You dont have javascript enabled! Please enable it! Tháng chín 2018 - Rừng hổ phách

Thao Thiết luyến – Chương 1

Mở đầu –

Đó là một buổi sớm mùa xuân.

Ánh mặt trời theo cửa sổ hướng đông rơi vào bên trong cung điện, chiếu sáng một pho tượng thần màu vàng.

Trong không khí phiêu tán mùi hoa. Những phiến đá lạnh lẽo hai bên gắn đầy những bông hoa rực rỡ màu cầu vồng.

Khi hắn bước vào cửa lớn của cung điện nguy nga thì thấy ở phía trước có một vu nữ trông giống như một vị thần. Nàng đeo một cái mặt nạ màu vàng, đứng ở trên đài cao.

Hắn nắm lấy bàn tay nhỏ bé của người con gái ở bên cạnh, đạp lên ánh mặt trời mà tiêu sái tiến lên phía trước đài cao.

Đợi đến khi hắn đến gần, vu nữ hướng hắn gật đầu. Mặc dù hắn không nhìn thấy biểu tình đằng sau mặt nạ của nàng nhưng lại thấy ý cười trong mắt nàng.

Hắn không tự giác lộ ra nụ cười, sau đó quay đầu nhìn người con gái đang đứng bên cạnh, khẩn trương nắm lấy bàn tay bé nhỏ của nàng.

Khuôn mặt nàng nhỏ nhỏ, trắng noãn bởi vì khẩn trương mà hơi phiếm hồng. Trên người nàng là giá y của tân nương thêu hình hoa cỏ, chim chóc. Đây là bộ giá y mà nàng tự tay thêu đừng đường kim mũi chỉ. Nàng đem mái tóc dài đen bóng xinh đẹp của mình búi lệch một bên theo kiểu bàn thành kế, cài trâm hoa rồi để lại một lọn tóc dài vắt ở một bên người.

Nàng vô cùng xinh đẹp khiến hắn không tự giác mà nắm chặt tay nàng.

Nàng nâng đôi mắt, lén liếc nhìn hắn rồi lại nhanh chóng rũ mắt xuống, nhưng khuôn mặt xinh đẹp bởi vì hưng phấn và e lệ mà càng thêm hồng.

Đúng lúc này, một thị nữ bưng một chậu nước đầy tiến đến.

Vu nữ lúc này mở miệng cất tiếng hát vang vang, rồi lại lấy hai tay vốc nước trong chậu, dòng nước theo kẽ ngón tay nàng rơi xuống. Ánh mặt trời xuyên thấu qua dòng nước mà tạo thành cầu vồng bảy sắc.

Trong cung điện chỉ có tiếng hát thanh lệ của vu nữ và tiếng nước chảy đan xen với nhau.

Khi bài hát kết thúc, vu nữ cầm lấy thanh đao bằng ngọc có gắn đá quý từ tay một thị nữ khác, đi xuống cầu thang và đến trước mặt hai người.

Vu nữ liếc mắt nhìn hắn một cái rồi chuyển hướng sang tân nương xinh đẹp, ôn nhu hỏi.

“A Ti Lam, cô có nguyện trở thành thê tử của Ba Lang, kính trọng và thương hắn, cho đến thiên trường địa cửu cũng không rời xa không?”

“Ba Lang, ngươi có nguyện trở thành phu quân của A Ti Lam, bảo hộ nàng và yêu nàng, cho đến thiên trường địa cửu cũng không rời xa không?”

“Ta nguyện ý.” Hắn gật đầu.

Vu nữ hướng A Ti Lam vươn bàn tay ra, nàng liền để bàn tay nhỏ bé trắng noãn của mình vào tay vu nữ. Vu nữ dùng ngọc đao bén nhọn cắt một đường nhỏ trong lòng bàn tay nàng. Sau đó vu nữ cũng hướng hắn vươn bàn tay ra. Hắn cũng để tay mình vào tay vu nữ để nàng cũng cắt một đường trong lòng bàn tay hắn.

Máu đỏ tươi theo vết thương trong lòng bàn tay hai người chảy ra.

Vu nữ đeo mặt nạ đem ngọc đao bỏ lại vào chậu. Đôi mắt đen thâm thúy của vu nữ nhìn nàng và hắn sau đó đem lòng bàn tay hai người gắt gao nắm cùng một chỗ sau đó cất giọng thanh thúy mà nói:

“Từ giờ trở đi, máu của nàng ấy chính là máu của huynh, mà máu của huynh cũng chính là máu của nàng ấy. Ta lấy tên chư thần, lấy thiên địa làm chứng, tuyên bố Ba Lang cùng A Ti Lam, kết làm vợ chồng. Dù cho sinh lão bệnh tử cũng không rời không bỏ, thiên trường địa cửu, mãi chẳng chia lìa.”

Giọng nói của vu nữ rất nhẹ rất nhẹ, lại rõ ràng quanh quẩn ở bên trong cung điện rộng lớn.

A Ti Lam khẩn trương ngẩng đầu lên nhìn hắn, mở miệng lặp lại lời thề kia: “Từ giờ trở đi, máu của chàng chính là máu của ta. A Ti Lam lấy tên chư thần, lấy thiên địa làm chứng, nguyện cùng Ba Lang, kết làm vợ chồng. Dù cho sinh lão bệnh tử cũng không rời không bỏ, thiên trường địa cửu, mãi chẳng chia lìa.”

Hắn nhìn nàng nhỏ bé đáng yêu, ngực đột nhiên co rút.

Hắn thở sâu, nắm chặt bàn tay nhỏ bé của nàng, mở miệng nói ra lời thề chân thành từ trong tâm, đem sinh mệnh của nàng và hắn liên kết cùng một chỗ.

“Từ giờ trở đi, máu của nàng chính là máu của ta. Ba Lang lúc này lấy tên chư thần, lấy thiên địa làm chứng, nguyện cùng A Ti Lam, kết làm vợ chồng. Dù cho sinh lão bệnh tử, không rời không bỏ, thiên trường địa cửu, mãi chẳng chia lìa.”

Nàng bởi vì hắn nói ra lời thề mà nở nụ cười vui vẻ. Khuôn mặt xinh đẹp nhỏ nhắn vì tươi cười mà sáng lên, tỏa sáng, sưởi ấm lòng hắn.

Cặp mắt xinh đẹp của nàng soi bóng hắn.

Nếu có thể, hắn muốn vĩnh viễn ở lại nơi đó, ở lại trong tầm mắt nàng, ở trong lòng nàng.

Hắn biết hắn vĩnh viễn sẽ không quên nụ cười của nàng và ngày hôm nay.

Vĩnh viễn.

 

Chương 1:

Lần đầu tiên nàng gặp hắn là vào một buổi sáng sớm mùa xuân ở Khởi Lệ.

Lúc ấy, hắn mười bốn tuổi, nàng mới mười tuổi. Nàng vừa mới vào Bạch tháp làm thị nữ, việc gì cũng không biết.

Ngày hôm đó trời quang mây tạnh. Mặt trời đã lâu không thấy, chiếu ánh sáng khắp đất trời.

Bầu trời trong xanh như được tẩy rửa.

Đêm hôm trước vừa mới mưa nên đã gột rửa năm tầng cao của Bạch tháp như mới, khiến chúng tỏa sáng dưới ánh mặt trời. Tòa tháp giống như chiếc thang đang vươn lên trời.

Một thị nữ già tên là Mỗ Lạp dắt A Ti Lam cùng nhau mang những rương vải lụa cùng quần áo ra sân phơi nắng.

Vải dệt trân quý đựng trong năm rương lớn khiến các nàng phải đi tới lui để mang từ hầm đến sân phơi nắng. Đi lại tổng cộng năm lần mới chuyển hết được số vải đó.

“A Ti Lam, ngươi hôm nay trước hết đem toàn bộ chỗ vải này phơi trên sào trúc, giống như thế này. Lấy lên, mở vải ra, rồi lấy gậy trúc bên này để treo vải lên. Nhớ là phải treo lên mặt trúc nhẵn bóng nếu không sẽ làm rách vải. Sau đó người đem dây buộc chặt gậy trúc lại.”

Mỗ Lạp tự mình làm mẫu cho nàng xem, sau đó nói: “Phơi hết chỗ này thì người phải ở lại trông coi. Chú ý nếu thấy mây đen tụ lại thì phải nhanh chóng thu vải lại, đừng để mưa ướt, có biết hay không?”

