổ. Một ngày đẹp trời nọ, Arrietty được bố cho tham gia chuyến đi vay mượn đầu tiên trong đời. Nói không ngoa chứ Amber thấy bố con cô nàng chả khác gì điệp viên trong mấy trò vay mượn này.

Nhưng lần đầu tiên này chả suôn sẻ gì khi Arrietty bị một cậu bé loài người phát hiện. May mắn là cậu bé không có ý thù địch. Sau lần đó hai người còn vài lần chạm mặt nữa. Dần dần một tình bạn kì lạ nảy sinh giữa họ. Cho đến một ngày một câu bé tí hon khác xuất hiện. Cậu bé này là người lang thang, trông giống dân da đỏ. Và bố mẹ Arrietty nghĩ đến việc chuyển nhà.

Arrietty
Arrietty – vật dụng tí hon trong gia đình

Chưa kịp chuyển nhà thì mẹ của Arrietty đã bị mụ giúp việc xấu xa phát hiện và bị bắt nhốt trong một cái bình. Nhờ có sự giúp đỡ của cậu bạn loài người và cậu bé da đỏ mà cả nhà cô bé mới thoát được và bình an dời đi.

Bộ phim là một thế giới cổ tích đầy màu sắc. Mỗi một chi tiết đều khiến người ta phải trầm trồ ngỡ ngàng. Những con người bé nhỏ đó đã vay mượn đủ thứ để tạo ra một cuộc sống bé xíu nhưng hoàn hảo không chê vào đâu được. Có khi ngày mai Amber cũng thử lật mấy cái thùng cái ván nhà lên xem có người tí hon trong đó không.

Starbucks đã cứu cuộc đời tôi như thế nào – Chương 1

Chương 1: Từ việc thưởng thức ly Latte đến việc phục vụ thứ đồ uống đó

“Sự trưởng thành khiêm tốn”

Đây là câu truyện đầy bất ngờ và có thật về một người đàn ông trung niên da trắng từng bị đá ra khỏi vị trí hàng đầu trong một tập đoàn của Mỹ đã tình cờ gặp một người phụ nữ Mỹ gốc Phi trẻ tuổi đến từ một tầng lớp khác và biết được điều gì mới thực sự quan trọng trong cuộc sống. Người đàn ông sinh ra trong tầng lớp đặc quyền ở Bờ Đông khu thượng Manhattan, nơi chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi người phụ nữ sinh ra trong gia đình nghèo khó ở khu ổ chuột Brooklyn. Ông ta đã từng có một công việc đầy quyền lực trong ngành quảng cáo và giờ chẳng còn gì; còn người phụ nữ đi lên từ vỉa hè và giờ đã thành công – đến nỗi cô ấy có thể trao cho một người xa lạ cơ hội để tự cứu bản thân mình.

Đây là câu truyện của chính tôi. Và giống như những câu truyện đầy ngạc nhiên khác, nó cũng bắt đầu bằng một biến cố.

Thực ra tôi chả có lý do gì để ló mặt ở bất kỳ chỗ nào gần cái nơi xảy ra sự việc thay đổi cuộc đời mình ấy. Nhưng mà vào cái ngày mưa tháng Ba năm ngoái đó, cái ngày mà tôi cũng không thể ngăn được ý nghĩ thôi thúc phải nhớ lại.

Khi cuộc đời khiến bạn mệt mỏi, bạn có từng muốn quay trở lại ngôi nhà ấu thơ đầy yên ổn? Tôi là con trai duy nhất trong gia đình và rất được cưng chiều mặc dù bố mẹ tôi hay vắng nhà. Và giờ tôi chỉ muốn níu giữ lại chút cảm giác ở nơi tốt nhất mà tôi từng trú ngụ trong thế giới này. Tôi trở lại con phố Bảy mươi tám phía Đông và nhìn sang ngôi nhà bốn tầng bằng đá xám mà tôi đã lớn lên.

Tôi lập tức mường tượng ra hình ảnh cây gậy chống của chiếc đàn piano hiệu Steinway to lớn trong phòng khách trên tầng hai. Hồi nhỏ mẹ tôi đã quyết định rằng tôi nên học chơi piano và bố tôi cũng tham gia vào dự án đó. Với ông thì chẳng có gì là quá khi nói đến con trai mình nên ông đã ngay lập tức đặt mua mẫu đàn to nhất, đắt nhất. Thế nhưng sau khi mua chiếc đàn Steinway khổng lồ đó thì lại nảy sinh vấn đề là làm thế nào để đưa lọt nó vào ngôi nhà đã cả trăm tuổi với những bậc thang hẹp và dốc của chúng tôi.

Cha tôi thế mà đã giải quyết được thử thách đó. Ông thuê một chiếc xe cần cẩu và để cái xe nâng chiếc đàn lên tầng hai, nơi mà chỉ cần mở những cánh cửa sổ kiểu Pháp và nghiêng cái đàn theo cạnh bên của nó thì thì đúng vừa khít để đưa vào phòng. Cha tôi cảm thấy tự hào kinh khủng về việc này còn mẹ tôi thì vô cùng hạnh phúc. Tất nhiên tôi cũng vui một cách âm thầm bởi lẽ tất cả những ồn ào không tưởng này đều là vì tôi.

Ngày hôm nay, khi tôi nhìn vào ngôi nhà trang nghiêm từng là nhà của mình, tôi nghĩ tất cả những nỗ lực đó đã tốn bao nhiêu tiền. Tôi đã rời khỏi những ngày tháng hạnh phúc đó bao xa. Tôi đã trải qua một quãng đường quá dài từ thời ấu thơ, khi mà tiền chưa bao giờ là vấn đề. Mà tôi bây giờ thì gần như sắp phá sản.

Thoát ra khỏi những ký ức ấm áp của quá khứ, tôi cố tìm chút yên ổn bên một cốc cà phê Latte. Đây là một trong những thứ cuối cùng mà tôi có thể tự thưởng cho mình. Một quán Starbucks đang ngự trị ở góc đường Lexington và đường Bẩy mươi tám, nơi mà trong những năm tháng tuổi thơ của tôi từng là một cửa hàng bánh ngọt. Trong cơn hoang mang chán nản của bản thân, tôi đã không để ý đến một tấm biển trước cửa có ghi “Ngày hội tuyển dụng” – dù sao thì đó cũng không phải loại biển báo mà tôi sẽ để ý đến. Sau này tôi mới biết rằng Starbucks có sự kiện tuyển dụng ở các cửa hàng khác nhau ở New York mỗi tuần. Quản lý của các cửa hàng trong khu vực sẽ đến để phỏng vấn các ứng viên tiềm năng. Bây giờ nghĩ lại, vận may đã rời bỏ tôi cuối cùng cũng trở lại ngay cái giây phút tôi quyết định bước vào cửa hàng nơi góc đường Bẩy mươi tám đó.

Vẫn tự bọc mình trong sự tự thương cảm và những hồi tưởng về vận may và gia đình đã mất, tôi gọi một ly Latte và đi đến một cái bàn nhỏ. Tôi ngồi xuống và chẳng buồn nhìn ai xung quanh đó. Tôi tự chìm vào không gian của riêng mình và cố gắng cắt nghĩa cái cuộc sống mà dường như đã hoàn toàn rời bỏ tôi.

“ Anh có muốn một công việc không?”

Tôi choảng tỉnh khỏi cơn mơ. Người vừa mới nói ngồi ở cái bàn bên phải tôi, sắp xếp lại một vài giấy tờ với một sự nhanh gọn chuyên nghiệp. Đó là một người phụ nữ Mỹ gốc Phi trẻ và hấp dẫn đang mặc đồng phục của Starbucks. Trước đó tôi còn chẳng nhìn thấy cô ấy, nhưng giờ tôi để ý thấy cô ấy đang đeo một cái vòng bạc và một cái đồng hồ khá đẹp. Cô ấy trông thật đáng tin cậy và tự tin.

Tôi đã bị choáng. Tôi không quen với việc tiếp xúc với bất kỳ ai ở Starbucks.

Trong suốt vài tháng qua tôi đã lê la ở nhiều quán Starbucks trong thành phố, mà với tôi chúng không phải nơi để thư giãn hay nói chuyện phiếm mà là văn phòng nơi tôi gọi điện cho các khách hàng tiềm năng của mình – những người mà giờ chẳng còn thèm nhận điện thoại của tôi nữa. Cái công ty tư vấn bé nhỏ của tôi đã nhanh chóng đổ bể. Tiếp thị và quảng cáo là công việc chỉ dành cho những người trẻ tuổi và ở cái tuổi sáu mươi ba thì tôi nhận ra rằng những nỗ lực của mình chỉ nhận được sự giả câm giả điếc của người khác.

“Một công việc”, người phụ nữ nhắc lại, mỉm cười như thể tôi không nghe thấy cô ấy. “Anh có muốn một công việc không?”

Chả lẽ mình lại thể hiện rõ ràng đến thế? Mặc dù tôi đang mặc bộ vest kẻ sọc mảnh của Brook Brothers và có phong thái của một ông lớn  – Tôi còn để chiếc điện thoại bên trên chiếc cặp da đắt tiền hiệu T. Anthony như thể tôi đang chờ một cuộc gọi quan trọng – thì chả nhẽ cô ấy vẫn nhận ra tôi là một trong những kẻ thất bại đáng thương trong cuộc đời này? Tôi, cựu giám đốc sáng tạo của công ty J. Walter Thompson, đơn vị quảng cáo lớn nhất trên thế giới, liệu có muốn một công việc tại Starbucks hay không ư?

Có vài lần trong đời, tôi đã không thể nghĩ được một lời nói dối lịch sự hoặc bất kỳ câu trả lời nào ngoài việc nói sự thật.

“Có”, tôi nói mà không nghĩ, “Tôi mong muốn có một công việc”.

Trước đây tôi chưa từng phải tìm kiếm công việc. Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale năm 1963, tôi nhận được một cuộc gọi từ James Henry Brewster, Đệ tứ, một người bạn của tôi tại Câu lạc bộ Skulls & Bones.

“Gates”, anh ta nói một cách ngang ngược, “Tôi đã bán cậu cho J. Walter Thompson rồi”.

Jim ở thời điểm đó đang làm việc cho Pan Am Airways, công ty hàng không lớn nhất thế giới lúc đó và là một khách hàng của J. Walter Thompson’s, công ty quảng cáo được biết đến với cái tên JWT trên thị trường. Cả hai chúng tôi đã có quãng thời gian đẹp đẽ cùng nhau tại trường đại học – vậy nên sẽ thật tuyệt vời nếu lại được làm việc cùng nhau!

Jim sắp xếp cuộc phỏng vấn. Khi tôi tới để gặp những người tại JWT, tôi đã rất tự tin vào những lợi thế mà mình có. Không những tôi có sự “đảm bảo” của Jim mà còn vì ông chủ của JWT, Stanley Resor cũng tốt nghiệp Đại học Yale. Con trai ông ta, Stanley Resor Jr., còn ở chung phòng với một người chú của tôi tại Yale. Tôi đã đến thăm gia đình Resor tại trang viên rộng hai ngàn mẫu Anh của họ bên ngoài Jackson Hole vào mùa hè trước.

Những mối quan hệ này đã chứng tỏ rằng chúng là vô giá. Quảng cáo là một ngành nghề hào nhoáng. Lúc đó quảng cáo trên ti vi vừa mới được phát triển và trở nên thú vị và đầy hài hước. Rất nhiều người đã muốn tham gia vào ngành này nơi mà họ có thể kiếm được rất nhiều tiền mà vẫn giữ được sự sáng tạo của công việc. Chương trình đào tạo của JWT được xem là một trong những chương trình tốt nhất trong ngành này, và công ty chỉ tuyển một hoặc hai người viết nội dung quảng cáo mỗi năm.

Tôi chính là một trong những người được chọn đó.

Công việc đó như tiếng sét ái tình. Tất cả những gì tôi phải làm ở đó là nói và viết – những kỹ năng mà tôi bẩm sinh đã sở hữu – và chúng giúp tôi kiếm được rất nhiều tiền. Tôi đã rất thành công trong công việc và khách hàng đều hài lòng với các ý tưởng sáng tạo của tôi.

Tôi cũng nhận thấy bản thân rất thích các bài thuyết trình và tôi đã thực hiện chúng theo một cách đơn giản nhưng vẫn đem lại sức sống cũng như tiếng cười cho những cuộc họp tưởng như rất nhàm chán. Ví dụ, khi tạo ra câu khẩu hiệu “Hải quân đang tìm kiếm những người đàn ông tốt”, chúng tôi đã được yêu cầu làm quảng cáo cho chiến dịch tuyển dụng trị giá hàng triệu đô của Bộ quốc phòng. Bài thuyết trình được tổ chức trong một căn phòng chiến tranh của Lầu Năm Góc. Khi tôi bước vào, tôi nhìn thấy vài người đàn ông mặc quân phục gắn huân chương ngồi thành hàng sau một cái bàn cao. Họ chính là Hội đồng tham mưu chưởng liên quân. Họ ngồi đó như những pho tượng, và rõ ràng là không vui vì bị kéo vào một cuộc họp tiếp thị phù phiếm.

Tôi đi tới phía trước căn phòng, mang theo cái cặp của mình. Tôi thò tay vào trong và lôi ra một cái cung tên và mũi tên. Một người trong nhóm của tôi bước về phía ngược lại của căn phòng với một tấm xốp mà tôi đã vẽ mục tiêu lên đó bằng bút nhớ không phai mực. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi tin tưởng vào việc quảng cáo nhắm vào mục tiêu. Tôi muốn truyền đạt lời mình bằng thứ công cụ mà những người đàn ông này quen thuộc: một thứ vũ khí. Và vì chúng tôi là đội đầu tiên trong số mười ba công ty sẽ trình bày trong ngày hôm nay, tôi muốn họ sẽ phải nhớ đến chúng tôi.

Tôi kéo dây cung và bắn mũi tên đi. Và nhờ Chúa phù hộ, mũi tên trúng vào tâm. Cả căn phòng lặng đi trong khoảng một phút. Không ai di chuyển. Không ai nói gì. Và rồi cả bốn vị lãnh đạo cấp cao của quân đội đều vỗ tay, thậm chí còn hoan hô và cười. Tất nhiên chúng tôi đã thắng gói thầu đó.

Ngoài yêu thích công việc, tôi cũng làm việc rất chăm chỉ. Có một tờ điểm danh được dán ở hành lang của tòa văn phòng công ty JWT tại New York và tôi luôn cố gắng là một trong những người đầu tiên ký điểm danh đầu giờ và một trong những người cuối cùng ký điểm danh khi kết thúc ngày làm việc. Tôi được thăng chức khá nhanh và thường xuyên, từ người viết nội dung quảng cáo tới giám đốc sáng tạo và Phó Chủ tịch điều hành chịu trách nhiệm hành loạt những gói thầu quảng cáo chính cho các thương hiệu bao gồm Ford, Burger King, Christian Dior, hải quân Hoa Kỳ, và IBM.