“Vâng, cháu biết.” Nàng khẩn trương gật gật đầu.

“Biết là tốt rồi. Đây là tơ lụa dùng cho hiến tế và may đồ làm lễ, rất trân quý. Nếu làm hỏng rồi thì có bán cả hai chúng ta đi cũng không đủ bồi thường đâu đấy.” Mỗ Lạp liếc mắt xem nàng rồi mới nói: “Được rồi, ta còn phải về hỗ trợ, ngươi nhanh chút làm việc đi.”

Nói xong, Mỗ Lạp liền để nàng lại một mình rồi xoay người rời đi.

A Ti Lam nhìn tấm vải lụa được treo ở kia, lại nhìn sân phơi nắng rồi cầm lên một cái gậy trúc. Khối vải mà Mỗ Lạp treo lên làm mẫu kia có thêu hoa văn tinh tế, khi gió thổi qua, hoa văn liền theo tơ lụa lay động, dưới ánh mặt trời thật sinh động.

Không cần Mỗ Lạp cảnh cáo, nàng cũng hiểu được những khối tơ lụa này quý đến dọa người.

Nàng chưa từng có thấy vải cùng quần áo đẹp như vậy. Chúng còn vừa mềm vừa nhẹ, màu sắc rực rỡ. Có cái còn mỏng đến nỗi có thể nhìn thấy cảnh vật xuyên qua.

Nàng thật cẩn thận đem chúng từ trong rương ra phơi trên sào trúc.

Nhưng, công việc này rất là buồn tẻ. Ngay từ đầu nàng còn nhìn ngắm vải dệt cùng hoa văn thêu trên đó. Nhưng rất nhanh khi nàng treo xong khối vải thứ nhất, nàng phát hiện ra động tác của mình quá chậm. Nếu tiếp tục như vậy thì đợi đến lúc nàng phơi hết đống này, mặt trời dũng xuống núi rồi.

A Ti Lam nghĩ nghĩ, sau đó quyết định một lần đem tất cả vải trong một rương đều mắc lên sào trúc, rồi sau đó mới đem toàn bộ sào trúc treo lên. Làm như vậy nàng có thể tiết kiệm thời gian chạy tới chạy lui.

Chỉ chốc lát sau, nàng đã đem vải trong cái rương thứ hai treo hết lên.

Hô, xem ra, cái phương pháp này mau hơn.

A Ti Lam nhìn những tấm tơ lụa, nhẹ nhàng thở ra. Đang lúc nàng tự cho mình là thông minh, chuẩn bị đem vải dệt treo trên sào trúc cố định lại thì bỗng dưng một cơn gió thổi lên.

Cơn gió kia tới vừa nhanh vừa bất ngờ, không hề có báo hiệu trước liền thổi bay khăn trùm đầu để che nắng của nàng.

“Nha!” Nàng kinh hô ra tiếng, ngẩng đầu lên định bắt lấy khăn trùm đầu thì lại nhìn thấy một phiến ti sa thuần màu trắng bay lướt qua đỉnh đầu nàng.

Nhìn thấy nó, nàng trừng lớn mắt, đột nhiên quay đầu lại thì thấy những tấm lụa vừa mềm vừa nhẹ đang phơi trên sào trúc đều bị gió thổi bay lên.

Trời ạ! Thảm!

Trái tim A Ti Lam nhảy lên một cái, vội vàng chạy tới bắt lấy khối lễ y, nhưng một khối vải khác lại bị thổi bay. Khắp nơi đều và tơ lụa thượng hạng bị thổi bay tứ tung.

“Đừng thổi! Đừng thổi nha!”

Nàng tâm hoảng ý loạn hô lên, ngửa đầu ở trong gió đuổi theo một khối lụa màu tím nhưng bởi vì không nhìn đường nên bị vấp ngã.

A Ti Lam nằm úp sấp té trên mặt, mắt thấy khối vải xinh đẹp sắp bị gió thổi bay đi mất mà nàng lại không thể làm gì. Trong lúc nhất thời hoảng loạn nàng không biết phải làm như thế nào, gấp đến độ nước mắt đều rơi xuống.

Đúng lúc này, một cậu thiếu niên da ngăm đen đột nhiên xuất hiện trước mặt nàng.

Cậu thiếu niên kia, đột nhiên xuất hiện làm nàng quên cả phản ứng. Nàng chỉ thấy hắn cầm lấy một cây gậy trúc mà khua múa sang trái, sang phải, chỉ hai ba chiêu là đã đem tơ lụa đang bay đầy trời thu lại.

Hắn đem vải dệt thả xuống bên trong giỏ trúc.

Nàng vội vàng đứng lên muốn cám ơn hắn. Nhưng nàng còn chưa kịp mở miệng thì hắn lại quay đầu đem vải rơi trên mặt đất nhặt trở về.

Nàng khẩn trương xoa hai tay, xấu hổ không thôi, chỉ phải cuống quít chạy đến giúp một tay.

Thật vất vả mới đem đống tơ lụa thu lại, nàng lại hoảng loạn nhìn hắn. Nàng rất sợ hắn đi nói cho người khác là nàng thiếu chút đã gây họa lớn. Thế nhưng hắn chỉ trầm mặc giúp nàng đem đống vải một lần nữa phơi nắng. Toàn bộ quá trình hắn không thèm liếc nhìn nàng một cái.

Trên mặt hắn có hình xăm màu đen, mày rậm mắt to, mũi rất cao, môi mỏng, phía sau đầu là một bó tóc đen đã hơi dài.

Nàng chưa từng gặp hắn nhưng nhìn hình xăm trên mặt thì lại nhận ra hắn.

Thương lữ lui tới kinh thành rất nhiều, ngẫu nhiên cũng sẽ có người của dị tộc nhưng lại không có ai ít nói như hắn.

Nàng có nghe nói qua về cậu thiếu niên này. Hắn được sư phó A Kỳ của xưởng đúc đồng nhặt được khi ông tới khu vực khai mỏ. Hắn chính là đứa bé người sói được ông tìm thấy ở trên núi. Nghe nói khi A Kỳ sứ phó nhặt được hắn, bên cạnh còn có mấy con chó sói. Không biết vì sao, sói mẹ không ăn thịt đứa trẻ còn chưa đủ ba tuổi như hắn mà lại đem nuôi như con mình.

Hắn chính là con của chó sói.

Trong thành mỗi người đều biết về hắn.

Nàng có nghe Mỗ Lạp đề cập qua, hắn hiện tại đã ở xưởng đúc đồng làm việc.

Bạch tháp là cấm khu, trừ bỏ vu nữ và thị nữ của nàng thì người bình thường không được tự ý ra vào. Nhất định là A Kỳ sư phó bảo hắn đến truyền lời cho vu nữ.

Vẻ mặt của hắn lạnh lùng, cứng rắn, lại luôn trầm mặc nên nàng cũng không dám mở miệng mà chỉ có thể ở một bên phơi vải dệt.

Chính là lần này, nàng cũng không dám làm nhanh mà mỗi khối vải bố, mỗi kiện lễ y đều được nàng cẩn thận vắt lên sào trúc rồi sau đó lấy dây buộc cố định lại thật tốt.

Nghĩ đến việc này bị người khác biết được thì nàng nhất định không thể ở lại Bạch tháp nữa, nước mắt của A Ti Lam liền rơi xuống. Năm trước cha nàng vừa mới mất, trong nhà khó khăn đến không thể sống nổi. Nương nàng tuổi đã cao lại bệnh tật quanh năm nên mới tốn hết sức để đưa nàng đến Bạch tháp làm thị nữ. Nếu nàng bị đuổi khỏi Bạch tháp thì không chỉ nàng không có cơm ăn mà nương nàng cũng sẽ phải chịu đói.

Nàng lấy dây tuyến quấn cố định vải vào sào trúc, mà trong lòng lại càng ngày càng hoảng loạn, nước mắt theo đó mà rơi không ngừng trên khuôn mặt.

Đang lúc nàng cắn môi, không tiếng động rơi lệ thì cậu thiếu niên kia không biết từ lúc nào đã đi đến trước mặt nàng, đứng ngay đằng sau tấm vải trắng mỏng manh trong suốt.

Nàng bối rối lấy tay lau nước mắt, nhưng không cách nào ngăn nhặn nước mắt theo trong hốc mắt không ngừng tràn ra.

A Ti Lam cảm thấy vừa thất bại vừa khổ sở, chỉ có thể đứng đó run run cắn môi, sợ hãi khổ sở mà rưng rưng nhìn hắn.

Gió lại nổi lên làm bay tấm lụa trắng khiến nàng có thể nhìn thấy rõ hoa văn hình hổ màu đen trên mặt hắn cùng đôi mắt sáng ngời hữu thần.

“Đừng khóc.”

Nàng ngây ngẩn cả người, như thế nào cũng không nghĩ tới, hắn mở miệng không phải để trách cứ, mà là để an ủi nàng.

“Ta sẽ không nói cho người khác biết chuyện này.” Hắn cúi đầu nhìn nàng, chậm rãi nói: “Cho nên, ngươi đừng khóc.”

Giọng hắn có chút khàn khàn, có chút phức tạp, nhưng lại thập phần ôn nhu.

Nàng khễ nhếch phấn môi, tim đập mạnh và loạn nhịp nhìn thiếu niên trước mắt, nhất thời có chút không biết nói gì. Một lúc sau nàng mới chần chờ bất an hỏi một câu.

“Thật sự?”

“Ân.” Hắn gật đầu.

Ngực đang co rút bỗng như được buông lỏng, nước mắt cũng không rơi nữa. Nhưng nàng vẫn lo lắng, hoảng sợ mà xác định lại một lần nữa, “Thật sự?”

Hắn nhìn hốc mắt vẫn hàm chứa nước mắt của nàng, nghiêm chỉnh mở miệng cam đoan, “Thật sự.”

Nước mắt nàng lại trào ra, nhưng lần này là bởi vì có thể nhẹ nhàng thở ra. Nàng vội lau nước mắt.

Gió lại nổi lên, thổi khô nước mắt của nàng.

Nàng sợ hãi, ở trong gió nín khóc mỉm cười.

“Cám ơn huynh…… Cám ơn……”

Không biết có phải nàng gặp ảo giác hay không nhưng trong nháy mắt, gương mặt ngăm đen của hắn dường như đỏ lên. Nhưng sau đó hắn không nói gì mà rất nhanh liền xoay người sang chỗ khác, động tác gọn gàng lưu loát giúp nàng tiếp tục phơi vải.

Nàng lau khô nước mắt, một bên làm việc, một bên vụng trộm nhìn hắn.

Với sự giúp đỡ của hắn, nàng nhanh chóng đem số vải và y phục phơi hết lên trên sào trúc. Tất cả theo gió mà lay động dưới ánh mặt trời.

Năm cái rương lớn bây giờ đều trống không. Hắn giúp nàng xếp những cái rương lại gọn gàng rồi nói: “Ta phải về đây.”

Thấy hắn xoay người định đi, nàng cất tiếng gọi hắn.

“Đợi chút……” Nàng đỏ mặt, cố lấy dũng khí nói: “Muội…… Muội gọi là A Ti Lam, còn huynh?”

Hắn tựa hồ rất kinh ngạc khi thấy nàng hỏi tên mình. Trong chốc lát hắn mới mở miệng.

“Ba Lang.”

Nàng ôm cái giỏ trúc, ngượng ngùng nhìn hắn nói: “Cám ơn huynh, Ba Lang.”

Hắn không được tự nhiên vội vàng gật đầu, liền đi.

Nhưng đến trước cửa, A Ti Lam thấy hắn lại quay đầu nhìn nàng một cái. Nàng nhịn không được nâng cánh tay lên vẫy rồi cười với hắn nói hẹn gặp lại.

Hắn tựa hồ nhếch khóe miệng lên cười nhưng vì khoảng cách quá xa mà hắn lại nhanh chóng quay đầu nên nàng không thể xác định có phải hắn thực sự đã cười không.

Nhưng cả một ngày này, nàng đều nghĩ đến hắn. Mỗi lần nghĩ đến cái liếc mắt của hắn trước khi đi đều khiến nàng mặt đỏ tim đập, không tự giác ngây ngô cười (Amber: trời ơi, cô nàng này mới có mười tuổi. Sức mạnh của soái ca thật là khủng khiếp :))).

***

Vu nữ là một đứa trẻ còn nhỏ hơn nàng ba tuổi.

Lần đầu tiên nhìn thấy vu nữ, A Ti Lam khẩn trương vô cùng.

Đứa nhỏ kia mặc quần áo đẹp đẽ, quý giá. Nàng còn có sự ổn trọng cùng bình tĩnh không hợp với tuổi của mình.

Nhưng rất nhanh, nàng liền phát hiện vu nữ có một giọng hát tuyệt đẹp, cùng tài múa siêu phàm. Nếu nàng không có năng lực siêu phàm thì với những tài năng đó nàng cũng sẽ vô cùng nổi bật.

“Ta gọi là Linh, ngươi về sau có thể kêu ta là A Linh.”

Lần đầu tiên gặp mặt, tiểu vu nữ liền mở đôi mắt to đen thùi, nhìn nàng cười nói.

Nàng đối với vị vu nữ được vạn người sùng kính, nhưng lại rất bình dị gần gũi này cảm thấy kinh ngạc cùng cảm động.

Có lẽ bởi vì tuổi tác tương đương nhau, cho nên Linh thích ở bên cạnh nàng chứ không thích ở bên cạnh những thị nữ lớn tuổi khác.

Linh thường hay kêu nàng làm thư đồng hoặc các công việc vặt khác. Nàng cũng thường xuyên được nhờ đi ra ngoài chuyển lời hoặc làm thị nữ theo Linh tiến cung.

Bởi vì nàng tuổi trẻ, thể lực cũng tốt hơn, nên nhóm người Mỗ Lạp cũng vui vẻ nhường nàng chơi với Linh để các nàng không phải suốt ngày chạy theo tiểu vu nữ hiếu động. Cứ như vậy, cảm tình giữa nàng và Linh càng ngày càng tốt.

Rất nhanh, một năm, hai năm trôi qua, nàng cũng chậm chậm quen với cuộc sống ở Bạch tháp.

Ở trong Bạch tháp, mỗi ngày cuộc sống đều là bề bộn công việc.

Sáng tinh mơ sau khi rời giường, nàng cùng những thị nữ sẽ quét tước trong ngoài, sau đó các nàng mới đi ăn cơm. Phần còn lại của buổi sáng là đi dọn dẹp tại điện thờ. Ở đó các nàng phải lau tượng thần cùng dụng cụ làm lễ. Buổi chiều các nàng cùng đám tiền bối học về dược thảo, âm luật cùng với các nghi lễ hiến tế. Buổi tối là thời gian tắm rửa và giặt quần áo.

Theo từng mùa, các nàng còn phải thừa dịp có ánh nắng mặt trời mà đem vải vóc, y phục đi giặt tẩy và phơi nắng. Có những thời điểm nhất định còn phải lên núi hái thuốc, phơi thuốc bởi vì những mùa khác nhau lại có những loại thuốc khác nhau.

Đương nhiên, đại lễ hiến tế cho bốn mùa là không thể thiếu.

Mỗi khi đến dịp đại lễ hiến tế, thì công việc lại càng nhiều hơn.

Mọi người vì những vấn đề sinh lão bệnh tử đều đến Bạch tháp tìm vu nữ. Vu nữ phải làm một thì các nàng phải làm gấp mấy lần.

Bởi vì tối hôm qua không ngủ đủ cho nên hôm nay trong lúc đang đánh dụng cụ làm lễ bằng đồng, A Ti Lam nhịn không được đánh cái ngáp nho nhỏ.

“A Ti Lam!”

Đang lúc nàng thiếu chút nữa đã ngủ gục thì tiếng Linh liền vang vọng cả điện thờ lớn. Nàng sợ tới mức liền tỉnh lại, nhanh chóng lau chùi dụng cụ. Nàng rất nhanh nhìn thấy tiểu vu nữ đi đến. Vu nữ càng lớn thì càng trở nên xinh đẹp.

“Đừng lau nữa, tỷ giúp ta đến xưởng chế tác ngọc và xưởng đúc đồng truyền lời đi.”