Tôi sẵn lòng đi bất kỳ nơi nào để giúp đỡ khách hàng. JWT là một công ty mang tầm quốc tế và yêu cầu bạn phải di chuyển trong nước và cả nước ngoài. Tôi chưa bao giờ ngần ngại khi phải chuyển nhà mặc cho gia đình riêng ngày càng có nhiều thành viên – bằng cách nào đó, tôi đã có thể kết hôn, có  một tuần trăng mật hai tuần và bốn đứa con trong khoảng thời gian giữa những hợp đồng quảng cáo – để đến làm việc tại các văn phòng ở Toronton, Washington, D.C., và Los Angeles. Với tôi, công việc đóng vai trò lớn trong việc giúp tôi thành công chu cấp cho gia đình mình. Khi nói đến gia đình thì chẳng có sự hy sinh nào là quá lớn lao. Vì thế tôi coi JWT là ưu tiên hàng đầu của mình.

Thế nhưng, thật mỉa mai, tôi đã bay hàng ngàn dặm để dành thời gian với khách hàng và hầu như chẳng gặp con mình. Khách hàng của tôi trở thành con tôi và con tôi thì lớn lên mà không có tôi. Đứa con gái Annie bé bỏng mũm mĩm của tôi đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và đã tốt nghiệp cấp ba rồi ư? Tôi đã khóc khi thấy con bé nhận bằng tốt nghiệp, trông thật trưởng thành và đã sẵn sàng rời khỏi nhà và rời khỏi tôi. Tôi nhận ra sự thật một cách đau đớn rằng tôi đã lỡ rất nhiều khoảng khắc quan trọng của con bé và cả của những đứa con khác.

Nhưng tôi – thậm chí lúc đó vẫn tự thuyết phục bản thân rằng sự hy sinh đó là đáng giá, bởi vì JWT đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Lương của tôi rất cao và các phúc lợi cũng rất tốt vì vậy giờ đây khi mà bọn trẻ chuẩn bị học đại học và các loại hóa đơn ngày càng trở nên khủng khiếp thì tôi cũng chẳng cần phải quá quan tâm. Trong tâm trí của mình, tôi thậm chí còn tự hoan hô bản thân rằng: Mày đã rất thông minh khi cống hiến cho một công ty duy nhất – đổi lại là mức lương hàng tháng và sự ổn định. Giống như nhiều người đàn ông của thế hệ mình, với vai trò là “những kẻ chiến đấu vì bánh mì”, tôi hợp lý hóa sự tận tụy với công việc và niềm tin với JWT.

Đặt niềm tin nhầm chỗ, tôi tiếp tục làm việc nhiều giờ hơn, luôn sẵn sàng điều chỉnh lịch trình cá nhân vì nhu cầu của khách hàng. Tôi còn nhớ lúc con tôi còn bé, tôi đã nhận được một cuộc gọi của khách hàng từ hãng Ford vào đúng ngày Giáng sinh. Khi đó tôi đang sẵn sàng dành một ngày nghỉ hiếm hoi ở nhà, chơi với Elizabeth, Annie, Laura và Charles, cũng như tận hưởng một vài khoảng khắc thư giãn có đủ cả gia đình như một những người khác. Khách hàng khi đó muốn thực hiện một dự kiện giảm giá vào năm mới và hỏi liệu tôi có thể quay quảng cáo cho họ hay không? Ford nổi tiếng thích hành hạ các đơn vị quảng cáo và vì họ chi hàng triệu đô cho việc này nên chẳng bao giờ họ cho bạn một lựa chọn mà bạn có thể nói không nếu bạn vẫn cần công việc của mình.

“Chắc chắn rồi” tôi trả lời. “Khi nào?”

“Ngay bây giờ”, ông ta nói.

Tôi nghe giọng điệu căng thẳng đó và biết là tôi phải đi, mặc cho các con đang khóc. Quà của chúng vừa mới mở, vẫn bày đầy phòng khách và bọn trẻ vẫn còn đang mặc đồ ngủ. Nhưng tôi là một nhân viên mẫn cán của JWT. Tôi đã gọi taxi để ra sân bay và tới Detroit.

Tôi rất tự hào rằng tôi chưa từng từ chối bất kỳ yêu cầu nào của JWT. Vì thế tôi đã rất sốc khi mà sau hai mươi lăm năm cống hiến cho công việc, lại nhận được một cuộc gọi từ Linda White, một giám đốc điều hành trẻ của JWT.

“Ngày mai hãy cùng ăn sáng với tôi”, cô ta nói thẳng.

Đó chẳng phải là lời tốt đẹp gì từ nếu bạn nghe được từ một đồng nghiệp. Tôi yêu quí Linda. Một vài năm trước, tôi đã thuyết phục những ông bạn già trong ban giám đốc rằng chúng tôi cần một người phụ nữ trẻ thông minh. Linda đã làm rất tốt và tôi đã giúp đỡ để cô ta được tham gia vào Ban giám đốc. Cô ta là thành viên nữ duy nhất trong đó. Thực tế, Linda hiện nay là chủ tịch, thậm chí đã vượt mặt tôi trên nấc thang thăng tiến.

Cô ta là người được ông chủ mới của JWT ưa thích. Đó là một gã người Anh tên là Martin Sorrell. Gã từng là một thủ thư và chính xuất phát điểm đó khiến gã cực kỳ quan tâm đến kết quả kinh doanh. Trước Martin, JWT giống như một tổ chức phi lợi nhuận khi mà mọi người đóng góp hết sức để thực hiện các chiến dịch truyền thông tốt nhất cho khách hàng và chưa bao giờ lo lắng về kết quả kinh doanh. Martin lại có ý tưởng khác.  Gã nói với các cổ đông rằng gã quan tâm đến việc tăng lợi nhuận cho họ hơn là chi tiền để thực hiện những quảng cáo tầm cỡ nhất. Gã đề nghị mua lại công ty của chúng tôi dù chúng tôi không muốn và đã đấu tranh. Thế nhưng gã có được sự ủng hộ của những tay kế toán phố Wall ranh ma và dễ dàng thắng thế.

Tôi đã tham dự một cuộc họp mà Martin nói thẳng rằng “Tôi thích làm việc với những người trẻ tuổi”. Tôi đáng lẽ nên nghe ra và dự đoán được cái gì sắp tới.

Bản thân Martin mới đầu bốn mươi tuổi còn Linda thì đầu ba mươi tuổi. Chẳng trách họ có thể hòa hợp đến thế. Những con người trẻ tuổi và thông minh luôn sẵn sàng loại bỏ những kẻ mà có lẽ họ coi là “những lão già cổ hủ”.

Vào bữa sáng mà chúng tôi đã hẹn, Linda đến muộn. Đây lại là một dấu hiệu không tốt khác. Trong các tập đoàn của Mỹ, vị trí của bạn càng cao thì bạn càng đủng đỉnh. Và dù cố ý hay không thì Linda cũng đã học được phong cách đó.

Mắt cô ta đỏ hoe. Trông như thể cô ta đã khóc. Và đó lại là một dấu hiệu tồi tệ khác. Tôi biết Linda cũng yêu quí mình và cảm thấy biết ơn vì tôi đã giúp đỡ cho sự nghiệp của cô ta. Nhưng tôi cũng biết rằng khi làm việc tại các tập đoàn hiện đại thì người ta chẳng có thời gian cho sự thương cảm. Cái thực tế rằng tôi vẫn làm việc tốt và đã dành cả thời trai trẻ của mình để giúp JWT thành công chả có ý nghĩa gì ở đây hết.

Tôi đã gặp Linda trong một bữa tiệc. Cô ta lúc đó mới tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Harvard và có bằng đại học về lịch sử nghệ thuật. Tôi đã nói với cô ta rằng đó là một sự kết hợp tuyệt vời trong ngành quảng cáo – cô ta sẽ mạnh về các ý tưởng sáng tạo trong khi vẫn đảm bảo rằng cả quá trình có thể tạo ra lợi nhuận. Và tôi đã đúng. Thế nhưng bằng cấp không thì chẳng giúp cô ta tìm được việc. Tôi đã phải cho mọi người thấy cô ta mạnh mẽ hơn bất kỳ tên đàn ông nào mà chúng tôi có thể tuyển. Để giúp Linda tham gia Ban quản lý cấp cao của JWT, tôi đã phải viết một bản giới thiệu trong đó mô tả cô ta như một “Người đạt được hiệu quả cao đến không thể tha thứ”. Tôi đã cho Linda thấy bản ghi chú đó.

“Tôi thật sự là không thể tha thứ ư?” Linda hỏi tôi, gần như đã bị tổn thương.

“Không, có lẽ không”, tôi nói. “Nhưng là một người phụ nữ thành đạt, cô phải cho người ta thấy mình mạnh mẽ như bất kỳ người đàn ông nào – đặc biệt là trong việc quản lý. Có lẽ cô sẽ phải mạnh mẽ hơn cả bản chất thật sự của mình. Chủ nghĩa nam quyền bao gồm vô số những thời điểm then chốt và chỉ dung nạp những người có thể đảm đương. Đây cũng chính là phong cách quản lý mà Martin thích.”

Tôi giúp Linda tập trung vào những vấn đề khó của công việc: tiền, và một thái độ không khoan nhượng với việc cắt giảm chi phí – cắt giảm trong ngành quảng cáo thì luôn là cắt giảm nhân sự. Và giờ cái chi phí phải cắt giảm đó chính là tôi.

Tôi cười với cô ta. Tôi sẽ không khóc. Nhưng tôi cảm thấy như thể sắp chết. Trái tim tôi rất đau. Liệu có phải tôi đang lên cơn đau tim không? Không, tôi chỉ thấy rất, rất buồn. Và giận bản thân ghê gớm. Tại sao tôi không nhận ra các dấu hiệu chứ? Linda đã có những bước thăng trầm khi làm việc cho JWT; còn tôi thì dậm chân tại chỗ. Linda đã vượt mặt mặt tôi một cách chóng mặt. Martin ưa thích Linda. Theo phong cách Anh lịch thiệp thì rõ ràng là Martin không thể chịu được việc ở cùng một phòng với tôi. Với mái tóc hoa râm, tôi là nỗi xấu hổ đối với một công ty trẻ, đầy tinh anh, quyết đoán và đầy mưu mô mà anh ta muốn vận hành.

“Michael”, Linda nói. “Tôi có vài tin không vui”.  Tôi bồn chồn cầm cái bánh muffin của mình, ép bản thân phải nhìn vào mắt cô ta.

Người bồi bàn đến gần tôi để xem chúng tôi có yêu cầu thêm thứ gì. Những người phục vụ vẫn thường cho rằng những ông già mới là kẻ có tiền và nắm giữ trò chơi.

Tôi lắc đầu và anh ta lùi lại.

“Kể tôi nghe đi”, tôi nói mà không để lộ biểu hiện gì. Tôi không định cầu xin sự thương hại. Tôi biết điều đó chẳng có ích gì. Tôi đã hy vọng là Linda ít nhất cũng phải đấu tranh cho tôi, vì những gì đã cùng trải qua trong quá khứ. Nhưng cái giây phút mà bạn được mời đến một cuộc gặp mặt vào bữa sáng, bên ngoài công ty thì điều đó có nghĩa là mọi thứ đã được quyết định. Tôi biết giờ tôi chỉ còn là lịch sử.

“Chúng tôi phải cho anh nghỉ việc, Michael”. Cô ta nói những từ đó một cách máy móc. Cô ta đã làm tốt khi nghĩ ra được những từ đó, đặc biệt là cụm từ chung “chúng tôi” đầy giả tạo.

“Đây không phải là quyết định của tôi”, cô ta vội vã bổ sung và một giọt nước mắt lăn xuống má cô ta. Cô ta vội gạt nó đi, cảm thấy xấu hổ vì cảm xúc của bản thân – đặc biệt là trước mặt một người đã dạy cô ta phải mạnh mẽ. Tôi không nghĩ cô ta đang giả vờ. Tôi nghĩ là cô ta thực sự cảm thấy buồn khi tôi bị sa thải và cô ta được chọn để thực hiện việc bẩn thỉu này. Từ quan điểm lợi ích kinh doanh, thì việc giữ tôi lại được gọi là “không có đầu óc”. Rất nhiều người trẻ tuổi ngoài kia có thể viết và nói nhanh và tốt như tôi – mà họ chỉ đòi một phần tư số tiền tôi được hưởng. Nếu Linda từ chối sa thải tôi, thì cô ta không thể là một phần của những tay quản lý theo kiểu xã hội đen đó. Đây là một bài kiểm tra về việc lòng trung thành của cô ta đặt ở đâu: một lão già làm công việc sáng tạo đã giúp đỡ cô ta trong quá khứ hay tay phù thủy tài chính trẻ tuổi đang vận hành công ty? Linda phải chứng minh cho Martin thấy cô ta không thỏa hiệp. Bạn cần phải giết người để thành xã hội đen. Linda hôm nay phải nổ súng.

Tôi đã cố gắng tỏ ra dũng cảm nhất có thể. Ít nhất trong vài phút ngồi với Linda.

Linda nói cho tôi biết rằng với mỗi năm tôi làm việc tại JWT, tôi sẽ được hưởng một tuần của mức tiền lương hiện tại. Cô ta xin lỗi vì không thể đòi cho tôi thêm và cô ta tin rằng tôi đã tiết kiệm được chút gì đó trong suốt những năm làm việc.

Tiết kiệm thế quái nào! Tôi tự nhủ. Tôi có những đứa con phải đi học đấy.

Miệng tôi khô lại và tôi không thể nói gì.

“Được rồi,” Linda nói và đứng dậy. “Anh không cần phải quay lại văn phòng gói ghém đồ đạc. Chúng tôi sẽ làm việc đó thay anh.”

Lại là “chúng tôi”. Linda đã sẵn sàng quay lại với công việc bận rộn.

“Tôi muốn tổ chức một bữa trưa chia tay cho anh, Michael, vì anh đã đóng góp rất nhiều cho công ty,” Linda nói, vẫn đứng đó. “Tôi sẽ gọi điện cho anh để sắp xếp. Jeffrey Tobin của phòng nhân sự sẽ gặp anh bất kỳ khi nào anh muốn thảo luận những vấn đề liên quan đến khoản đền bù cắt hợp đồng của anh.”

Ý nghĩ kiện JWT hoặc viết những lá thư tố cáo đến các khách hàng hiện lên trong đầu tôi. Nhưng Martin và Linda đã liệu trước được điều đó. “Anh có thể nghĩ đến việc trở thành cố vấn sáng tạo hay tương tự,” Linda tiếp tục, giọng cô ta giờ đây trở nên tích cực hơn, “Martin và tôi tất nhiên sẽ cho anh những lời giới thiệu tốt nhất. Cá nhân tôi sẽ giúp anh bằng tất cả khả năng của mình,” cô ta nói thêm. Tôi chả còn cơ hội gì ở JWT, nhưng cô ta sẵn sàng hỗ trợ tôi nếu tôi ngoan ngoãn.

Bị đuổi việc không phải là một cách hay để bắt đầu một công ty tư vấn. Nhưng tôi biết, tôi cần sự thiện chí của JWT nếu muốn có bất kỳ công việc nào từ những khách hàng cũ hoặc bất kỳ ai. Nếu tôi gây rắc rối thì tôi sẽ chẳng nhận được gì.

Gã bồi bàn phiền phức lại tiến lên và tôi lại ra hiệu để anh ta đi.