“Vâng.” Vừa nghe đến có thể đi xưởng đúc đồng, nàng cầm lấy khăn lau ở trong tay, nhảy dựng lên.

“Tỷ đến xưởng chế tác ngọc và xưởng đúc đồng chuyển lời mời hai vị đại sư phụ đến đây, đại vu nữ muốn gặp bọn họ.”

Đại vu nữ?

Nàng rùng mình, lập tức gật đầu nói: “Đã biết, ta lập tức đi ngay.”

Đại vu nữ tuổi tác đã cao, ở tại tầng cao nhất của Bạch tháp. Bình thường bà rất ít xuống dưới. Nàng đến đây đã hai năm cũng chỉ ở những đại lễ lớn mới nhìn thấy bà vài lần.

Trước kia Linh còn nhỏ tuổi thì rất nhiều việc trong Bạch tháp đều do đại vu nữ xử lý. Nhưng hai năm nay, nghe nói bởi vì ánh mắt đại vu nữ không còn tốt nên Linh từ từ tiếp quản Bạch tháp. Đại vu nữ cơ hồ không còn quản lý nhiều nữa.

Đại vu nữ nếu có điều cần phân phó thì đều là những việc quan trọng.

Mà trên khuôn mặt của Linh cũng ánh lên nỗi sầu lo hiếm thấy. Sợ làm lỡ việc lớn, nàng vội buông khăn lau, chạy đến thông báo cho hai vị đại sư phụ đến Bạch tháp.

Hai vị đại sư phụ được thông báo cũng không dám chậm trễ mà lập tức ngừng việc đi đến Bạch tháp.

A Ti Lam đứng ở cửa xưởng đúc đồng thở phì phò nhìn thân ảnh A Kỳ sư phó biến mất ở cuối phố. Mặc dù nàng có chút lo lắng không biết là chuyện gì xảy ra nhưng khi nàng nhìn thấy thân ảnh quen thuộc kia xuất hiện trước mặt thì rất nhanh tim nàng lại nhảy bùm bụp mấy cái.

Thao Thiết luyến – Hắc Khiết Minh – HOÀN

THAOTHIẾT LUYẾN

 

Tác giả: Hắc Khiết Minh

Tình trạng: Hoàn

Nguồn convert: tangthuvien

Số chương: 26c

Thao thiết luyến
Thao thiết luyến

QUYỂN THƯỢNG

Từng,

Nàng là người vợ hắn yêu chân thành. Hai người vốn nên hạnh phúc lâu dài. Lại bởi vì hắn quá mải theo đuổi tôn nghiêm cùng vinh dự mà không tiếc đáp ứng đúc binh khí nên mới đưa đến bất hạnh. Lửa tham vọng che mờ hai mắt hắn, cũng dần dần xóa đi nụ cười, hạnh phúc và cả máu thịt của người vợ mà hắn yêu thương. Cuối cùng khi hắn tỉnh ngộ thì bốn phía chỉ còn lại đất đai khô cằn trải dài đến vô tận …

 

Chương 1        Chương 2        Chương 3        Chương 4        Chương 5        Chương 6        Chương 7

Chương 8        Chương 9         Chương 10        Chương 11        Chương 12

QUYỂN HẠ

 

Nay,

Hắn là người đàn ông đầu tiên nàng yêu. Cảm giác được hắn che chở giống như một giấc mộng ngọt ngào. Nàng yêu hắn nhưng lại cũng cảm nhận được rõ ràng nỗi đau xót hắn giấu ở trong lòng đang cắt nuốt tương lai của hai người. Người đàn ông của nàng, mang theo trí nhớ và linh hồn từ xa xưa khiến cho nàng muốn tìm hiểu đến cùng. Lúc này nàng lại phát hiện ra bí mật đang tra tấn hắn giống như hổ rình mồi chờ hủy diệt nàng …

 

Chương 13        Chương 14        Chương 15        Chương 16        Chương 17        Chương 18        Chương 19        Chương 20        Chương 21        Chương 22        Chương 23        Chương 24        Chương 25        Chương 26

HOÀN

*Nếu bạn thích truyện này thì hãy ủng hộ để Amber duy trì web nhé: 

.

Ma ảnh mị linh – Hắc Khiết Minh

MA ẢNH MỊ LINH

Convert: tangthuvien

Bộ huyền huyễn này Amber đọc từ lâu rồi và đọc cái là mê tít. Cả bộ có cả chục cuốn mà tới giờ mới edit hoàn có vài cuốn nên Amber cũng mò mẫm làm tiếp mấy cuốn còn lại, vì mòn mỏi chờ đợi những chỗ khác mà chẳng ai chịu làm tiếp. Bạn nào chưa đọc thì nhào vô nhá, đảm bảo đọc là mê luôn. Truyện vừa hay vừa cảm động.

Mỗi truyện trong bộ này mình sẽ đặt pass cho vài chương. Để có password thì các bạn like page và inbox Amber nhé, mình sẽ gửi pass cho. Cả hệ liệt mình chỉ để một pass chung thôi nên bạn cũng chỉ cần hỏi một lần là đọc được tuốt. (Tại mình cũng lười nghĩ pass, ha ha). 

Ma ảnh mị linh
Ma ảnh mị linh

 

MỤC LỤC

 

Tương tư tu la 

Bỉ ngạn hoa

Thao Thiết luyến

Quỷ dạ xoa

Đồ mi hương

Ngân quang lệ

Bạch lộ ca

Tiểu noãn đông

Chiến lang

Kỵ sĩ của ma nữ

Ôn nhu bán lượng

Thiếu gia – phần 1

Thiếu gia – Phần 2

 

*Nếu bạn thích truyện thì hãy ủng hộ để Amber duy trì trang web nhé:

Nếu không có Paypal, bạn có thể:

1.Chuyển khoản tới: Hoang Mai Nhung – 0021002033624 – Vietcombank

2.Chuyển qua Momo

3.Gửi thẻ cào điện thoại Vietel

Mỗi câu truyện trong bộ lớn đều có liên quan đến nhau. Xuyên suốt bộ truyện cũng có một nhân vật trung tâm là người hiểu rõ nguồn căn hậu quả và là người gỡ các nút thắt để câu truyện được tiếp nối. Thực ra thứ tự truyện ở trên không quá quan trọng, bạn có thể đọc bất kỳ truyện nào theo thứ tự bạn muốn vì dù có liên quan đến nhau thì nội dung các truyện cũng không ảnh hưởng đến nhau. Ma ảnh mị linh thuộc thể loại không dễ làm tí nào mà Amber mới làm nên mọi người góp ý nhé. Tiến độ up thì tùy vào độ chăm chỉ và không có lịch cố định. Nhưng Amber khá là trách nhiệm nên chắc sẽ làm tốt thôi. 🙂

Tình muộn – Thương Cẩm Duy

Tình muộn

Tác giả: Thương Cẩm Duy

Tình trạng: đã xuất bản

Link ebook: Đây 

Tình muộn của Thương Cẩm Duy kể một câu truyện tình yêu khá cấm kị – nam chính hơn nữ chính 23 tuổi. Đây là truyện đầu tiên Amber đọc mà có cặp chính chênh lệch về nhiều mặt như thế này (trừ mấy truyện huyền huyễn không tính nha).

Tùng San là sinh viên năm ba, hoạt bát và xinh đẹp. Cô có mối tình trong mơ với đàn anh học khóa trên – Chu Trường An. Thế nhưng vào một ngày đẹp trời, cô bạn cùng phòng ký túc Cố Lâm Lâm đã nẫng tay trên anh người yêu của Tùng San. Cực chẳng đã, Tùng San coi như là bị chó cắn. Nhưng cha của Cố Lâm Lâm lại không cho là vậy.

Cố Trì Tây là một doanh nhân thành đạt. Ở tuổi 43, Cố Trì Tây có mọi thứ, trừ một gia đình thực sự. Cuộc hôn nhân của anh chỉ trên danh nghĩa và đứa con gái cũng không phải ruột thịt. Và người đàn ông quen ở trên cao ấy lại nhìn trúng cô bé con Tùng San.

Làm sao Tùng San có thể thoát khỏi nanh vuốt của ông chú lão luyện tình trường ấy cho được. Vốn cả hai người đều không quá nghiêm túc cho mối quan hệ đó ngay từ đầu. Nhưng giống như bị bỏ bùa, cả Tùng San và Cố Trì Tây đều không thể dứt khỏi mối quan hệ đó.