Linda siết hai cánh tay tôi trong một cử chỉ gần như một cái ôm. “Hãy gọi cho Jeffrey, Michael. Anh ta yêu quí anh và sẽ giúp anh.”

Rồi cô ta quay đi và nhanh chóng sải bước ra khỏi nhà hàng.

Gã bồi bàn quay trở lại một lần nữa với hóa đơn trên tay.

Bên ngoài, mặt trời chiếu rực rỡ. Tôi đột nhiên tuyệt vọng nhận ra rằng mình chả có nơi nào để đi. Lần đầu tiên trong hai mươi lăm năm, tôi không có khách hàng chờ đợi mình đưa ra ý kiến cho các chiến dịch quảng cáo. Tôi bắt đầu bước đi và rồi khóc ngay trên đường phố. Điều đó thật nhục nhã. Tôi! Đã khóc! Nhưng ở cái tuổi năm mươi ba, tôi vừa mới nhận được án tử cho sự nghiệp của mình. Sâu trong trái tim, tôi biết mọi thứ sẽ rất tệ nếu như bạn già cả và bị đuổi ra đường.

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi.

Có, tôi muốn một công việc. Tôi đã không nói câu đó trong suốt ba mươi lăm năm. Đã ba mươi lắm năm kể từ khi tôi bắt đầu công việc từ cấp thấp nhất tại JWT. Và đã mười năm kể từ khi tôi bị sa thải khỏi vị trí quản lý hàng đầu tại JWT. Tôi đã thành lập một công ty tư vấn và lập tức nhận được vài công việc khá tốt từ khách hàng cũ. Nhưng dần dần, rõ ràng là càng ngày càng ít những cuộc gọi của tôi được hồi đáp. Đã vài tháng trôi qua kể từ dự án gần nhất mà tôi làm. Kể cả một ly latte giờ cũng là thứ xa xỉ mà tôi không thể trả nổi.

Giờ đây khi nhìn vào cô nhân viên Starbucks tự tin đang mỉm cười với mình, tôi thấy tội nghiệp bản thân. Cô ấy trông có vẻ vô lo, trẻ trung và đầy những lựa chọn. Sau này tôi mới biết rằng cô ấy đã trải qua nhiều khó khăn hơn tôi có thể biết đến trong ba đời. Mẹ cô ấy là một kẻ nghiện chất kích thích và đã chết khi cô ấy mới mười hai tuổi. Cô ấy chưa bao giờ biết mặt cha mình. Khi mẹ cô ấy chết vì sốc thuốc, cô ấy được gửi đến ở với một người dì. Người dì này là một bà mẹ đơn thân và cũng có những đứa con không có cha cần phải chăm lo. Dì của cô ấy là một con người kinh khủng. Sau này cô ấy kể với tôi về cái lần kinh hoàng khi cô ấy ngã xuống cầu thang ở khu ổ chuột Brooklyn nơi cô ấy đã sống. Hông cô ấy đã bị vỡ, thế mà người dì quái đản còn mắng cô vì quá vụng về và từ chối đưa cô tới bệnh viện. Xương cuối cùng cũng liền nhưng theo một cách kinh khủng và gây đau đớn lâu dài. Mặc dù cô ấy tỏ ra vô cùng tự tin ngày hôm đó nhưng thực tế là cô ấy đã phải chịu đau đớn cả về thể xác và tinh thần.

Nhưng giây phút đó tôi vẫn đang chìm đắm trong thế giới riêng của mình và các vấn đề của tôi đã chiếm toàn bộ tâm trí tôi.

Với tôi thì người phụ nữ trẻ này có thứ quyền lực rất lớn – quyền tuyển dụng tôi. Có, tôi muốn một công việc. Ngay khi lời thốt ra tôi đã thấy sợ hãi. Tôi đang làm gì vậy? Nhưng cùng lúc đó, tôi biết tôi muốn một công việc. Tôi cần một công việc. Và tôi cho rằng tôi sẽ dễ dàng có được một công việc tại cửa hàng Starbucks này, phải không?

Cô nhân viên Starbucks xắp sếp lại giấy tờ trước mặt mình, nụ cười đã biến mất và cô ấy nhìn tôi một cách nghiêm khắc. “Vậy là anh thực sự cần một công việc?” cô ấy nói một cách hoài nghi và lắc đầu. Cô ấy rõ ràng là đã trở nên mẫu thuẫn hơn về tôi khi mà nhìn nhận đến cái thực tế tôi sẽ làm việc cho cô ấy.

Tôi thấy như bị sét đánh: hóa ra lời mời làm việc của cô ta chỉ là một trò đùa. Có lẽ cô ta chỉ định dành vài phút để đem tôi, một kẻ tẻ nhạt, căng thẳng và trông có vẻ kiêu ngạo ra làm trò đùa. Có lẽ cô ta chỉ đang làm theo một lời thách đố của một nhân viên khác. Thế nhưng tôi lại khiến cô ta ngạc nhiên khi nhận lời mời đó.

Cô ta nhìn tôi một cách soi mói. “Anh có đồng ý làm việc cho tôi không?”

Tôi thấy rõ thách thức trong câu hỏi của cô ta: liệu tôi, một lão già da trắng cho sẵn lòng làm việc cho một người phụ nữ da đen trẻ tuổi hay không?

Sau này cô ấy mới cho tốt biết người dì cau có và cay nghiệt của cô ấy đã lặp đi lặp lại suốt những năm cô ấy trưởng thành rằng, “bọn da trắng là kẻ thù”. Đứng trên quan điểm của mình, cô ấy đang mạo hiểm khi đề nghị thuê tôi. Và cô ấy sẽ không tiến thêm phân nào nếu chưa biết chắc tôi sẽ không gây ra rắc rối cho cô ấy.

Tôi cũng rất mâu thuẫn. Cả quá trình này như một sự thụt lùi với tôi. Trong cái thế giới mà tôi sống thì lý ra tôi mới là người đủ lương thiện và tốt để cho cô ấy một công việc chứ không phải người van xin để có được công việc. Tôi biết đây là một cảm xúc sai trái, vô cùng lệch lạc nhưng nó vẫn ở đó vo ve bên dưới bề mặt của tình huống lúc đó. Người phụ nữ trẻ này rõ ràng là chả quan tâm đến việc tôi trả lời có hay không với lời mời làm việc mà cô ấy đưa ra. Làm thế nào mà cô ấy đã trở thành người chiến thắng vậy? Thế giới của tôi hoàn toàn đảo lộn.

Ở thành phố New York, năm 1945, cha mẹ tôi khi đó lúc nào cũng như đang chuẩn bị đi dự một bữa tiệc cốc-tai hay các bữa ăn tối. Tôi lúc đó là một cậu bé nhỏ cô đơn. Như thường lệ, họ không có ở nhà khi tôi từ trường Buckley về bằng xe buýt. Nhưng Nana thì vẫn luôn ở đó để đón tôi với đôi tay dang rộng và một nụ cười tươi trên khuôn mặt. Tôi lao vào vòm ngực rộng rãi đó.

Người phụ nữ già đã sống với chúng tôi trong ngôi nhà bằng gạch xám trang nghiêm tại đường Bẩy mươi tám phía Đông là người tôi rất yêu quí khi còn bé. Bà ấy là đầu bếp của gia đình tôi và là người bạn đồng hành thân thiết nhất của tôi. Tôi dành toàn bộ thời gian của mình trong căn phòng bếp dưới tầng hầm ấm áp và thơm mùi thức ăn, giả dạng Charlie Chaplin để chọc bà cười. Bà thưởng cho tôi những món quà vặt ngon lành từ hạt khô và nho khô. Khi bố bà ở Virginia bị ốm, tôi đã nói với bà rằng bà có thể về thăm ông ấy. Hai tuần sau, bố bà mất. Nana nghĩ rằng tôi “được Chúa gửi đến”. Bà nói rằng ngày nào đó tôi sẽ trở thành một đứa con ngoan đạo của Chúa, một cha xứ. Tôi có hàm răng hô và đôi tai to nhưng Nana nói rằng “Cháu là một cậu bé đẹp trai”. Bà còn nói rằng tôi sẽ trở thành một kẻ đào hoa thực thụ.

Sau đó tôi tình cờ nghe thấy bố mẹ nói chuyện trong phòng sách. Giọng nói của họ rất nhỏ. Tôi rón rén đến sát cửa để nghe rõ hơn.

“Nana đã quá già để có thể leo cầu thang,” mẹ tôi nói.

Căn nhà bằng gạch xám của chúng tôi có bốn tầng với bảy mươi ba bậc thang – tôi đã đếm chúng nhiều lần để đỡ chán.

“Ừ, anh cũng nghĩ là mọi việc có vẻ đang quá sức của bà ấy”, bố tôi đồng ý.

Trái tim tôi nảy lên sợ hãi. Họ không thể đuổi Nana đi được. Tôi chạy đến với bà và khóc nhưng lại không thể nói cho bà những gì tôi vừa nghe thấy.

Vài tuần sau, khi tôi trở về nhà vào buổi chiều, Nana không còn ở đó để đợi tôi nữa. Bà đã đi. Mẹ đã thuê một người tị nạn người Latvia làm đầu bếp của chúng tôi. Cô ta mới mười chin tuổi và mẹ nói với tôi rằng mẹ đã được lời lớn khi thuê cô ta. Cô gái Latvia làm việc chăm chỉ nhưng hầu như không nói được tiếng Anh và không nói chuyện với tôi hay thậm chí là nhìn tôi. Cô ta sợ đi gần tôi hay bất kỳ người nào và lý do sau này tôi mới biết là bởi vì cô ta từng bị quân phát xít và cả cộng sản cưỡng hiếp.

Nhưng khi đó vẫn còn là một đứa trẻ, tôi chỉ biết rằng Nana đã đi mất và tôi lại thui thủi một mình trong căn nhà rộng lớn này. Căn bếp trở nên lạnh lẽo và trống vắng vì không có bà nhưng tôi lại không muốn rời khỏi căn phòng bà đã từng hiện diện. Tôi ngồi yên lặng bên khung cửa sổ bếp và ngắm những giọt mưa rơi chạy đuổi nhau dọc tấm kính. Tôi chọn một giọt mưa và so sánh nó với một giọt khác để xem giọt nào sẽ đến chân tấm kính trước. Nếu tôi chọn đúng tôi sẽ tự nói với mình rằng tôi xứng đáng có một điều ước trở thành hiện thực. Và tôi đã ước Nana trở lại.

Khi tôi xin việc tại quán Starbucks chỉ cách ngôi nhà bằng gạch xám mà tôi đã sống từ khi một tuổi đến năm tuổi gần một trăm mét, tôi đột nhiên cảm thấy trong trái tim mình có một lỗ hổng dành cho một người phụ nữ tôi đã không gặp trong suốt sáu mươi năm. Nana chắc chắn là già hơn rất nhiều so với cô nhân viên Starbucks đang ngồi đối diện tôi ngày hôm nay. Nana đáng yêu, to lớn và mềm mại. Cô gái trẻ này thì chuyên nghiệp, nhỏ nhắn với thân hình tuyệt vời. Nana mất vài chiếc răng nên khi cười, nụ cười đó lỗ chỗ. Còn cô gái này có nụ cười hoàn hảo sáng bóng. Nana như một người mẹ đối với tôi. Cô gái này đã vạch rõ rằng cô ấy là chủ còn tôi là nhân viên.

Rõ ràng là hai người phụ nữ này chẳng có điểm chung nào – trừ việc họ đều là người Mỹ gốc Phi. Như rất nhiều người da trắng mà tôi biết, tôi cũng ủng hộ ý tưởng hợp nhất. Thế nhưng càng già thì tôi càng thấy rằng dường như trong cái vòng tròn xã hội đầy những người da trắng bảo thủ thì người da trắng vẫn giao lưu với người da trắng và người da đen thì chơi với người da đen. Đối với tôi việc có mối liên hệ với một người phụ nữ Mỹ gốc Phi ở mức độ cá nhân thì chỉ khiến tôi liên tưởng đến mối quan hệ gần gũi chân thật nhất mà tôi từng có với Nana.

Cô nhân viên Starbucks trẻ tuổi không biết rằng bởi vì Nana nên tôi rất sẵn lòng làm việc với cô ấy – tôi không thể không tin tưởng cô ấy. Nó là một cảm giác thật vô lý, tôi tự nhủ với bản thân mình. Làm thế nào mà một người đàn ông sáu mươi ba tuổi lại bị chi phối bởi cảm xúc của một đứa trẻ bốn tuổi – thế nhưng đó lại là sự thật. Anh có sẵn lòng làm việc cho tôi không? Cô ấy đã hỏi như vậy.

“Tôi rất muốn làm việc cho cô”.

“Tốt. Chúng tôi cần người làm. Thế nên chúng tôi mới có một buổi tuyển dụng ngày hôm nay và tôi đến đây để phỏng vấn tìm người làm vị trí pha chế.” Cô ấy hầu như không nhìn tôi khi nói những lời này. Cứ như thể cô ấy đang đọc cho tôi các quyền mà tôi có khi bị bắt giữ chứ không phải là đang muốn giới thiệu một công việc. “Đây là vị trí thấp nhất nhưng lại có nhiều cơ hội. Tôi chưa bao giờ học hết cấp ba và giờ đây tôi đang quản lý một công việc kinh doanh ra trò. Mỗi quản lý nhà hàng đều phải tự điều hành cửa hàng của họ và thuê người làm mà họ muốn.”

Cô ấy đưa cho tôi một tờ giấy.

“Đây là mẫu hồ sơ xin việc. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu buổi phỏng vấn chính thức.”

Cô ấy chìa tay ra.

“Tên tôi là Crystal.”

Trong suốt khoảng thời gian đó tôi vẫn đang ngồi ở cái bàn trong góc với ly Latte và đống giấy tờ. Cái cặp của tôi rơi xuống đất khi tôi đứng lên và vươn nửa người ra khỏi chỗ ngồi trong một tư thế kỳ cục để bắt tay cô ấy và nói, “Tên tôi là Mike.”

Tôi đã đặt tên cho công ty của mình là Michael Gates Gill và Những người bạn bởi vì tôi thích âm thanh vang dội của từng chữ trong tên của tôi. Nhưng ở đây tôi lại cảm thấy rằng “Mike” vẫn là cách gọi tốt hơn. Có lẽ là cách duy nhất.

“Mike”, Crystal nói một lần nữa sắp xếp giấy tờ trước mặt cô ấy mà vẫn không nhìn vào tôi, “tất cả các nhân viên của Starbucks đều được gọi bằng tên và họ nhận được lợi ích tuyệt vời.”

Cố ấy đưa cho tôi một tờ rơi lớn.

“Đọc qua tài liệu này và anh sẽ thấy tất cả những lợi ích về chăm sóc sức khỏe.”

Tôi nhận lấy tờ giấy một cách hào hứng. Tôi đã không biết là vị trí này có bảo hiểm y tế. Mức phí bảo hiểm y tế đã trở nên quá cao để tôi có thể tự chi trả cho mình. Tôi phải từ bỏ nó và đây là một lỗi lầm mà tôi đã nhận ra sẽ có hậu quả nghiêm trọng thế nào đối với mình. Bất kỳ mâu thuẫn nào mà tôi có đối với công việc này đều đã bay qua cửa sổ.

Chỉ một tuần trước tôi có làm kiểm tra tổng thể với bác sĩ của mình. Thông thường thì ông ấy sẽ cho tôi một báo cáo sức khỏe tốt. Nhưng lần này ông ấy lắc đầu nhẹ và nói, “có lẽ không có vấn đề gì đâu nhưng để chắc thì anh nên đi chụp cộng hưởng từ.”

Tại sao?”

“Tôi chi muốn chắc chắn. Anh nói là anh thấy ù tai phải không?”

Chỉ hơi ù thôi,” tôi vội trả lời. Tôi chưa bao giờ cho bác sĩ Cohen cơ hội để nghi ngờ về các vấn đề sức khỏe của mình. Tôi chưa bao giờ nói với ông ấy rằng tôi đang cảm thấy ốm. Ông ấy là một bác sĩ tận tâm và điều đó có nghĩa là ông ấy không mệt mỏi trong việc tìm ra các vấn đề sức khỏe của tôi.

Hơi ù vẫn là ù” ông ấy nói bằng cái giọng bực bội thường ngày của mình. Ông ấy thấy mất kiên nhẫn với sự né tránh khéo léo của tôi. “hãy đi chụp cộng hưởng từ sau đó gặp bác sĩ Lalwani.”

“Bác sĩ Lalwani?”

“Michael, anh là một kẻ kiêu ngạo,” bác sĩ Cohen nói với tôi “và một ngày nào đó điều này sẽ giết chết anh. Bác sĩ Lalwani là bác sĩ hàng đầu về tai. Anh ấy có bằng tiến sĩ ở Stanford. Giờ thì anh hài lòng chưa?”

Sau khi đã khám bệnh cho tôi trong suốt nhiều năm, bác sĩ Cohen hiểu tôi rất rõ.

Thế là tôi đi chụp cộng hưởng từ. Bác sĩ Cohen đã nói với tôi rằng việc đó chỉ mất “vài phút”.

Tôi đã nằm đó ít nhất là nửa giờ. Và tôi cũng không thích cái thực tế là tôi có thể nghe thấy các bác sĩ khác ra vào phòng.

“Chuyện gì xảy ra vậy?”

“Chẳng có việc gì cả,” vị bác sĩ trẻ tuổi nói như ra lệnh với tôi. “Chúng tôi sẽ gửi kết quả đến bác sĩ Lalwani. Anh ấy muốn gặp ông.”

Tôi đã rất tức giận. Tôi giận bác sĩ Cohen chứ không phải cái việc chụp cộng hưởng từ ngu xuẩn này. Trước giờ tôi vẫn khỏe mạnh. Và tôi vẫn sẽ khỏe mạnh bởi vì tôi không thể ốm bây giờ được.

Bác sĩ Lalwani bắt tôi phải chờ gần cả buổi chiều. Tôi thấy người ta ra vào phòng anh ta. Cuối cùng thì bác sĩ Lalwani cũng xuất hiện, tươi cười đến tận mang tai. Liệu đó có phải là dấu hiệu của hy vọng? Lalwani ra hiệu cho tôi đi vào phòng. Căn phòng nhỏ, chật chội và chất đống giấy tờ. Tôi thấy không yên tâm tí nào. Tôi thích một góc văn phòng rộng lớn với ghế sofa thoải mái. Anh ta rõ ràng là đã không làm tốt lắm trong chuyên môn của mình.

“Ông Gill,” anh ta nói.

“Michael,” tôi nói với anh ta và cố tỏ ra thật thân thiện.

Nhưng anh ta vẫn cố chấp và cười tươi hơn. “Ông Gill, tôi có vài tin xấu cho ông … nhưng có lẽ ông đã biết rằng có gì đó không ổn rồi … tôi nói đúng không?”

Tôi đã biết có cái đó không ổn rồi ư? Anh ta bị điên à? Tôi nghĩ mọi việc đều ổn thì có.

“Anh đang nói gì?” tôi cố gắng kiềm giữ sự lo lắng và tức giận của mình trước thái độ bình tĩnh của anh ta.

“Ông có một căn bệnh hiếm gặp. May mắn thay, cái đó lại đúng là chuyên môn của tôi.”

“Vấn đề gì?” tôi gần như hét lên, nhưng bác sĩ Lalwani lại như chẳng vội vàng gì.

“Một vấn đề rất, rất hiếm.” Anh ta lại cười. “Chỉ có một trong số mười triệu người Mĩ mới mắc phải.”

Tôi đợi chờ đầy tức giận nhưng với bản năng động vật, tôi biết tôi phải để cho vị bác sĩ tài giỏi đó làm những gì anh ta muốn. Tôi đã quá hoảng sợ để có thể hét lên về cái kiểu cách học giả của anh ta.

“Ông mắc phải bệnh gọi là ung thư âm thanh. Đúng chuyên ngành của tôi. Nhưng rất hiếm. Nó là một khối u nhỏ trên sàn não của ông … ảnh hưởng đến việc nghe của ông.”

Trong một giây tôi không thể nhìn hoặc nghe bất kỳ điều gì. Nó như thể là tôi bị bắn ngay giữa đầu và tim. Tôi nghĩ tôi chắc là đã nín thở.

Bác sĩ Lalwani có vẻ như cảm nhận được sự căng thẳng của tôi nên vội nói.

“Bệnh này không chết người đâu,” anh ta nói. “Tôi có thể phẫu thuật. Nhưng tôi phải nói với ông rằng cuộc phẫu thuật rất nguy hiểm.”

Tôi đã hồi phục lại khả năng nghe và nhìn đúng lúc nghe được những từ ngữ đáng ngại đó. Từ “Nguy hiểm” được thốt ra từ miệng bác sĩ phẫu thuật thì không phải là thứ mà tôi muốn nghe.

“Ý anh là gì?”

“Chúng tôi khoan vào xương sọ, và mọi thao tác đều diễn ra trong não. Đúng ra thì tôi là một bác sĩ thần kinh … nó là một cuộc phẫu thuật não.”

Anh ta cực kỳ tự tin vào bản thân. Tôi thì ghét anh ta vì sự sẵn lòng thực hiện phẫu thuật đó.

“Khả năng nghe của ông có thể không hồi phục. Khối u gây ra tiếng ù. Nó sẽ mất một hoặc hai tuần trước khi ông có thể rời bệnh viện,” anh ta nói.

“Trước khi tôi có thể rời bệnh viện,” tôi lặp lại một cách máy móc.

“Và sẽ mất vài tháng để ông hồi phục hoàn toàn. Nhưng tỉ lệ hồi phục là rất lớn. Khả năng tử vong rất thấp. Chỉ có vài trường hợp tử vong thôi.”

Một vài … đã chết? Anh ta bị điên à?

“Khi nào thì tôi phải phẫu thuật?” tôi lắp bắp. Miệng tôi khô đắng.

“Tôi sẽ thực hiện nó ngay… nhưng ông có thể sẽ muốn đợi vài tháng, quay trở lại và chúng ta sẽ chụp cộng hưởng từ lần nữa để xem liệu khối u có to lên hay không. Có thể ông có một khối u phát triển rất chậm.”

Cuối cùng cũng có một tia hy vọng. Giống như tất cả mọi người, tôi ghét cái ý tưởng về bệnh viện. Bạn bè tôi có người đã chết trong viện. Chưa kể đến hiện nay tôi gần như là phá sản. Thế nên mọi sự trì hoãn đều là một phần thưởng của Chúa.

Tôi đứng dậy nhanh chóng, bắt tay anh ta, rời văn phòng đó và ngay lập tức gọi cho bác sĩ Cohen.

Ông ta không yên tâm lắm.

“Nghe có vẻ như anh cần làm phẫu thuật ngay,” anh ta nói với tôi.

“Đúng,” tôi nói, giả vờ đồng ý, “nhưng tôi sẽ đợi một vài tháng để chụp cộng hưởng từ lần nữa.”

Tôi đang câu thời gian.

Từ bỏ bảo hiểm y tế đối với tôi đã là việc rất tồi tệ, nhưng không thể trả khoản tiền bảo hiểm y tế cho con mình còn kinh khủng hơn. Tôi tự hỏi liệu khối u có phải là một cái nghiệp để trừng phạt cho hành vi của mình.

Giờ đây khi đang ngồi đối diện với Crystal, tôi đọc tờ quảng cáo của Starbucks về đãi ngộ bảo hiểm với một niềm hứng thú đặc biệt. Những đãi ngộ này có vẻ rộng và bao gồm cả các vấn đề về răng và nghe –  những thứ mà tôi chưa bao giờ được hưởng khi còn là một quản lý cấp cao tại JWT.

Tôi ngước lên nhìn Crystal một cách hy vọng. “Cái này có bao gồm cả con cái không?”

“Anh có bao nhiêu con?”

“Năm đứa”, tôi nói và nghĩ về việc tôi đã từng nói “bốn”. Giờ thì là năm.

Crystal cười lớn. Rồi cô ấy mỉm cười, một cách tử tế.

“Anh chắc đã bận rộn lắm,” cô ấy nói.

“Đúng.”

Tôi không muốn nói gì thêm; nó quá phức tạp để bàn đến chuyện này trong một cuộc phỏng vấn xin việc.

“Được rồi,” cô ấy tiếp tục, vẫn bằng một giọng nói tích cực, “cả năm đứa con của anh đều sẽ được chi trả bảo hiểm chỉ với một khoản trừ thêm nhỏ.”

Thật nhẹ nhõm. Đứa con bé nhất của tôi, Jonathan, là lý do chủ yếu mà tôi cần công việc đến vậy. Mọi việc không phải lỗi của nó. Tất cả đều là lỗi của tôi.

Tôi đã gặp Susan, mẹ của Jonathan tại phòng tập gym, nơi tôi bắt đầu lui tới một thời gian ngắn sau khi bị đuổi việc. Tôi cần một lý do để ra khỏi nhà mỗi ngày và tập thể dục trở thành lý do mới của tôi để thức dậy và ra ngoài.

Một buổi sáng tôi đang nằm trên tấm thảm tập và nghỉ. Tôi tình cờ ở trong một căn phòng trống và nơi đó thỉnh thoảng được sử dụng cho các lớp yoga. Susan đi vào, rõ ràng là không để ý thấy tôi và tưởng căn phòng trống. Cô ấy khóc khi đi đến ngồi dựa vào tường.

“Cô có ổn không?” tôi hỏi. Tôi cảm thấy không thoải mái khi ở cạnh những người đang xúc động.

Cô ấy giật mình nhưng cũng không ngừng khóc.

“Anh trai tôi đang chết dần vì bệnh ung thư … chỉ còn sống được vài ngày…”

“Điều đó thật khó khăn,” tôi nói, ngồi trên tấm thảm xanh của mình, chuẩn bị rời đi.

“Và chỉ mới năm ngoái tôi đã mất bố vì bệnh ung thư phổi.”

“Thật khó khăn,” tôi lặp lại và đứng dậy. Đáng ra tôi nên tiếp tục đi ra cửa nhưng tôi lại nghĩ rằng không nên để cô ấy lại khi đang buồn như thế.

Tôi đến gần cô ấy.

“Đừng lo,” tôi nói mà chẳng biết những từ này ở đâu ra. “Cô sẽ sớm trở nên hạnh phúc hơn trước đây.”

Cô ấy ngước nhìn tôi. Susan nhỏ người, chắc chỉ tầm một mét rưỡi với mái tóc đen dày và mắt màu nâu. Tôi cao hơn mét tám, bị hói và có mắt màu xanh. Chúng tôi là ví dụ trái ngược điển hình trong nghiên cứu và chắc chắn là một cặp đôi kỳ lạ.

Susan lau nước mắt nhưng chúng lại càng chảy ra nhiều hơn.

“Cái gì?” cô ấy nói, không tin tưởng lắm việc mình đã nghe chính xác.

Tôi không thể tin được mình vừa nói gì. Những từ ngữ điên rồ này đến từ đâu vậy?

Nhưng tôi đã lặp lại chúng.

“Cô sẽ trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết.”

Cô ấy gật đầu như thể đã hiểu được ở một mức độ nào đó.

Tôi chuẩn bị đi.

“Tôi thích đàn ông tập yoga,” cô ấy nói. “Nó thể hiện sự linh hoạt.”

Susan và tôi bắt đầu mối quan hệ với những giả thuyết sai lầm. Cô ấy cho rằng tôi thích yoga. Trong khi tôi chả có tí hứng thú nào với yoga cả. Tôi không thích việc kéo căng người: nó khiến tôi cảm thấy càng ít linh hoạt hơn. Tôi cứng nhắc trong rất nhiều thứ. Thể chất. Tinh thần. Cảm xúc. Tôi thích các bài hát cũ, cách thức cũ. Cho đến giờ, quá khứ của tôi đều rất ổn. Susan không biết gì về thứ mà tôi thực sự thích. Gặp tôi trong phòng tập yoga và cô ấy nghĩ tôi là người linh hoạt, nhạy cảm, có thể hiểu sự uyên thâm mang tính tích cực và sâu sắc của cuộc sống. Giống như tôi là một bậc thầy khôn ngoan.

Thỉnh thoảng nó cũng thú vị khi mà người ta có thể nhầm lẫn đến thế.

Susan đã quá sai về tôi và tôi cũng đã nhầm về Susan. Tôi cho rằng cô ấy là một đứa trẻ bơ vơ cần sự an ủi và bảo vệ. Nhưng sau đó tôi biết rằng cô ấy là một bác sĩ tâm lý thành công với một lượng lớn bệnh nhân yêu quí.

Tôi nghĩ là cô ấy cần tôi.

Cô ấy nghĩ tôi có thể giúp cô ấy.

Cả hai chúng tôi đều sai.

Nhưng có một sự hấp dẫn ngay tức thì giữa chúng tôi. Có phải phản ứng hóa học mạnh mẽ giữa chúng tôi là mình chứng cho câu nói những gì ngược nhau thì sẽ hút nhau? Đặc biệt là buổi sáng sớm tại phòng tập gym. Tôi chẳng có gì tốt hơn để làm cả. Còn cô ấy có hai giờ rảnh rỗi trước cuộc hẹn với bệnh nhân tiếp theo.

Từ khi tôi bị đuổi việc, tôi đã nhận ra rằng tôi không thể làm tình với vợ mình được, và chúng tôi cũng chẳng thử thường xuyên cho lắm. Giống như nhiều cặp vợ chồng, chúng tôi thỉnh thoảng mới làm tình. Nhưng tôi vẫn thấy sợ hãi khi mà lần gần đây nhất tôi đã cố thử nhưng thất bại. Thất bại về thể chất đó làm tệ hơn thất bại trong công việc gần đây của tôi. Mà tôi thì luôn coi tình dục như một cách hứng khởi để giải tỏa căng thẳng. Giờ thì nó lại trở thành một dấu hiệu nữa của việc tuột dốc không thể đảo ngược được của tôi.

Cho đến khi tôi gặp Susan.

Nhưng mặc cho sự hấp dẫn đó, tôi vẫn đi ra phía cửa. Tôi là người không linh hoạt, và không ngoại tình … đặc biệt là với người tôi gặp ở một phòng gym hạng thường.