Tùng San từ ngày quen Cố Trì Tây thì đều giữ trong lòng một niềm mâu thuẫn. Nếu cô chấp nhận anh thì cô sẽ có tất cả, tiền tài, quyền thế, và một người đàn ông thành thục, ổn trọng. Nhưng điều đó có nghĩa là người ta sẽ chỉ chỏ vào cô và bố mẹ, sẽ đánh đồng cô với hạng gái bán thân nuôi miệng. Mà Tùng San thì không chịu nổi ánh mắt người đời, không chịu nổi sự bất bình đẳng về địa vị giữa hai người.

Cố Trì Tây lại không hổ là ông chủ lớn. Anh dùng tình và tiền dần dần tham gia vào cuộc sống của Tùng San, khiến cô phụ thuộc và không thể rời xa anh. Anh cho cô sự đảm bảo mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn “Chỉ cần em chọn đi con đường hướng về anh, thì anh sẽ bước tất cả những bước còn lại để đến bên em.” Kể cả bố mẹ cổ hủ của Tùng San cũng không qua được cửa ải dụ dỗ của ông anh này.

Xét cho cùng thì Cố Trì Tây là người chịu nhiều đau khổ và thiệt thòi. Anh cũng không phải người xấu, sát phạt tuyệt tình. Thế nên tác giả đã để cho hai người đến với nhau và có cái kết viên mãn. Đó là hạnh phúc Cố Trì Tây phải trả giá rất nhiều mới có thể có được khi tuổi đời cũng không còn trẻ trung.

Tùng San đôi khi khá cố chấp nhưng trong phạm vi có thể hiểu được. Nếu một cô gái trẻ gặp phải một người lão luyện và quyền thế nghiêng trời như Cố Trì Tây mà không bị dọa sợ cho chạy mất dép đã là tốt lắm rồi làm gì còn dám chuyện yêu đương nữa. May mà cô có một gia đình rất yêu thương cô và những người bạn tốt.

 

Starbucks đã cứu cuộc đời tôi như thế nào – Chương 5

Chương 5: Hãy mở lòng và mỉm cười – Bạn đang ở Broadway đó

“Tôi đã buộc bản thân mình phải càng ngày càng ít đưa ra những ý kiến cố chấp”

THÁNG 7 – THÁNG 8

Tôi tỉnh dậy mà toàn thân toát mồ hôi. Tôi không có điều hòa và căn phòng áp mái của tôi đang chảy ra dưới cái nóng mùa hè. Mới có 3 giờ sáng. Tôi vẫn còn một tiếng nữa trước khi phải thức dậy để đến New York, nhưng tôi thấy quá nóng và lo lắng đến việc lần đầu tiên giúp Crystal mở cửa hàng nên tôi không ngủ tiếp được.

Tôi có thể cảm thấy trái tim mình đang đập và điều đó khiến tôi sợ. Ý nghĩ cùng Crystal mở cửa hàng khiến tôi lo lắng. Tôi bắt bản thân bình tĩnh nhưng một đoạn đối thoại mà tôi đã nghe được lại khiến tôi lo ngại. Những Cộng sự khác đã nói, “Mở cửa hàng thật là việc kinh khủng,” và những nhận xét tương tự như thế khiến tôi cảm thấy việc này có thể vượt quá những gì tôi có thể giải quyết.

Tôi cố gắng nhắc bản thân rằng trong công việc trước đây tôi đã yêu thích các thử thách như thế nào. Tôi thích theo đuổi những vụ làm ăn mới hay gặp những “khách hàng” khó tính. Nhưng mở cửa một cửa hàng lại là một thử thách về thể chất. Mà tôi thì chưa bao giờ tự tin về mặt thể chất cả.

Đột nhiên, tôi nhớ đến một kỷ niệm buồn về một thử thách thể chất mà tôi lý ra nên tránh. Nhưng bài kiểm tra thể chất chết tiệt lại đến vào lúc tôi còn ở thời niên thiếu và không có nhiều thứ để đưa ra nhằm từ chối thử thách.

Đổ mồ hôi trong cái nóng mùa hè, tôi nhớ lại khoảng thời gian kinh khủng ở Tây Ban Nha vào năm 1959. Khi đó tôi 19 tuổi và chọn đi du lịch hè một mình quanh Châu Âu. Tôi dường như vẫn có thể cảm nhận được sàn đất cứng rắn của khu cắm trại ở ngoại ô Pamplona bị nướng lên dưới ánh mặt trời chói chang.

Giống như những người đàn ông trẻ tuổi thời đó, tôi cũng tới Tây Ban Nha để tìm Papa và tôi đã tìm thấy ông. Vào mùa hè đó, Ernest Hemingway ngồi ở giữa quảng trường đầy nắng tại Pamplona và được vây quanh bởi một vòng những người hâm mộ đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông ấy có một khuôn mặt đẹp và bờ vai rộng với mái tóc trắng được chải cẩn thận che đi một vết sẹo mà tôi không bao giờ nên nhắc tới.

Tôi bước lên.

“Michael Gill,” tôi nói, bắt lấy bàn tay ông ấy giơ ra. Cái bắt tay của ông ấy rất chặt đến gần như nghiến lại. Đôi mắt ông ấy thăm dò tôi. Ông ấy không bảo tôi ngồi xuống và tham gia vào đám đông đó.

“Janet Flanner gửi lời chào đến ông,” tôi nói với ông ấy. Janet Flanner là đồng nghiệp của bố tôi tại tờ Người New York nhưng làm việc tại trụ sở ở Paris và là một người bạn nhậu lâu năm của Hemingway. Tôi đã gặp bà một vài tuần trước. Khi bà biết tôi là một người hâm mộ của Hemingway, bà đã bảo tôi có thể sử dụng tên của bà. Bà còn nhắc là tôi nên hỏi về vết sẹo chạy dọc phần trán của ông ấy. Người ta đồn là ông ấy bị trúng một mảnh đạn trong Chiến tranh thế giới hoặc bị húc bởi một con tê giác ở Châu Phi. Tất cả những gì Janet Flanner nói với tôi là, “Có một câu chuyện thú vị đằng sau vết sẹo đó … nếu Ernest chịu nói về nó.”

Khi nói đến Janet, Ernest Heminghway nhìn tôi một cách thích thú.

“Bà ấy là một người bạn của cha tôi,” tôi giải thích. “Brendan Gill.”

“À tôi có biết ông ấy,” Hemingway nói chậm rãi như thể đang đo đếm từng con chữ.

“Và Janet là một người bạn cũ của tôi,” ông ấy nói, với một giọng tự tin và sang sảng. Ông hướng tới đám đông những người hâm mộ và nói bằng một giọng cao vút, “Hay có thể nói Janet là một người bạn rất thân của tôi. Cô ấy là một trong những ký giả tuyệt vời nhất của thế hệ chúng tôi.”

Tôi để ý thấy ông ấy không dùng từ “nhà văn”. Như vậy là ông ấy không cạnh tranh với Janet Flanner. Bà ấy là một “ký giả” chứ không phải một “nhà văn”. Từ đó giải thích lý do vì sao họ vẫn có thể là bạn. Đằng sau lời giới thiệu của ông ấy ẩn dấu hiệu của sự hiếu thắng.

“Miguel là con trai một người bạn khác của tôi,” Hemingway nói với đám đông và rất nhanh đã đặt cho tôi một biệt danh. “Brendan Gill là một người bạn của Janet Flanner tại tạp chí Người New York.”

Một vài người gật đầu tỏ vẻ đã biết. Họ đã nghe về tên của cha tôi.

Bây giờ, sau 45 năm, tôi nghĩ lại khi lăn lộn trên chiếc giường nóng nực, đợi ca làm tại Starbucks, là tôi đã đến gặp Hemingway để nhận được sự công nhận. Tôi đã chỉ sử dụng những công cụ mà tôi biết dùng như thế nào: bố tôi và những mối quan hệ của ông ấy. Và dù những mối quan hệ này giúp tôi mở cánh cửa thì chúng cũng không giúp tôi đi vào. Vào khoảng khắc đó tại Pamplona, tôi chỉ có một mình và cũng chỉ có tôi có thể chứng minh bản thân. Và tôi ghét điều đó.

Tôi nhìn vào mắt Hemingway và nhớ lại những lời Janet Flanner nói. “Làm sao mà ông lại có vết sẹo đó?” tôi hỏi điều này như một sự trả đũa vì tôi cảm thấy đề tài và câu hỏi về vết sẹo sẽ khiến ông ấy khó chịu. Đôi mắt của Hemingway trở nên dại ra khi tôi hỏi câu hỏi đó – ít nhất trong một khoảng khắc. Đây là một người đàn ông đã quen với việc tham gia những cuộc chiến dù bằng chân tay hay bằng lời nói.

Rồi ông ấy lờ câu hỏi của tôi đi và chỉ hỏi đơn giản, “Cậu đã từng chạy trước lũ bò bao giờ chưa?”

“Chưa từng,” tôi đáp và rồi ngu ngốc tiếp lời, “vẫn chưa.” Tôi thậm chí chẳng thèm nghĩ trước là mình đang dấn thân vào một viễn cảnh ngu ngốc.

“Ồ,” Hemingway nói chậm rãi, như đang đo đếm sức mạnh lời nói của mình, “vậy thì cậu hãy chạy đằng trước những con bò một lần, Miguel, và trở lại đây chúng ta sẽ nói chuyện.”

Ông ấy coi tôi như một cậu bé thay vì một người đàn ông.

Tôi ở lại đó uống rượu cả đêm, và luôn lâng lâng trong sự hưng phấn của không khí lễ hội nơi đó. Vào sáng hôm sau, tôi đã quyết định là mình phải chạy đằng trước những con bò một lần. Chuồng bò được mở cửa lúc 7 giờ mỗi sáng và chỉ những kẻ ngốc nghếch mới tham gia một cuộc chạy đua trên con đường rải đá cuội dài cả dặm hướng tới trường đấu với đàn bò đuổi phía sau cả quãng đường. Tôi sợ tất cả những điều đó.

Trời vừa mới hửng sáng khi tôi có mặt ở khu chuồng nhốt những con bò cho trận đấu trong ngày. Tôi có thể nghe thấy những con bò di chuyển quanh, thỉnh thoảng lại va vào những tấm ván đang bao lấy chúng. Tôi trèo lên một bên của cái chuồng để nhìn chúng. Tất cả những con bò đều to lớn, màu đen và trông đặc biệt xấu tính.

Rất nhanh, một nhóm đông toàn những chàng trai trẻ tuổi tụ tập lại để chuẩn bị cho cuộc chạy đua.

Một người đàn ông lớn tuổi đứng bên cạnh tôi. Tôi gật đầu với ông. Giống những người Tây Ban Nha khác ở Pamplona, ông ấy biết tôi là một người lạ ở đây. Mặc dù tiếng Tây Ban Nha của tôi rất tệ còn tiếng Anh của ông ấy cũng chẳng khá khẩm gì nhưng tôi vẫn hiểu rằng ông ấy giục tôi đứng xa hơn về phía trước.

Một đám thanh niên đang hò reo gần cái chuồng. Họ trông có vẻ rất hứng khởi với thử thách này và hơi say.

Người đàn ông lớn tuổi lại ra hiệu một lần nữa – một cách rất nhiệt tình – rằng tôi nên đợi bọn bò xa hơn lên phía trên ngọn đồi.

Tôi nhìn lên ngọn đồi.

Con phố đó khá hẹp và được chắn bởi hàng rào gỗ lớn. Tôi quyết định nghe theo lời khuyên của ông ấy. Người đàn ông đó đã cho tôi một cái lý do để thoát việc này. Bởi vì dù Hemingway đã thách thức tôi chạy đằng trước lũ bò nhưng cũng không chỉ rõ tôi phải bắt đầu chạy từ đâu.

Tôi đi bộ vài trăm mét lên đỉnh đồi và dựa vào thanh chắn để nghỉ một lúc. Rồi tôi ngồi xuống. Tôi đột nhiên cảm thấy rất mệt. Nhiều ngay nay tôi không ngủ đủ. Khi tia nắng đầu tiên chiếu lên người, tôi chỉ thấy choáng váng.

Sự hỗn loạn phía sau rào chắn khiến tôi tỉnh táo lại. Đám đông đã tụ tập sau rào chắn để chờ đợi việc thả bò sắp diễn ra. Tôi lúc đó chẳng có nhiều thời gian. Tôi cảm nhận được một sự thôi thúc nhảy qua hàng rào, gia nhập đám đông quan sát để được an toàn. Hemingway sẽ chẳng bao giờ biết được. Tôi thấy oán giận ông ta vì đã để tôi liều mạng tham gia một cuộc phiêu lưu ngu ngốc thế này.

Một nhóm người hò hét đã bắt đầu chạy về phía tôi. Tôi thì chẳng có chỗ nào để trốn. Vì vậy cuối cùng tôi gia nhập nhóm những người chạy đầu tiên.

Rồi đột nhiên có một tiếng hét và mọi người bắt đầu chạy nhanh hơn tôi tưởng tượng rất nhiều.

Tôi cố gắng bắt kịp những người chạy đầu nhưng dần dần bị tụt xuống hàng giữa.

Khi tôi rẽ ở một góc, tôi đã vấp phải một một viên sỏi gồ lên và va vào rào chắn. Một vài người đã giúp tôi đứng dậy. Lưng tôi lúc đó như gãy ra và tay tôi thì bị trầy xước khi cố đứng lên.

Có những bàn tay vỗ lên lưng tôi và đẩy tôi trở lại đám đông chạy đua. Tôi khi đó phải chạy trối chết. Bằng cách nào đó mà tôi đã cảm nhận được một luồng gió mới, trong lành không chút tạp chất và nỗi sợ hãi.

Tôi sợ là tôi sẽ chết ở con phố nhỏ hẹp đó, bị húc bởi một con bò chẳng có tí hứng thú nào với tôi mà chỉ quan tâm làm sao chọc được sừng vào cái áo của tôi và xung quanh là những người xa lạ. Tất cả là vì Papa.

Tôi thấy mình vượt lên nhóm đầu, nhấc chân thật cao và tảng lờ sự đau đớn cho đến khi mọi di chuyển của tôi đều dựa vào adrenaline. Tôi thấy mình ở nhóm dẫn đầu với hai hoặc ba người nữa. Ở phía trước tôi có thể nhìn thấy đấu trường và điều đó cho tôi thêm năng lượng. Tôi chẳng quan tâm đến điều gì trừ việc đến được đó.

Tôi cố gắng tăng tốc lần cuối và ngay khi cổng mở tôi vọt qua và chỉ chậm hơn người đứng đầu vài giây.

Một đàn bò đã được dẫn vào đấu trường. Một người đàn ông ngã ngày trước đàn bò. Một vài con tránh được anh ta nhưng vài con dẫm lên người anh ta. Một người khác có một cái áo không tay và chuẩn bị thực hiện vài màn dụ bò chạy qua. Đám đông hô lên hưởng ứng.

Khi đàn bò đã vào hết, tôi luồn ra sau rào chắn và đi ra đúng cái cổng mà bọn bò đã đi vào. Cả con phố đầy mùi phân bò và mùi mồ hôi con người.

Tôi có thể nghe thấy tiếng hò hét và chúc mừng đằng sau mình nhưng tôi không có tâm trạng để chơi. Cả người tôi đầy mồ hôi và vẫn đang run lên vì sợ. Tôi đã không chạy đằng trước lũ bò nhưng tôi nghĩ mình đã làm đủ rồi. Hemingway đã không nói phải chạy xa thế nào … ông ấy chỉ bảo chạy thôi! Tôi tự hợp lý hóa việc này. Tôi đã chạy mà! Rồi tôi tìm thấy một con hẻm còn tối vì không được ánh mặt trời buổi sớm chiếu vào. Tôi nằm xuống và rên rỉ (lưng tôi vẫn còn đau vì va phải rào chắn) rồi ngủ mất. Mặt trời làm tôi tỉnh giấc khi nó chiếu xuống bức tường. Tôi đi lên phía quảng trường chính. Hemingway vẫn chưa có ở quán cà phê vào cái giờ sáng sớm này vì thế tôi ngồi xuống cái bàn tròn lớn của ông ấy và gọi một cốc bia.

Rồi lại gọi một cốc nữa.