“Anh có muốn uống một tách cà phê không?” Susan hỏi một cách lịch sự khi tôi di chuyển ra cửa. Tôi gần như không nghe thấy cô ấy. Cô ấy nói rất nhẹ.

Tôi thấy bản thân mình trả lời, “Chắc chắn rồi, cùng uống một tách cà phê nhé.”

Có thể có điều gì xấu xảy ra khi uống một tách cà phê với một cô gái bé nhỏ đang đau khổ chứ? Chúng tôi có thể gọi một ly latte ở Starbucks và tôi có thể khiến cô ấy vui vẻ hơn.

Nhưng thay vì Starbucks thì cô ấy lại gợi ý đi đến căn hộ của cô ấy. Tôi đã đi cùng cô ấy và tôi đã bị mắc kẹt. Sau đó tôi gặp Susan mỗi buổi sáng khi cô ấy rảnh – khoảng hai hoặc ba lần một tuần.

Susan cũng không phải trẻ. Ở giữa tuổi bốn mươi. Bác sỹ phụ khoa của cô ấy nói rằng cô ấy không thể có con. Vì vậy cô ấy nói chẳng có lý do gì để kết hôn cả.

“Kết hôn là để sinh con,” cô ấy nói. “Rất không may là em lại chẳng thể có con.”

“Đó là chưa kể đến việc anh đã kết hôn rồi,” cô ấy nhắc nhở tôi, nhìn lướt nhẫn cưới trên tay tôi để xác nhận lại.

Tôi công nhận ý kiến của cô ấy với một cảm giác tội lỗi lớn. Mỗi ngày tôi lại yêu Susan hơn nhưng tôi cũng muốn giữ gia đình mình và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Tôi yêu vợ và muốn bốn đứa con được sống trong điều kiện gia đình ổn định.

Rồi có một ngày Susan gọi tôi khi tôi đang ở nhà – một việc mà cô ấy chưa bao giờ làm.

“Em phải gặp anh.”

“Khi nào?” lúc đó là bẩy giờ rưỡi sáng. Tôi thậm chí còn chưa ăn sáng.

“Ngay bây giờ.”

Cô ấy đứng lặng lẽ trong căn hộ của mình; rèm cửa mở rộng về phía Sông Đông. Đó là một buổi sáng tháng ba nhưng mặt trời chiếu sáng lấp lánh trên mặt nước.

“Michael,” cô ấy thì thầm. “Em có thai. Và Chúa đã nói với em rằng em phải sinh đứa bé này.”

Trái tim tôi ngừng đập. Cái này không có trong kế hoạch của tôi. Tôi đã mất công việc và đang phải vật lộn để nuôi sống gia đình mình. Tôi không cần một đứa con nữa.

“Anh nghĩ gì thế?” cô ấy hỏi.

“Em phải lựa chọn,” tôi nói.

“Nói em nghe.”

“Không,” tôi nói và đứng dậy. Tôi định bảo cô ấy phá thai. Nhưng đây có thể là cơ hội duy nhất của cô ấy để có một đứa con.

“Đây là một điều kỳ diệu, Michael, nhưng em cần sự hỗ trợ của anh.”

“Anh đã phá sản.”

Cô ấy cười. Susan còn có một sự hiểu nhầm khác: cô ấy nghĩ rằng vì tôi ăn mặc lịch sự và trông có vẻ giàu có thì có nghĩa là tôi giàu. Cô ấy không biết rằng đằng sau cái thái độ đứng trên cả thế giới của tôi thì mỗi ngày tôi lại càng nghèo đi.

Tôi đã giữ mối quan hệ với Susan trong bí mật nhưng khi Jonathan được sinh ra, tôi đã nói với vợ mình. Cô ấy không thể chịu đựng được việc đó.

“Ngoại tình là một chuyện,” cô ấy nói. “Một đứa con thì lại là chuyện khác.”

Betsy là người tỉnh táo.

“Tôi không thể làm được việc đó,” cô ấy nói với tôi. “Tôi không được sinh ra để làm việc này.”

Thế là chúng tôi ly dị trong “hòa bình”, mặc dù cô ấy có quyền tức giận với tôi vì đã ngu ngốc như vậy.

“Tôi đã nghĩ là chúng ta sẽ sống với nhau suốt quãng đời còn lại,” cô ấy nói. Tôi cảm thấy thật kinh khủng.

Con tôi, giờ đã trưởng thành thì hiểu mọi chuyện theo cách trưởng thành nhưng vẫn thấy bị tổn thương và giận dữ. Tôi đã để lại cho Betsy ngôi nhà lớn và cô ấy có đủ tiền để dành để lo cho cuộc sống nhưng tôi biết mọi thứ không phải chỉ liên quan đến tiền. Tôi đã phá hỏng cuộc đời cô ấy.

Và tôi cũng tự phá hỏng cuộc đời mình.

Tôi thuê một căn hộ nhỏ tại khu ngoại ô New York. Tôi tuyệt vọng muốn sửa sai sau khi đã làm những việc tồi tệ đó nên tôi đã cố gắng để ở bên Susan và đứa bé mới sinh, Jonathan. Tôi sẽ đến vào lúc bốn hoặc năm giờ sáng để chơi với Jonathan và để Susan có thể ngủ một chút.

Tôi làm việc này chỉ vì trách nhiệm. Nhưng một việc không mong muốn đã xảy ra. Tôi càng ngày càng cảm thấy gắn bó với Jonathan. Và thằng bé cũng thế. Tôi và Jonathan thường cùng nhau ngắm mặt trời mọc. Khi những đứa con khác của tôi còn nhỏ, tôi đã không có thời gian để cùng trải qua những khoảng khắc thay đổi cuộc đời của chúng. Tôi lúc đó làm việc mười hai tiếng mỗi ngày tại JWT.

Lúc này, tôi có cơ hội nữa được làm một người cha – theo nhiều cách, một cơ hội mà tôi không xứng đáng. Tôi thích nhìn Jonathan lớn lên trước mắt mình; nhìn thằng bé khua khoắng bàn tay bé nhỏ như thể đang điều khiển dàn nhạc khi tôi hát một bài hát nhẹ nhàng hoặc nghe con cười với một niềm vui sướng không bị kìm nén khi tôi ném một con thú nhồi bông lên trên không.

Một ngày, khi tôi bế thằng bé đã ngủ say đặt vào cũi, Jonathan mở mắt và cười với tôi. Thằng bé mở miệng và những âm thanh tuyệt vời phát ra “Da da.” Chỉ hai từ đơn giản nhưng khiến trái tìm tôi rung động. Khi tôi nghĩ đến việc tôi đã để lỡ khoảng khắc kỳ diệu này của những đứa con khác, tim tôi nhói đau. Và tất cả vì điều gì chứ? Vì một công ty đã đuổi việc tôi để trả cho sự trung thành của tôi. Tôi muốn ngồi xuống và nói với những đứa con của mình rằng: Con chỉ sống một lần và hãy nhìn gương bố để sống một cách khôn ngoan. Hãy cân nhắc các ưu tiên của mình.

Tôi dành ngày càng ít thời gian để tìm khách hàng mới và ngày càng nhiều thời gian với Jonathan. Thằng bé yêu tôi và cần tôi. Trong mắt thằng bé thì tôi là một người tuyệt vời.

Những ngày này, có lẽ Jonathan là người duy nhất cảm thấy thế. Susan đã dần mất hứng thú với tôi, bắt đầu bằng việc cô ấy không thích nói chuyện với tôi. Cô ấy bảo tôi “nhàm chán”. Tôi thì không quá cởi mở với các ý tưởng mới. Và rồi cô ấy chán tôi với tư cách một người tình. Cô ấy nói tôi quá “khuôn mẫu”. Theo một cách kì quặc thì tôi càng xuất hiện trước mặt cô ấy nhiều – sau khi ly hôn vợ, có ít khách hàng và công việc để làm, tôi có nhiều thời gian hơn – tôi càng trở nên ít hấp dẫn với cô ấy. Cô ấy tưởng tượng ra tôi là một người đàn ông ở trên đỉnh của nước Mỹ, đầy đủ, năng suất, thành công và hạnh phúc. Giờ thì cô ấy đã nhìn thấy mặt thật của con người tôi: một cậu bé không có cảm giác an toàn và không giỏi đối mặt với thực tế.

Jonathan là người duy nhất yêu thích và người bạn duy nhất của tôi lúc đó. Nhưng giờ thằng bé bắt đầu đi học và tôi bị bỏ lại với quá nhiều thời gian, ít lý do hơn để trốn tránh làm việc và nhu cầu lớn hơn bao giờ hết cho một công việc chỉ để sống sót. Chết tiệt, tôi còn không thể đóng tiền bảo hiểm y tế cho đứa con bé bỏng của mình.

Làm thế nào mà tôi lại có thể vô dụng như vậy trong cả mối quan hệ công việc và cá nhân? Tôi cố gắng rũ bỏ những ý nghĩ tiêu cực và tội lỗi ra khỏi đầu và tập trung vào Crystal và cuộc phỏng vấn đáng ngạc nhiên này. Không biết do may mắn hay một sự bất thường nào đó mà Crystal đã cho tôi cơ hội này – có lẽ là cơ hội cuối cùng của tôi – để giúp tôi không tiếp tục tuột dốc. Tôi không muốn vuột mất nó.

Tôi ngước nhìn Crystal và cố gắng cho cô ấy thấy một nụ cười tự tin.

Cô ấy lại chẳng để ý đến. Rõ ràng là Crystal đang cố gắng cân bằng giữa cảm giác chán ghét cá nhân đối với tôi và cam kết để giữ sự chuyên nghiệp. Cửa hàng của cô ấy đang rất cần nhân công. Và tôi thì rất cần một công việc. Thuyết phục cô ấy đi, tôi tự nói với bản thân mình. Hãy thuyết phục cô ấy rằng đây là một sự kết hợp hoàn hảo. Tôi ép bản thân phải thật tích cực.

“Giờ tôi muốn hỏi anh vài câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của anh,” Crystal nói với một giọng điệu chuyên nghiệp.

Đột nhiên tôi cảm thấy rất lo lắng. Sau khi nhìn thấy những phúc lợi về y tế mà Starbucks đưa ra, tôi thực sự muốn công việc này. Liệu Crystal có phải là một người phụ nữ trẻ như Linda White, người mà cuối cùng đã kết thúc sự nghiệp của tôi không? Tôi không quan tâm, miễn là cô ấy cho tôi công việc.

“Anh đã bao giờ làm việc trong ngành bán lẻ chưa?”

Câu hỏi của cô ấy khiến tôi giật mình.

Tôi cố gắng suy nghĩ một cách tuyệt vọng… Nhanh lên, bán lẻ là cái gì?

“Giống như làm việc tại Wal-Mart?” cô ấy gợi ý. Tôi cảm nhận được đây là lần đầu tiên trong cuộc phỏng vấn này, Crystal có vẻ như lựa chọn ủng hộ tôi. Tất cả những thứ này bắt đầu như một trò đùa hoặc một lời thách đố với cô ấy nhưng có lẽ, chỉ là có lẽ thôi, cô ấy đã nhìn thấy tôi  một người thật sự cần giúp đỡ.

Đột nhiên tôi nhận ra rằng cuộc sống đầy đặc quyền trước kia đã bảo vệ tôi khỏi cái thực tế mà những người khác hiểu rõ hơn tôi nhiều.  Crystal có lẽ có thể giúp tôi có được một sợi dây nhưng tôi có lẽ chẳng thể nắm được sợi dây mà cô ấy đã đã ném cho tôi trong cuộc phỏng vấn này: tôi chưa bao giờ bước vào một cửa hàng Wal-Mart cả.

Crystal đánh một cái dấu nhỏ trên tờ giấy của cô ấy và tiếp tục. Tôi cảm thấy rất căng thẳng. Cái này có vẻ không tốt lắm.

“Anh đã bao giờ đối mặt với khách hàng trong các tình huống khó khăn chưa?” Crystal đọc câu hỏi trong tờ phiếu và ngẩng đầu nhìn tôi. Đôi mắt của cô ấy trở nên dịu dàng hơn; giờ đây cô ấy dường như sẵn sàng là tôi sẽ trả lời đúng câu hỏi này.

Nhưng tôi vẫn chẳng nghĩ ra gì cả. Liệu nói chuyện với CEO của Ford được coi là khó khăn? Đúng, nhưng điều đó có lẽ chẳng giúp tôi có được công việc này. Tôi nhớ tôi đã làm nhiều quảng cáo cho Burger King và đã làm việc ở một cửa hàng của họ trong một buổi sáng để tìm kiếm cảm giác cho công việc đó.

“Tôi đã làm việc ở Burger King,” tôi nói.

Crystal nở một nụ cười lớn.

“Tốt,” cô ấy nói. “Và anh đã đối mặt với khách hàng như thế nào khi mọi thứ trở nên tồi tệ?”

“Tôi lắng nghe cẩn thận những gì mà họ nói, cố gắng sửa lỗi sai và sau đó tôi hỏi họ rằng tôi có thể làm gì nữa.” Tôi phun ra những lời vô nghĩa từ một tờ rơi mà tôi đã viết về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh khó khăn.

Crystal lại cười và đánh một cái dấu trên tờ phiếu.

“Anh đã từng làm việc với rất nhiều người trong một khoảng thời gian eo hẹp chưa?” cô ấy hỏi.

“Rồi,” tôi nói, giữ cho câu trả lời có vẻ mông lung. Làm việc muộn cho một chiến dịch quảng cáo của Christian Dior rất khác với việc phục vụ latte cho hàng trăm người đang trên đường đi làm.

Crystal lại đánh dấu trên tờ phiếu. “Anh biết gì về Starbucks? Anh đã từng đến quán của chúng tôi chưa?”

Tôi đã chạy đây chạy đó. Trong suốt nhiều tháng, nhiều tuần tìm kiếm công việc, tôi đã đến nhiều quán Starbucks ở New York. Tôi chớp lấy cơ hội được thể hiện kiến thức của mình. “Các cửa hàng của Starbucks ở Grand Central luôn bận rộn và chẳng chỗ nào có ghế ngồi cả, vì vậy tôi không thể ngồi xuống nhưng cửa hàng ở Đại lộ số 5 đường 45 thì lại khá thoải mái và cửa hàng ở Đại lộ Công viên thì có tầm nhìn đẹp, và ..”

“Được rồi Mike,” cô ấy ngắt lời tôi. “Tôi biết rồi.” Cô ấy cười. “Có vẻ như anh là fan của cửa hàng nên tôi nghĩ anh sẽ thích câu hỏi này: đồ uống yêu thích nhất của anh là gì?”

Một lần nữa tôi có thể thật sự nhiệt tình mà trả lời vì tôi thích cà phê ở nhiều dạng khác nhau, và Starbucks là nơi tốt nhất để thưởng thức chúng.

“Điểm khác biệt giữa latte và cappuccino là gì?” Crystal hỏi.

Cô ấy tóm được tôi rồi. Tôi thích cả hai loại đồ uống này nhưng lại chẳng biết chúng khác nhau ở chỗ nào. “Tôi không biết … cappuccino có ít sữa hơn và gì đó nữa?”