Tôi chỉ nhìn vào khoảng không. Trải nghiệm của tôi vẫn chưa kết thúc, tôi biết điều đó. Nó chỉ kết thúc khi tôi kể cho Hemingway. Sau một giờ chiều, Hemingway ra khỏi khách sạn. Mỗi lần nhìn thấy ông ấy tôi đều bị ấn tượng về việc ông ấy vạm vỡ thế nào. Ông ấy bị vây quanh bởi đám đông hâm mộ ở Pamplona. Hemingway có vài đặc điểm của loài cá voi và cá mập. Ông ấy di chuyển mà hầu như không đánh tay hoặc chân – ông ấy chỉ đơn giản lướt về phía trước cùng với đám đông người hâm mộ.

Ông ấy ngồi xuống, giơ cao bàn tay to lớn để gọi đồ và rồi ông ấy nhìn thấy tôi.

“Miguel?” Đó không phải là một lời chào mà là một câu hỏi. Có lẽ ông ấy chẳng nhận ra tôi.

Tôi đứng lên và đi một cách cứng nhắc đến cái bàn của ông ấy (cả người tôi vẫn còn đau nhức).

“Tôi đã chạy đằng trước bọn bò,” tôi đứng trước mặt ông ấy và nói như một đứa trẻ đang kể cho cha nó về một thành tích đáng tự hào.

“Tốt,” Papa nói và gật đầu. “Tốt đấy.”

Ông ấy chỉ vào cái ghế ngay bên cạnh nơi chưa có ai ngồi. Thật đúng là một vinh hạnh cho tôi.

Tôi vui mừng và gần như đổ nhào lên cái ghế.

Hemingway ra hiệu cho người bồi bàn đưa đến cho tôi một cốc bia nữa.

Đám đông ngồi xung quanh chúng tôi đang cố gắng để nghe những gì ông ấy sẽ nói với tôi, tôi đoán vậy. Nhưng ông ấy chỉ đơn giản chạm cốc và uống mừng với tôi.

Rồi ông ấy rướn người về phía trước và nói nhỏ với tôi, “Giờ thì tôi sẽ kể cho cậu nghe về vết sẹo.”

Hemingway xoay cái ghế lại ngồi đối mặt với tôi để những người khác không thể nghe được những gì ông ấy nói với tôi.

“Một vài người sẽ nói với cậu là tôi có vết sẹo này từ cuộc chiến tranh hay ở Châu Phi.”

Papa cố ý nói như thể đang đong đếm từng từ một. Dù ông ấy mới tới quảng trường và chỉ mới uống một cốc đầu tiên, tôi vẫn có cảm giác ông ấy đã uống từ khi còn ở trong phòng khách sạn. Bởi vì ông ấy có cái sự nhấn mạnh đến cố chấp của người say – như thể cả thế giới đều nằm trong sự chính xác của từng con chữ. Nhưng ông ấy vẫn rất nghiêm túc giống tác phong của bản thân và đôi mắt vẫn ánh lên tia sáng rực rỡ.

“Rất nhiều người bịa nhiều chuyện về Papa,” Hemingway nói, như thể đang nói đến một người thứ ba với một nụ cười nhẹ và có chút bẽn lẽn, “nhưng có rất ít người biết sự thật. Và đây là sự thật về vết sẹo, Miguel:

“Lúc đó là ở Paris. Nhóm người chúng tôi đã uống cả ngày. Sau đó chúng tôi lại đến nhà một người nào đó trong đám. Tôi vào phòng tắm và cố giật cái dây xích của cái bồn cầu cổ lỗ sĩ. Thời đó tôi vẫn còn khỏe nên tôi đã giật quá mạnh … tôi nắm cái đòn bẩy đến tận giếng trời và kéo toàn bộ cái đống chết tiệt đó xuống đầu mình. Lúc đó máu chảy nhiều lắm. Một vài người hốt hoảng và bắt tôi phải đi bệnh viện. Chúng tôi đến một bệnh viện của Pháp vào giữa đêm. Họ đã khâu vết thương này lại nhưng làm rất tệ. Thế nên tôi mới có vết sẹo này.”

“Tôi chưa bao giờ kể cho ai về câu truyện đó, vì vậy người ta tự bịa chuyện. Như là tôi bị thương trong chiến tranh hay là bị một con báo hay sư tử Châu Phi chụp vuốt vào mặt khi tôi đang có ý định kết liễu nó. Nhưng cậu đã nghe cậu truyện thật, Miguel. Giờ thì cùng uống thêm mấy ly nữa với những người bạn của chúng ta nào.”

Ông ấy quay lại với đám đông và ra hiệu bằng cánh tay to lớn để tiếp tục một chầu nữa.

Giờ đây, trong căn phòng áp mái nhỏ bé, tôi vừa nghĩ đến cậu truyện của Hemingway về cái nhà vệ sinh và vết sẹo, vừa rời giường và nhảy lò cò trên hai bàn chân đau nhức để đến nhà tắm. Tôi tức giận khi nghĩ rằng bản thân đã từng có thể chạy trước đàn bò nhưng giờ lại không thể đảm đương nổi công việc phục vụ cà phê.

Bàn chân tôi đau đớn kể từ khi tôi gia nhập Starbucks. Ban đầu tôi nghĩ có lẽ tôi đã chọn sai giầy. Một đôi giầy thể thao màu đen đẹp đẽ. Rồi tôi mua một đôi giầy đế bệt màu đen (bạn được phép đi bất kỳ loại giầy nào miễn là màu đen). Nhưng chân tôi vẫn đau. Rồi một Cộng sự của tôi, một người đàn ông to lớn tên Anthony nói tôi nên thử đôi ủng của lính nhảy dù:

“Chúng được lính sử dụng để nhảy khỏi máy bay và tiếp đất.”

Giày cỡ lớn cũng được các Cộng sự hoan nghênh.

Tôi đã dành phần lớn số tiền khó khăn kiếm được cho đôi giày chiến đó nhưng chân tôi thậm chí còn đau hơn. Em gái tôi Holly, người mà chỉ kém tôi hai tuổi đã gọi và hỏi, “Công việc ở Starbucks thế nào rồi anh?”

“Tốt nhưng mà chân anh bị đau. Anh phải đừng cả ngày mà.”

“Đó là vì anh già rồi,” con bé trả lời một cách thẳng thắn. “Cái đệm thịt của chân chúng ta sẽ mỏng dần khi chúng ta già đi và chân chúng ta thấy đau hơn.”

Tôi cúp máy và cảm thấy tồi tệ hơn. Vì vậy tôi lại chọn đôi giầy bệt.

Điều thú vị là khi tôi đang làm việc thì chân tôi lại chẳng thấy đau. Giống như hồi tôi còn chơi bóng ở cấp ba: bạn sẽ chẳng để ý đến những đau đớn cho đến tận sau trận đấu. Nhiều năm trước, tôi đã trở lại Bronxville để tập luyện với đội bóng trường mặc cho thực tế là tôi cũng chả chơi giỏi lắm. Chúng tôi ngày nào cũng luyện tập dưới cái nắng kinh khủng của tháng 8. Với tất cả những nỗ lực đó tôi cũng chả tiến bộ hơn tí nào, vẫn là hậu vệ dự bị nhưng ít nhất thì lúc đó tôi cũng không thấy đau đớn gì với những hoạt động thể chất đó. Giờ thì ngày nào tôi cũng trong tình trạng phải thỏa hiệp với cái chân đau.

Đột nhiên tôi nhớ đến con trai tôi – Charles – khi nó nhảy xuống khỏi mái của cái đình ở giữa hồ ở khu miền quê vào năm ngoái. Khi đó nó mới mười bẩy tuổi nhưng đã cao hơn tôi mấy phân và đẹp trai hơn tôi nhiều. Thằng bé cũng giỏi vận động hơn. Nó được sinh ra với những kỹ năng thể chất mà tôi luôn thiếu. Charles đã nhảy vào bầu không khí mùa hè với một sự tự tin dễ dàng.

Tôi mỉm cười với ý nghĩ về cú nhảy tuyệt đẹp đó của nó khi lê bàn chân đau nhức khỏi nhà tắm. Tôi mặc một chiếc áo đen và quần đen, đi đôi giày bệt cũng màu đen và ra khỏi nhà.