“Anh sẽ biết thôi,” cô ấy nói, lại đánh dấu vào phiếu của tôi nhưng tôi nghĩ phản ứng có vẻ tích cực. Chỉ nghe cô ấy nói “Anh sẽ biết thôi” đã khiến tôi trở nên tự tin hơn. Tôi gần như đã từ bỏ ý nghĩ rằng mình sẽ học thêm cái gì đó mới mẻ hoặc ai đó sẽ dành thời gian để giúp tôi học về một công việc mới.

Crystal đứng lên. Rõ ràng là cuộc phỏng vấn đã kết thúc.

Tôi cũng đứng lên, gần như làm đổ cốc latte vì sự vồn vã của mình. Chúng tôi bắt tay.

“Cảm ơn, Crystal,” tôi nói, cảm thấy biết ơn hơn bao giờ hết trong đời mình. Cô ấy có vẻ như cảm nhận được sự biết ơn chân thành đằng sau câu nói đơn giản của tôi.

Cô ấy cười. Có cái gì thú vị trong những lời tôi nói sao? Cô ấy rõ ràng là bây giờ mới có cái nhìn thật sự về toàn bộ tình huống. Và tôi, có lẽ đã cho cô ấy thấy rằng “kẻ thù” là người mà cô ấy có thể xử lý một cách dễ dàng. Hoặc, thậm chí tốt hơn, có lẽ cô ấy đã phát hiện ra tôi không chỉ là một lão già người da trắng mà còn là một con người thực sự mà cô ấy có thể giúp. Cho dù lý do là gì thì cô ấy có vẻ như thoải mái hơn với tôi.

Nhưng rồi cô ấy lại trở nên nghiêm túc. “Công việc không dễ dàng đâu, Mike.”

“Tôi biết. Nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ. Tôi xin hứa.”

Cô ấy cười và có lẽ hơi tự hào về điều đó. Sau này tôi mới biết lý do. Tám năm trước, khi cô ấy còn lang thang trên phố, cô ấy chưa bao giờ nghĩ rằng trong tương lai cô ấy sẽ gặp một gã đàn ông da trắng, một kẻ đúng như tục ngữ nói, mặc bộ comple giá hai ngàn đô đi xin xỏ cô ấy một công việc.

Crystal chắc đã nhận ra sự chân thành trong việc tôi sẵn sàng vượt qua ranh giới – từ việc thưởng thức những ly latte tới việc phục vụ chúng. Nhưng tôi nhận ra rằng cô ấy thấy tôi còn phải học nhiều và phải phá bỏ nhiều định kiến.

Mặc cho điều này, cô ấy sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, vượt qua tầng lớp xã hội, dân tộc, và lằn ranh giới tính để cân nhắc cho tôi một công việc.

“Tôi sẽ gọi cho anh trong vài ngày tới, Mike,” cô ấy nói, “và cho anh biết quyết định.”

 

Raiou (The lightning tree)- Bông hoa lạ giữa rừng thẳm

Raiou (The Lightning tree) là bộ phim điện ảnh theo đề tài cổ trang hiếm hoi mà Amber đã từng xem trọn vẹn. Cốt truyện hấp dẫn, diễn viên đẹp và khung cảnh rực rỡ đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho người xem dù kết cục buồn.

Raiou
Raiou

Bối cảnh xây dựng vào thời Edo khi một chàng trai quý tộc tình cờ gặp được một cô gái trẻ không rõ thân phận trong một cánh rừng, dưới gốc cây anh đào bị sét đánh tách làm đôi (Raiou). Bất chấp thân phận, hai người yêu nhau. Nhưng rất nhanh, gia đình chàng trai đã phản đối và sắp xếp cho anh một cuộc hôn nhân khác.

Cô gái sau này biết được thân phận của mình và tìm được gia đình. Hóa ra cô bị bắt cóc từ khi còn quấn tã. Chính người cha nuôi cô lớn lên giữa rừng là người sát thủ năm xưa được lệnh giết cô. Cha nuôi khuyên cô trở lại với gia đình mình vì ông không còn khả năng bảo hộ cô nữa. Đau lòng truyện tình cảm, Rai quyết định về với gia đình mình.

Thế nhưng từ nhỏ được nuôi dưỡng giữa núi rừng, quen phóng khoáng, tự do tự tại khiến Rai cảm thấy ngột ngạt giữa những quy củ của cuộc sống phong kiến. Những kẻ thù xưa cũng quay lại hãm hại người cha nuôi của cô. Lúc Rai đến thì không kịp cứu cha nuôi. Naramichi vật lộn với gia đình và phải nhờ đến người nô bộ trung thành, cũng là anh ruột của Rai mới có thể trốn tới gặp cô. Họ ở cùng nhau một đêm.

Raiou
Raiou – Naramichi và Rai

Ngày hôm sau, Naramichi phải trở lại. Rai chạy theo kiệu của anh nhưng không cách nào giữ anh lại. Từ đó cho tới tận ngày Naramichi mất, họ không gặp lại nhau. Rai vẫn sống một mình trong khu rừng xưa, dưới gốc anh đào bị sét đánh. Cô sinh con, nuôi con khôn lớn và ở đó chờ ngày được đoàn tụ với Naramichi ở thế giới khác.

Phim Nhật không làm thê lương dài dòng như phim Trung Quốc hay Hàn Quốc. Mọi cảm xúc đều được lướt qua nhanh. Vậy nhưng người xem không khỏi ám ảnh bởi ánh mắt của Rai khi đuổi theo xe ngựa của Naramichi hay ánh mắt Naramichi đăm đăm hướng về bầu trời tự do ngoài cánh cửa trước khi trút hơi thở cuối cùng. Cuộc đời hai người bị lễ giáo chia cắt nhưng tình yêu trong sáng của họ thì không gì có thể cản nổi. Giống như cái cây đã bị sét đánh nhưng vẫn có thể kiên cường sống và nở hoa rực rỡ.

Chàng ngốc ở thôn nọ – Phúc Bảo

Chàng ngốc ở thôn nọ là một câu truyện vô cùng đặc sắc vì nam nữ chính ở đây không phải mỹ nam, mỹ nữ mà chỉ là những người bình thường.

Trường Sinh là chàng ngốc của thôn sống ở phía Đông. Hà Hoa là cô gái đã lớn tuổi mà chưa lấy chồng sống ở phía Tây thôn. Hai người lớn lên với nhau nhưng không tiếp xúc nhiều. Cha Hà Hoa muốn gả cô cho một tên rượu chè, vũ phu. Hà Hoa buồn bã đi lang thang gặp được Trường Sinh liền nói đùa “Ta gả cho huynh nhé!” Ấy thế mà ngày hôm sau bà nội Trường Sinh thực sự mang sính lễ tới hỏi cưới Hà Hoa. Sĩnh lễ là nửa mẫu ruộng đấy! Tất nhiên là cha Hà Hoa gật đầu luôn.

Hà Hoa thế là thành vợ Trường Sinh. Hai người phân giường mà ngủ. Hàng ngày Trường Sinh đúng giờ là dậy, Hà Hoa cũng bị hắn lôi dậy không cho ngủ nướng. Mà hắn dậy rồi gấp chăn màn xong cũng chả làm gì nữa khiến nàng tức điên lên. Nàng cũng chỉ còn cách phải chịu.

Chàng ngốc Trường Sinh là một kẻ cứng đầu. Hắn đã nhận định ai hoặc chuyện gì thì sẽ làm bằng được. Bảo bối của hắn chính là hộp đựng lạc củ. Mỗi lần hắn làm một việc tốt thì đều được thưởng một hạt lạc. Sở dĩ hắn chịu cưới Hà Hoa là vì bà nội cho hắn 10 hạt lạc. Nhưng mà hắn … bị lỗ rồi. Từ hồi Hà Hoa về sống với hắn đã ăn của hắn … 11 hạt lạc.

Rất nhiều truyện dở khóc dở cười khác xảy ra trong ngôi nhà nhỏ đó. Hà Hoa cũng từng xao động trước một thư sinh nhưng sớm nhận ra đó chỉ là ý nghĩ viển vông. Hà Hoa cũng từng ghen tuông vì Trường Sinh đưa cả hộp lạc bảo bối của hắn cho cô gái khác. Nhưng Trường Sinh lúc nào cũng ở bên cô, che chở, lo lắng vòng quanh giống cái đuôi nhỏ khiến cô không thể không xiêu lòng.

Nhà Hà Hoa cũng lắm chuyện để bàn. Từ cha mẹ đến mấy đứa em trai em gái của Hà Hoa đều có vấn đề riêng. Hà Hoa vừa là chị cả, vừa là con dâu, trọng trách của cô rất nhiều. Hàng xóm làng giềng cũng không phải người nào cũng hiền lành, phúc hậu. Không ít lần Hà Hoa khốn đốn với miệng lưỡi người khác. Chỉ có Trường Sinh thật thà, trong sáng luôn cho cô chỗ dựa.

Cuộc sống nông thôn hiện lên rõ nét trong truyện. Từ câu chuyện đồng ruộng vất vả, tới những mối quan hệ chồng chéo và hủ tục đều được miêu tả chi tiết. Nhưng nổi bật nhất vẫn là tình cảm gia đình ấm áp, tình nghĩa vợ chồng sâu nặng.

Chàng ngốc ở thôn nọ không phải truyện dài nhưng Amber nghĩ thế là đủ rồi. Vì cho dù có dài hơn nữa cũng không thể hay hơn.

 

 

List truyện quân nhân

Truyện quân nhân trong danh sách này chủ yếu là truyện hiện đại. Truyện quân nhân cổ đại thường xen lẫn cung đấu nên Amber không thích cho vào đây. Những truyện trong danh sách này đa phần là cưới trước yêu sau. Có cặp còn có con trước rồi mới cưới. Hài hước, sâu sắc đều đủ cả.

  1. Hái sao – Lâm Địch Nhi

Tóm tắt ở đây nhé!

2. Chào anh, đồng chí trung tá! – Scotland Chiết Nhĩ Miêu

Số chương: 57c + 3PN

Tóm tắt nội dung: Cố Hoài Ninh và Lương Hòa cũng là một cặp không yêu mà cưới. Họ vì nhiều lý do mà cần phải kết hôn nhanh chóng đến nỗi không kịp hiểu hết người bạn đời của mình. Cố Hoài Ninh ngoài lạnh trong nóng cùng với Lương Hòa nhu mì dịu dàng làm nên một câu truyện tình yêu bình dị khác. Mặc cho gia đình không quá ủng hộ cuộc hôn nhân này, nhưng với tinh thần của một người lính thì Cố Hoài Ninh vẫn là đánh nhanh thắng nhanh.

3. Thiếu tướng ế vợ – Tùy Hầu Châu

Số chương: 22c

Tóm tắt nội dung: Cô biết anh nhiều năm qua những trang nhật ký của một cô gái khác. Cô và anh tình cờ được sắp xếp đi xem mặt. Tình cảm ngưỡng mộ sâu kín nhẹ nhàng lan tỏa khiến họ gần nhau hơn. Không có ồn ào mãnh liệt nhưng cũng đầy đủ vị và sắc.

4. Bầy hạc – Scotland Chiết Nhĩ Miêu

Số chương: 83c

Tóm tắt nội dung: Chử Điềm lấy Từ Nghi khi cả hai còn chưa hiểu rõ về nhau. Nhưng Từ Nghi là chàng trai chu đáo, dịu dàng nên Chử Điềm dần dần rơi vào lưới tình lúc nào không hay. Có điều cô không biết liệu anh có suy nghĩ giống mình hay không. Về phía Từ Nghi, anh có một quá khứ muốn che giấu không để Chử Điềm biết. Anh giấu cô vì chính anh cũng thấy hoang mang và không biết nên giải thích ra sao. Chính Chử Điềm đã giúp anh thấy rõ tình cảm của mình và dũng cảm đối mặt với quá khứ.

5. Gả cho Viên Lãng – Tả Trứ Ngoạn Đích

Số chương: 71c

Tóm tắt nội dung: Viên Lãng là bộ đội đặc chủng. Viên Lãng quanh năm suốt tháng chỉ tiếp xúc với đàn ông nên tí nữa thì lỡ bước. May mà có Dư Bội kéo Viên Lãng lại. Dư Bội thì là điển hình nữ cường, vừa thông minh vừa dứt khoát và quan trọng nhất là đã thích là nhích luôn. Vì vậy mới có màn Dư Bội cầu hôn Viên Lãng chỉ sau 8 tiếng quen biết nhau. Dư Bội lúc thì ào ạt như cơn lốc, lúc lại tí tách như mưa phùn khiến Viên Lãnh càng đi càng sâu không thoát ra được.

6. Đoàn trưởng ở trên cao – Sâm Trung Nhất Tiểu Yêu

Số chương: 60c + 2PN

Tóm tắt nội dung: Kỷ Lâm và Diệp Chi gặp nhau rất tình cờ nhiều năm trước và có tình một đêm. Sau hôm đó hai người mất liên lạc suốt vài năm trời. Vài năm sau gặp lại, lúc này bên cạnh Diệp Chi đã có một bé củ cải nho nhỏ. Lạ là đứa bé này nhìn thế nào cũng giống Kỷ Lâm. Bạn nhỏ Hoàn Tử rất là yêu quý huấn luyện viên Kỷ. Còn huấn luyện viên Kỷ thì chỉ muốn vác cả hai mẹ con về.

List truyện hiện đại

List truyện huyền huyễn

List truyện điền văn hay nhất

List truyện hay và cảm động

Lang Nha Bảng – Anh hùng trả thù mười năm chưa muộn

Lang Nha Bảng kể về tướng quân trẻ tuổi Lâm Thù quay trở lại thành Kim Lăng để tìm hiểu sự thật về cái chết oan uổng của cha và đồng đội 12 năm trước tại Mai Lĩnh. Thân phận mới của chàng là Mai Trường Tô.

Câu truyện bắt đầu từ lời phán của Giang Tả Minh “Lang Nha bảng thủ, Giang Tả Mai Lang”. Câu nói có ý rằng có được Mai Trường Tô là có thiên hạ. Vì vậy Mai Trường Tô trở lại Kim Lăng ngay lập tức đã được Thái tử và Dự vương gia săn đón. Thế nhưng chàng lại tương kế tựu kế mà phò trợ Tĩnh Vương – người bạn thủa ấu thơ. Từng bước trù tính, từng bước mưu đồ, Mai Trường Tô đã khiến những kẻ khi xưa gây ra cái chết oan khuất cho toàn quân Xích Diễm phải trả cái giá đắt nhất. Nhưng chính bản thân chàng cũng không tránh được vận mệnh phải sống mà không dám nhận người thân, không dám nhận lại cái tên cũ Lâm Thù.

Lang Nha Bảng
Lang Nha Bảng – Mai Trường Tô

13 năm ẩn nhẫn, chịu đủ loại hành hạ của vết thương, của độc dược, đến nỗi phải thay đổi dung mạo, tên tuổi, Lâm Thù vẫn không thể lấy lại được cái tên của chàng. May thay những bằng hữu khi xưa, và cả hồng nhan tri kỷ vẫn một lòng chờ đợi, vẫn tin tưởng và một lòng một dạ với chàng.

Lang Nha Bảng
Lang Nha Bảng – Tĩnh Vương

Người đầu tiên phải kể đến là Tĩnh Vương. Vị hoàng tử bộc trực vì bất bình trước cái chết của người anh trai yêu quí mà bị ghẻ lạnh ấy chính là vị minh quân mà Lâm Thù muốn phò tá. Và Tĩnh Vương đã không phụ sự mong đợi và hy sinh của Lâm Thù. Trong 13 năm Lâm Thù mai danh ẩn tích, Tĩnh Vương Tiêu Cảnh Diễm cũng phải ẩn nhẫn để bảo vệ bản thân, bảo vệ mẫu phi và cả cốt nhục duy nhất của Kỳ vương đã chết. Rồi khi gặp lại nhau, dù không rõ chân tướng, Tiêu Cảnh Diễm vẫn sát cách cùng Mai Trường Tô để hoàn thành nghiệp lớn.

Lang Nha Bảng
Lang Nha Bảng – Nghê Hoàng

Người thứ hai cần kể đến là quận chúa Nghê Hoàng. Quận chúa Nghê Hoàng là thanh mai của Lâm Thù, cũng là vị hôn thê của chàng. Nghê Hoàng đợi chàng 12 năm không dời không đổi. Dù chàng là Lâm Thù hay Mai Trường Tô, Nghê Hoàng cũng dễ dàng nhận ra người yêu. Cô quận chúa quật cường, dũng cảm hết lần này đến lần khác nuốt nước mắt, đè nén tình cảm để mong có một ngày kia Lâm Thù sẽ ở bên nàng mãi.

Những nhân vật khác như Mông Đại tướng quân, Tĩnh Phi, Kỉ vương gia, Hạ Đông … đều có số phận và đóng góp riêng cho câu truyện. Vì có những con người này mà Lâm Thù mới có thể vạch trần sự thật năm xưa, giải nỗi oan khuất cho cha và đồng đội.

Lang Nha Bảng rất hay và cảm động. Chỉ có điều kết thúc phim thật bất công với Lâm Thù và Nghê Hoàng. Họ đến cuối cùng cũng chỉ có thể hẹn nhau ở kiếp sau. Phải nói là Hồ Ca đóng phim này cực kỳ đạt. Từ ánh mắt, lời nói đến cái biểu cảm đau đáu khiến người ta cảm nhận được mối chấp niệm sâu sắc của nhân vật. Lưu Đào và Vương Khải cũng đã làm rất tốt phần diễn của mình.

List truyện hiện đại

List truyện hiện đại này cũng toàn truyện mà Amber tâm đắc và yêu thích. Tất nhiên truyện trong danh sách đều HE và đã hoàn. Tại vì Amber không có hứng thú lắm với truyện bi thảm hay truyện chưa hoàn. Đọc mấy cuốn đó tức anh ách à. Mọi người tham khảo cho ý kiến nhé.

  1. Bạn chanh – Giá Oản Chúc

Số chương: 92c

Truyện hiện đại
Truyện hiện đại – Bạn chanh

Tóm tắt nội dung: Chung tiên sinh và Hứa Huệ Chanh đều có vấn đề. Chung tiên sinh thì đa nhân cách còn bạn Chanh của chúng ta thì là gái bán hoa. Có người ví truyện này như bản hiện đại của Vãn Hương Nguyệt. Amber thấy cũng đúng. Có điều truyện này dài hơi hơn nên có nhiều cái để đọc hơn. Túm cái váy lại thì nam chính giàu có, bản lĩnh nhưng khá tàn nhẫn. Anh này lúc đầu ghét nữ chính lắm nhưng sau thấy chị khổ quá nên thương. Thương rồi thì sủng chị tận trời.

2. Nhật ký gái gọi – Hắc Nhan

Số chương: 20

Tóm tắt nội dung: truyện hiện đại của Hắc Nhan thì Amber mới đọc cuốn này. Nói chung chủ đề cũng vẫn về gái gọi. Về cơ bản thì mô tả của truyện không đi sâu vào nghề nghiệp của nữ chính. Các tình tiết chỉ xoay quanh việc nam nữ chính gặp gỡ và nên duyên như thế nào thôi. Amber thích truyện vì nó có hơi hướng của cô bé lọ lem. Và những cô bé bé lọ lem trong truyện kiểu này đều là khổ tận cam lai. Khá cảm động và đáng đọc.

3. Hoa hồng giấy – Lâm Địch Nhi

Số chương: 80

Tóm tắt nội dung: truyện này hơi ngược tâm nữ chính một chút. Truyện thuộc thể loại cưới để trả thù. Mẹ nữ chính phá hoại gia đình nam chính vì thế anh cưới chị để trả thù. Vấn đề là chị lại có người thương rồi nhưng vì một lý do bí mật mà hai người không đến được với nhau. Trong cuộc hôn nhân này hai người đều có toan tính. Truyện không có mấy màn tra tấn, dày vò cẩu huyết mà khá nhẹ nhàng. Nam chính cũng không làm gì quá đáng lắm. Tình cảm của hai người là sự kiên trì, nhẫn nại, và đồng cam cộng khổ dồn lại mà thành. Nam chính trong truyện hơi mờ nhạt nhưng về tổng thể thì đây là một truyện cưới trước yêu sau khá đáng đọc.

4. Ánh sao ban ngày – Mộc Phạn

Số chương: 20

Truyện hiện đại
Truyện hiện đại – Ánh sao ban ngày

Tóm tắt nội dung: hai con người cùng bị tổn thương sâu sắc tìm đến với nhau để lấp chỗ trống. Cuộc sống của họ tưởng như chỉ là sự chắp nối giữa những con người xa lạ. Nhưng sống cùng một mái nhà, họ phải cùng nhau trải qua những vụn vặt, những đời thường. Và tình cảm giữa họ lớn dần. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với tình cảm trong quá khứ? Liệu họ có bảo vệ được hôn nhân của mình không? Truyện HE.

5. Chết sập bẫy rồi – KingKong Barbie

Số chương: 75c + 1PN

Tóm tắt nội dung: truyện này nam chính phúc hắc, nữ chính tiểu bạch thỏ. Màn rượt đuổi giữa thầy giáo sáng láng và cô sinh viên hậu đậu bắt đầu chỉ bằng một lời tỏ tình đầy mưu tính. Cô nàng nữ chính sau đó dần dần bị rơi vào bẫy mà không biết và cuối cùng thì chỉ còn cách nhận mệnh. Truyện hài hước và nhẹ nhàng. Có một điểm duy nhất Amber không thích đó là nữ chính khá bánh bèo, lúc cần thì không dứt khoát. Tuy nhiên có lẽ như vậy mới giống người bình thường.

6. Tiểu Khanh ngốc nghếch – Nhiễu Lương Tam Nhật

Số chương: 41c + 1PN

Tóm tắt nội dung: Tiểu Khanh đúng là ngốc nghếch khi vừa nhìn là đã yêu Âu Lâm Ngọc. Trong 9 năm cô đã cố gắng không mệt mỏi để theo đuổi bước chân của anh. Cuối cùng cô cũng đuổi kịp anh nhưng anh chỉ coi cô như một bến đỗ an ủi tình cảm không được đáp lại của mình. Tiểu Khanh biết và khi không cố được nữa thì cô rời đi. Cô gái mạnh mẽ yêu Âu Lâm Ngọc 9 năm cũng rất dứt khoát khi ra đi. Không chút bi lụy, không đau thương mà Tiểu Khanh chỉ cố gắng hết sức và khi không cố được nữa thì cô từ bỏ. Nhưng Âu Lâm Ngọc lại không từ bỏ mà quay lại theo đuổi cô. Dù cho sau đó một tai nạn bất ngờ lại chia cắt hai người. Tiểu Khanh cuối cùng cũng chờ được Âu Lâm Ngọc quay lại yêu cô toàn tâm toàn ý.

7. Bình An của anh – Phong Tử Tam Tam

Số chương: 30c

Tóm tắt ở đây nhé!

8. Câu truyện ngày xuân – Vương Thiến

Số chương: 30c

Truyện hiện đại
Truyện hiện đại – Câu truyện ngày xuân

Tóm tắt ở đây nhé!

9. Nửa vòng tròn – Hà Xử Thính Vũ

Số chương: 46c

Tóm tắt nội dung: truyện về nam chính bị tàn tật gặp nữ chính qua mai mối. Anh này là người tài hoa nhưng lại bị khiếm khuyết. Nữ chính ban đầu cũng giữ khoảng cách nhưng càng tiếp xúc càng thấy quý mến. Đây là kiểu tình cảm dần dần theo năm tháng. Amber đọc lâu rồi nên không nhớ rõ lắm nhưng truyện này là điển hình cho thể loại nhân vật chính tàn tật. Truyện HE nhé!

10. Hái hồng – Giá Oản Trúc

Số chương: 68c

Truyện hiện đại
Truyện hiện đại – Hái hồng

Tóm tắt nội dung: đây là truyện khá kỳ lạ mà Amber đã đọc. Kỳ lạ ở chỗ nam chính trong truyện này là thể loại bỉ ổi, vô văn hóa, kinh doanh quán bar đèn mờ. Bối cảnh xảy ra thời kỳ mới cải cách ở vùng nông thôn nền còn nhiều tục lệ và lề thói xưa cũ được giữ lại. Nữ chính vì suýt bị anh trai nam chính giở trò nên được gả cho nam chính để dàn xếp. Nam chính lúc đó đã có người thương nhưng bị ông nội phản đối và vì nhiều nguyên nhân khác mà phải chia tay. Thế là hai nhân vật chính bị ghép ở cùng một chỗ. Cỗ cưới thì làm rồi nhưng đăng ký kết hôn thì chưa. Thế mà hai người cũng dùng dằng với nhau 8 năm. Trong 8 năm đó Hồng Hồng vẫn tự hỏi liệu Trình Ý rốt cuộc là có yêu mình không? Rồi người ấy của Trình Ý quay lại dây dưa không rõ khiến Hồng Hồng lạnh tâm. Trình Ý đốn mạt thế thì cô chả cần nữa – truyện này nhiều thịt nhá!

11. Tình muộn – Thương Cẩm Duy

Số chương: 89c

Tóm tắt: Tại đây

12. Mười năm thương nhớ – Thư Hải Thương Sinh

Số chương: 135c

Tóm tắt: Tại đây

13. Âm mưu nơi công sở – Ni Mạc Tiểu Ngư

Tóm tắt: Tại đây

14. Cây lớn ở Phương Nam – Tiểu Hồ Nhu Vĩ

Tóm tắt: Tại đây

15. Chuông gió – Vĩ Ngư

Tóm tắt: tại đây

16. Anh đào hổ phách – Vân Trụ

Cảm nhận:

Lâu lắm Amber mới rảnh rỗi để đọc truyện nhà khác làm ))) Lúc đó Amber muốn tìm truyện nào đó có tên liên quan đến Hổ Phách để đọc thử và gặp truyện này.

Thể loại thanh mai trúc mã, thanh xuân vườn trường dạo này nhiều quá rồi, bản thân Amber cũng đọc vài truyện cùng thể loại. Nói chán thì không hẳn, nhưng đúng là truyện hay rất hiếm.

Truyện này theo cá nhân Amber đánh giá thì hay. Nhưng cái hay không nằm ở việc nam nữ chính vượt qua khó khăn đến với nhau mà nó nằm ở một thứ khác.

Tóm tắt qua nội dung như sau:

Lâm Anh Đào lớn lên trong khu công nhân của tập đoàn điện lực, nơi cha mẹ cô đang làm việc để xây dựng nhà máy điện Quần Sơn – một miền quê nghèo. Cô và ba đứa bạn khác của mình lập ra hội “bè lũ bốn tên” chuyên trốn học, nghịch ngợm khiến hiệu trưởng mời phụ huynh lên uống nước chè suốt ngày.

Và rồi “bè lũ bốn tên” trở thành “bè lũ năm tên” khi Tưởng Kiều Tây gia nhập. Cái tổ hợp hỗn loạn ấy bao gồm: Thủ lĩnh Lâm Anh Đào nghịch ngợm, liều lĩnh, hay khóc nhè; Dư Tiều lạnh lùng, Đỗ Thượng tinh tế, Thái Phương Nguyên gian xảo và Tưởng Kiều Tây âm u, bí ẩn.

Họ cùng nhau lớn lên, chứng kiến niềm vui nỗi buồn của nhau, sau đó xa nhau, rồi lại hợp lại, cùng nhau trưởng thành.

Bối cảnh câu truyện khá giống bối cảnh của bộ phim Reply 1988 với những mảnh ghép gia đình, lối xóm đậm tình thương yêu, đùm bọc và thấu hiểu lẫn nhau.

Thứ đẹp nhất trong truyện là bản thân Anh Đào, là tình cảm tinh khiết cô dành cho những người xung quanh mình. Có lẽ với ai Anh Đào cũng dốc hết tim phổi mà yêu thương quý trọng người đó, cho dù thời gian ở bên nhau ngắn hay dài.

Cô có thứ cảm xúc chân thành nhất, khát vọng nguyên sơ và mạnh mẽ nhất mà có lẽ chỉ trẻ con mới có, còn người trưởng thành thì chỉ có thể ngưỡng mộ từ xa.

Có lẽ vì cô được sinh ra và nuôi lớn bằng tình yêu và sự bao dung vô bờ bến của cha mẹ và những cô chú láng giềng thế nên Anh Đào cứ vậy tỏa sáng rực rỡ không gì kìm nén nổi.

Nhưng rồi Anh Đào cũng phải trưởng thành, đó là lúc cô nhận ra những tối tăm của cuộc đời, rằng tình cảm cô cho đi chưa chắc đã được nhận lại tương xứng, rằng chia ly chính là một phần của sự trưởng thành.

Từ một cô bé hoạt bát, không thích học, luôn nài nỉ Tưởng Kiều Tây cho chép bài, Lâm Anh Đào bị nỗi cô đơn, sự chia lìa và những ác độc của miệng lưỡi người đời ép đi vào khuôn khổ, lấy học tập làm nơi trốn tránh thực tại.

Nhưng tình cảm tha thiết trong tim cô vẫn ở đó, chỉ cần một lời xin lỗi của Tưởng Kiều Tây đã đủ phá tan mọi bức tường cô dựng lên, khiến cô bé Lâm Anh Đào lại chui ra.

Anh Đào là người may mắn, đối ngược hẳn với Tưởng Kiều Tây của cô. Anh Đào chính là hổ phách kết tinh tình yêu của mọi người xung quanh, và cô mang hổ phách đó cho người con trai cô yêu thương trân trọng.

Link đọc: https://tuncoi.wordpress.com/anh-dao-ho-phach/

 

List truyện huyền huyễn

List truyện quân nhân

List truyện điền văn hay nhất

List truyện hay và cảm động

 

Nếu bạn thích list truyện này thì hay ủng hộ để Amber duy trì trang web nhé:

 

Câu truyện ngày xuân – Vương Thiến

Câu truyện ngày xuân kể về cậu thiếu gian tàn tật Mặc Trì và cô vợ nhỏ của cậu, Tư Tồn.

Mặc Trì là con trai cả của Thị trưởng một thành phố. Trong Cách mạng văn hóa, cả gia đình anh bị bắt đi cải tạo. Mặc Trì bị Hồng vệ binh đánh đập và không được cứu chữa nên đôi chân bị tàn phế. Chàng trai tài hoa khỏe mạnh sau cơ bạo bệnh và những hành hạ trở thành một kẻ bệnh tật, ốm yếu. Cha mẹ anh vì xót con mà tìm cách bù đắp. Mẹ anh nhờ người mai mối tìm cho anh một cô gái nông thôn khỏe mạnh làm vợ. Mặc Trì cực lực phản đối chuyện này.

Chung Tư Tồn là trẻ mồ côi. Mẹ cô đã chết còn cha thì không rõ tung tích. Cô được mẹ gửi gắm ở một gia đình. Dù là con nuôi nhưng cô vẫn được đối xử khá tử tế, được đi học. Cô được cha mẹ nuôi gả cho Mặc Trì và coi đó là một lời hứa, cũng là trách nhiệm phải thực hiện. Mặc cho Mặc Trì lạnh nhạt, Tư Tồn vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Một chàng trai tự ti, trầm mặc nhưng rất đỗi tài hoa, uyên bác và một cô gái trẻ trung, phòng khoáng, tràn đầy sức sống ở bên nhau và dần dần thu hút lẫn nhau. Cha mẹ Mặc Trì bận rộn, cô em gái cũng bận bịu học hành nên phần lớn thời gian Mặc Trì đều ở bên Tư Tồn. Anh dạy cô học thư pháp, học đánh cờ, học nhiều điều mới lạ. Và cô cũng giúp anh nối dài giấc mơ học đại học của mình. Vượt qua định kiến, Mặc Trì và Tư Tồn cùng trưởng thành bên nhau và yêu thương nhau.

Rồi những điều bất ngờ đột nhiên đến. Cha đẻ của Tư Tồn trở về và muốn đòi lại con gái. Tư Tồn có thai khi mà Mặc Trì vẫn chưa sẵn sàng. Mọi xáo trộn diễn ra khi gia đình Mặc Trì bị coi là dùng quyền thế ép gả con nhà lành. Đứa bé cũng không giữ được và cha Tư Tồn đột nhiên bệnh nặng đã khiến họ xa nhau.

Trong suốt những năm tháng sau đó, liên lạc bị cắt đứt. Họ cứ nghĩ người kia chắc đã quên mình rồi. Cuộc đời cho họ gặp lại nhau khi cô đã thành đạt còn anh cũng có mảnh trời riêng của mình. Với bao cám dỗ, với từng ấy năm xa cách, liệu ngày xuân khi xưa còn đọng lại trong tâm trí họ không?

Câu truyện ngày xuân là tác phẩm day dứt nhưng kiên định mà Vương Thiến dành cho độc giả. Người đọc khi đọc xong câu truyện phải thốt lên tại sao ngày ấy tình cảm lại chân thật và thủy chung đến thế.

Quán ốc Quốc Tử Giám, ngay ngõ 51 nhé!

Quán ốc Quốc Tử Giám là quán ruột của Amber. Bất kỳ lúc nào muốn ăn ốc là đều muốn đến quán này để ăn. Quán nhỏ và cũ rồi, lại ở trong ngõ nữa nhưng mà đúng là rất đáng ghé qua một lần.

Quán ốc Quốc Tử Giám
Quán ốc Quốc Tử Giám – Một bàn đầy đủ nè

Thực đơn của quán phải nói là không được phong phú như những quán ốc khác nhưng đổi lại đồ được làm rất sạch. Amber đi ăn ốc ở nhiều chỗ rồi nhưng kết luận chung là họ làm không sạch. Có những chỗ ốc và ngao không được làm kỹ nên ốc thì bẩn mà ngao thì cát. Riêng ở quán ốc Quốc Tử Giám này thì mọi thứ được chuẩn bị kỹ nên ăn yên tâm.

Quán ốc Quốc Tử Giám
Quán ốc Quốc Tử Giám

Quán có bán những món phổ biến như ốc luộc, ngao hấp, ốc hoặc ngao xào me, cút lộn, khoai tây chiên, khoai lang kén, chân gà xả ớt, nem chua rán. Hai món Amber thích nhất là khoai lang kén và chân gà. Ăn là mê rồi! Những món khác như ngao hấp hay nem rán cũng đều rất ngon. Nói chung là với thực đơn này thì quán cũng đủ đáp ứng nhu cầu của hầu hết chị em rồi nhỉ.

Quán ốc Quốc Tử Giám
Quán ốc Quốc Tử Giám

Giá cả ở đây thì phải nói là siêu phải chăng. Hay tại Amber ít đi ăn nhưng mà chỗ này ăn no mà rẻ. Mỗi người tầm 60-80k là bét nhè rồi đó!

Quán không quá khó tìm và vị trí cũng trung tâm nên tiện cho việc đi lại. Thứ không tiện lắm ở quán này là chỗ để xe. Bạn sẽ phải để xe bên đường, trên vỉa hè. Về cơ bản thì cũng chả sao. Nhưng cái vỉa hè đó lại là chỗ để xe của quán Cộng cà phê gần đó nên nếu hôm nào đông khách thì cũng phiền. Ngoài ra quán khá nhỏ, có 6 bàn và sức chứa tối đa là 24 người. Tuy nhiên Amber chưa bao giờ phải chờ khi đến quán cả.

Quán ốc Quốc Tử Giám mở cửa chiều và tối nhé. Amber tháng nào cũng phải qua vài lần mới đã nghiền.

 

Mộng hoa xuân – Hắc Nhan

Mộng hoa xuân

Tác giả: Hắc Nhan

Thể loại: cổ đại, đã xuất bản

Ebook: Tại đây (các bạn có điều kiện thì mua sách ủng hộ tác giả nhé)

Mộng Hoa Xuân của Hắc Nhan thuộc thể loại cổ đại và ngược. Có người nói rằng truyện này khá giống Phế Hậu Tướng Quân. Đúng là truyện này có nhiều tình tiết ngược thân, ngược tâm nhưng chưa đến mức như Phế Hậu Tướng Quân. Nói chung nữ chính trong truyện này Amber thấy không quá mù quáng. May mắn thay kết thúc truyện này là HE.

 

Mi Lâm là một cô nhi. Nàng chỉ nhớ mang máng ngày nhỏ bị bán đã đi qua Kinh Bắc và thấy hoa xuân tươi đẹp. Sau này trong những năm tháng tăm tối bị huấn luyện thành tử sĩ, những đóa hoa xuân ấy là điểm tựa của nàng. Cảnh đẹp mùa xuân mơ hồ đó giúp nàng vượt qua đau đớn của độc dược và trở thành chấp niệm của nàng cho đến ngày lìa đời.

Trong một lần cải trang thành mỹ nữ được tặng cho hoàng đế, nàng gặp Vương Gia cao quý Mộ Dung Cảnh Hòa. Từ đó hắn và nàng cùng nhau trải qua sinh tử, khó khăn. Nàng vì hắn mà bị thương, bị câm, phải chịu đựng độc được hành hạ. Nhưng hắn cũng trở thành người thân, người yêu của nàng, người mà nàng nguyện ý che chở, bảo vệ.

Nhưng Mộ Dung Cảnh Hòa là ai chứ? Hắn là vương gia cao cao tại thượng. Hắn có người con gái hắn yêu, thanh mai của hắn – tướng quân cao ngạo Mục Dã Lạc Mai. Hắn còn là người có hùng tâm và cả thù phải báo. Vì vậy Mi Lâm chỉ có thể nhận hết sự lạnh nhạt và lợi dụng hết lần này đến lần khác.

Vào ngày cưới của nàng và hắn, Mộ Dung Cảnh Hòa vì Mục Dã Lạc Mai mà hủy hôn. Quá quắt hơn, hắn lập tức chỉ hôn cho nàng và tâm phúc của hắn – thái giám Thanh Yến. Nàng chấp nhận cuộc hôn nhân bị mỉa mai đó với điều kiện nàng và hắn hoàn toàn cắt đứt. Nhưng rồi để cứu Mục Dã Lạc Mai mà Mộ Dung Cảnh Hòa một lần nữa lợi dụng Mi Lâm. Hắn chỉ thực sự thừa nhận tình cảm của mình khi nhận được tin nàng đã chết.

Nam chính của Mộng Hoa Xuân là một kẻ vô lại nhưng lại vô lại một cách rất bản năng. Tất cả những ích kỷ và hành vi vô sỉ của Mộ Dung Cảnh Hòa chỉ vì hắn được sinh ra trong gia đình đế vương bạc bẽo. Hắn từng bị phản bội, bị coi thường, và tổn thương. Thế nên hắn khó có thể chấp nhận việc mình có tình cảm với một tử sĩ dưới trướng bản thân.

Nữ chính có sự nhu nhược nhất định bởi quan hệ chủ tớ, quan hệ lợi ích và bởi vì nàng được nuôi dạy là phải nghe lời. Nhưng nếu so sáng với A Tả của Phế Hậu Tướng Quân thì Mi Lâm có khát khao lớn hơn về một cuộc sống của riêng mình. Nàng có chính kiến và cũng rất nỗ lực để có được tự do. Có lẽ vì thế mà nàng cuối cùng nàng cũng được hạnh phúc.

Mộng Hoa Xuân là truyện Amber đọc đi đọc lại nhiều lần. Có lẽ vì nó thuộc thể loại ngược mà Amber thích nhưng lại có một kết cục viên mãn.

Tác giả: Hắc Nhan

Số chương: 31c

Tình trạng: hoàn

Nguồn đọc:

 

1987: Ngày định mệnh – Tự do trả bằng máu

1987: Ngày định mệnh khiến Amber khóc hết nước mắt khi xem. Đây thực sự là bài ca bi tráng và hào hùng mặc dù chả phải của nước mình. Nhưng dù sao xem phim cũng thấy thật cảm động.

1987: Ngày định mệnh
1987: Ngày định mệnh

Câu truyện kể về thời kỳ rối ren của Hàn Quốc cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Tổng thống Chun Doo Hwan độc tài cùng bộ máy hoạt động dựa trên quân đội của ông ta đã đàn áp mọi quyền dân chủ của người dân. Rất nhiều người đã âm thầm hoặc công khai phản đối lại những chính sách này. Và hệ quả là hàng loạt những vụ bắt bớ, đánh đập, giết chóc đã diễn ra một cách âm thầm.

Vào một ngày mùa đông tháng 1 năm 1987, bác sĩ và y tá của một bệnh viện tại Seoul được gọi gấp đến một trong những phòng giam giữ của quân đội. Tại đây họ được yêu cầu cứu chữa cho một cậu sinh viên bị nghi là lên cơn đau tim. Tuy nhiên sự thật đằng sau đó lại khủng khiếp hơn thế. Sinh viên Park Jong Chul đã bị tra tấn cho đến chết.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng lúc đó đã ra lệnh thiêu hủy cái xác để bưng bít sự thật. Vậy là mặc cho những lời van xin, gào khóc kêu oan của cha mẹ cậu sinh viên, những kẻ máu lạnh đó vẫn không cho họ gặp con lần cuối mà lập tức hỏa táng cái xác.

Thế nhưng có những con người vẫn không thể làm ngơ trước tội ác đáng phỉ báng đó. Đó là công tố viên Choi Hwan, nhà báo Yoon Sang Sam, là bác sĩ khám nghiệm tử thi, và bác sĩ cấp cứu trước khi nạn nhân chết. Họ đã đánh liều cả mạng sống, nghề nghiệp và lợi ích của bản thân để vạch trần sự việc.

Khi mà cảnh sát và quân đội như những tên lưu manh, như lũ đồ tể hành động không theo pháp luật, không theo luân thường thì còn cần nhiều hơn thế để sự thật được phơi bày và kẻ ác phải đền tội.

Khi giáo hội, báo chí công khai sự thật về cai chết của Park Jong Chul thì hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra, mà tiêu biểu nhất là của sinh viên. Quân đội thì ra sức đàn áp. Nhưng súng đạn nào có thể ngăn lòng người quyết tâm. Và đỉnh điểm cao trào là khi cậu sinh viên đại học Yonsei, Lee Han Yeol bị trúng đạn hơi cay của quân đội và chết trong khi biểu tình, đã khiến cả đất nước sục sôi. Mọi tầng lớp đều đứng lên, 41 triệu dân đoàn kết với quyết tâm đòi lại quyền dân chủ mà họ đáng có.

1987: Ngày định mệnh
1987: Ngày định mệnh

 

1987: Ngày định mệnh
1987: Ngày định mệnh – Lee Han Yeol, chàng thanh niên yêu nước hy sinh vì dân chủ

Đây là bộ phim kể về giai đoạn ngắn ngủi nhưng đầy tự hào của người dân Hàn Quốc. Dù nhiều bi thương nhưng chiến thắng cuối cùng cũng đến với họ. Dù cho nhiều người trong số họ vẫn còn nhiều nghi ngờ, nhiều hoang mang giống như cô sinh viên Yeon Hee, thì cuối cùng họ cũng thức tỉnh. Và sự thức tỉnh đó được đổi bằng máu của những con người yêu nước thực thụ.

Phim có nhiều đoạn u tối, nhiều câu thoại hay và cảm động. Amber nghĩ nên để bạn xem phim và tự thưởng thức sẽ hay hơn. Duy có một điều Amber vẫn ấn tượng mãi. Đó là quan niệm về yêu nước mà vị Bộ trưởng quốc phòng luôn cài trên miệng mỗi khi nói chuyện hoặc giáo huấn thuộc hạ và quan niệm yêu nước của chàng sinh viên Lee Han Yeol.

Bộ trưởng Park Cheo Won luôn biện minh cho những hành vi vô nhân tính của mình là vì yêu nước. Thế nhưng ông ta lại là kẻ coi thường pháp luật, coi rẻ mạng sống người khác. Và điển hình của cái mà ông ta gọi là yêu nước đó chính là việc ông ta sẵn sàng đe dọa mạng sống người nhà của thuộc hạ chỉ để chắc chắn gã cấp dưới đó chịu im miệng và phục tùng mệnh lệnh. Vậy cái mà ông ta gọi là yêu nước thực chất chỉ là sự tham lam, ích kỷ của bản thân.

Còn Lee Han Yeol, chàng sinh viên điển trai, hiền lành lại có một quan điểm khác. Cô bé Yeon Hee từng chất vấn anh “Làm vậy anh có thay đổi được thế giới không? Anh không nghĩ đến gia đình à? Đừng mơ tưởng nữa. Ngày đó sẽ không đến đâu”. Và câu trả lời của Lee Han Yeol chỉ đơn giản là: “Anh cũng muốn như thế nhưng anh không làm được. Vì anh rất đau lòng”. Đó mới là lòng yêu nước chân chính. Chỉ khi người ta biết nghĩ cho người khác, đau với nỗi đau của đồng loại thì khi đó mới có tình yêu chân chính. Ngày ấy cuối cùng cũng đã đến.

 

Ủng hộ Rừng Hổ Phách

Mong các bạn ủng hộ để Amber duy trì trang web. Nếu không có Paypal thì có thể:
1. Chuyển khoản tới: Hoang Mai Nhung - 0021002033624 - Vietcombank.
2. Chuyển qua Momo
3. Gửi thẻ cào điện thoại Viettel
Chân thành cảm ơn!

Rừng Hổ Phách

Lịch

Tháng bảy 2018
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  
DMCA.com Protection Status