Khi ra khỏi bến tàu điện ngầm, tôi nhìn lên một tấm bảng phía bên kia đường đang chỉ mức nhiệt tầm khoảng ba mấy độ rồi. Tôi dường như có thể cảm thấy cái nóng đang dâng lên từ vỉa hè đầy bụi bẩn.

Vào mùa hè, thành phố này chẳng bao giờ ngủ cả. Khi tôi đang đứng đợi Crystal ở số chín mươi ba và Broadway thì có vài kẻ say rượu lượn quanh. Tôi chỉ cúi đầu và đứng sát cửa ra vào của cửa hàng.

Tôi một lần nữa phải đối mặt với nghịch lý của đời mình – mười năm trước, khi còn là một doanh nhân bận rộn thì vào lúc 5 giờ sáng tôi đang trên một chuyến bay đêm trở về từ chuyến công tác tại Los Angeles. Còn từ hồi nghỉ việc, mỗi buổi sáng mùa hè tôi đều ngủ ngon lành trong ngôi nhà vườn lớn tại New England và chờ đón một ngày mới với việc bơi lội, chơi golf cùng những người bạn cùng tuổi, những người mà bây giờ cũng đã nghỉ hưu một cách yên bình hết cả rồi. Giờ tôi lại đang đứng trong đêm tối nguy hiểm của một New York nóng đổ mồ hôi để đợi vị sếp mới có 28 tuổi của mình. Tôi còn phải lo sợ mình làm không tốt việc mở cửa hàng Starbucks vào buổi sáng. Cái tôi kiêu ngạo của tôi trước đây sẽ phải kinh ngạc lắm trước những chuyện này.

Khi Crystal bước ra khỏi tàu điện ngầm, cô ấy khác đến nỗi tôi khó lòng nhận ra. Mặc một cái áo trùm đầu màu đen, cô ấy trông giống một người mà trong buổi sáng sớm tôi sẽ tránh không phải chạm mặt.

Tôi thấy nhẹ nhõm khi thấy cô ấy nhưng cô ấy lại không có thời gian để mà chào hỏi nhẹ nhàng. Bước vượt qua tôi, cố ấy tra chìa khóa vào ổ và nói tôi “hãy khóa nó lại khi anh vào”.

Tôi nhận ra là chúng tôi đang trong một cuộc đua và mỗi giây phút đều đáng giá. Chúng tôi phải mở cửa lúc 6 giờ sáng – tức là chúng tôi chỉ có một tiếng đồng hồ.

“Giúp tôi,” Crystal nói và tôi giúp cô ấy di chuyển những thùng bánh ngọt ra đằng sau. Số bánh này được mang đến các cửa hàng Starbucks mỗi sáng để đảm bảo sự tươi mới.

“Đây là đĩa sạch, anh hãy đặt bánh vào đây. Có sơ đồ trên vỏ hộp bánh và anh sẽ biết phải để bánh theo thứ tự nào. Tôi phải đi pha cà phê đã.”

Khi tôi mở hộp bánh đầu tiên, Crystall đột nhiên hét lên “Dừng lại!” khiến tôi giật nảy mình. Tôi chưa bao giờ thấy Crystal hét.

“Đeo mấy cái găng tay ni lông này vào,” Crystal nói và đưa cho tôi vài cái. “Chúng ta phải rất cẩn thận với đồ ăn. Đừng bao giờ chạm tay trần vào những chiếc bánh. Giờ anh có thể tiếp tục.”

Tôi mặc cái tạp dề xanh vào và nhìn lên bảng lịch trình luôn được gắn trên tấm bảng thông tin. Bianca sẽ đến lúc 6h30 rồi đến Joann lúc 9h. Joann chẳng bao giờ đến sớm hoặc ở lại quá muộn vì cô ấy có một đứa con phải chăm sóc và vì cô ấy là một người làm việc hiệu quả, Crystal luôn cho cô ấy chọn khung giờ cô ấy muốn đến. Tôi thấy mừng vì Bianca và Joann sẽ giúp chúng tôi vào buổi sáng bận rộn.

Rất nhanh cả cửa hàng đều tràn ngập mùi cà phê mà Crystal mới pha. Crystal vừa chuyển sang công việc khác vừa nói và dạy tôi về các bước trình tự:

“Tôi đã pha cà phê của hôm nay – Verona,” cô ấy nói, “rồi tôi cũng pha một ít cà phê loại nhẹ: loại tôi pha hôm nay là Colombia. Rồi cuối cùng tôi pha ít cà phê Decaf … giờ tôi đang pha Decaf Sumatra.”

Tôi gật đầu khi cô ấy nói to những cái tên đó với tôi. Làm sao mà cô ấy nghĩ là tôi có thời gian để học chứ? Tôi đang sắp xếp chỗ bánh nhanh nhất có thể trước khi mở cửa hàng. Có quá nhiều loại bánh và quá ít thời gian.

Tôi xe mở túi bóng đựng bánh scone. Có đến bốn loại: quế, mứt cây phong, việt quất và mâm xôi. Có năm loại bánh muffin: sô cô la, việt quất, bánh việt quất ít béo, ngô với phô mai cheddar, và muffin rắc hạt. Trong khi đó chỉ có ba loại bánh rán vòng – sô cô la, quế và bánh rán bọc đường – Starbucks phục vụ nhiều loại bánh: bánh việt quất ít béo, bánh cuộn quế ít béo, bánh cà phê truyền thống, bánh gato phủ vụn bánh, bánh mì việt quất, và bánh mì chuối các loại hạt. Tôi mở một gói bánh sừng bò sô cô la và một gói bánh sừng bò bơ. Rồi chúng tôi còn có cả bánh quy sô cô la và yến mạch, bánh hình vuông với mashmallow giòn giòn, bánh sô cô la cà phê thêm cà phê espresso và nhiều loại nữa mà tôi phải mở gói bọc và sắp xếp để bán.

Tôi nhìn lên hình ảnh minh họa trên mỗi hộp để biết mỗi loại bánh buổi sáng nên được để ở đâu. Cái này không giống đứng quầy và trả tiền lẻ. Tôi tự tin có thể đặt những chiếc bánh vào đúng chỗ của chúng – sau khi nhìn một lần, tôi đã nhớ ngay được hình đó. Tôi chỉ cần nhìn một hoặt hai lần là nhớ được. Ở Yale, tôi đã tập cho mình một trí nhớ hình ảnh tốt vì tôi học chuyên ngày Lịch sử Nghệ thuật nên phải dành rất nhiều đêm để ghi nhớ các loại hình ảnh. Tôi nghĩ một cách vui vẻ rằng những kỹ năng tôi học được từ hồi đại học cuối cùng cũng đã có tác dụng – sau bốn mươi năm.

Rồi tôi mở đến những gói bánh mì dài. Những gói bánh này là một vấn đề nan giải. Bao bì của chúng được thiết kế để giữ cho bánh tươi nhất có thể nhưng lại quá khó để lấy bánh ra khỏi vỏ ni lông. Với tôi, có lẽ người Mĩ sẽ được cả thế giới nhớ đến như những người đã phát minh ra những cái túi ni lông khó mở nhất – mục đích là để giữ mọi thứ tươi mới và tránh nhiễm khuẩn. Nhưng tôi không có thời gian cho những suy nghĩ trừu tượng như vậy vì Crystal đã mang một cái kéo đến giúp. Có lẽ tôi không phải là người duy nhất phải đánh vật với túi bọc của đám bánh mì dài này.

Khi tôi cắt vỏ bao của đám bánh mì quế với nho khô, bánh mì vừng hay bánh mì trắng rồi xếp chúng lên quầy bánh, Crystal gọi với ra để hướng dẫn tôi, “Giờ tôi sẽ làm trà đá. Trà xanh, trà đá đen và trà chanh.” Tôi nhìn cô ấy để báo là tôi đã nghe rõ rồi.

“Giờ thì anh đặt tên bánh cho từng loại đi,” Crystal nói và đưa cho tôi một cái hộp nhỏ đựng những cái biển tên nhỏ để chỉ từng loại bánh.

Cái nhiệm vụ này cũng không làm khó được tôi. Tôi thấy thật là tự hào vì đã xếp tên các loại bánh rất chính xác.

Những vẫn còn nhiều việc phải làm và thời gian thì đang trôi qua.

“Tôi sẽ bắt đầu mở quầy pha chế đồ uống,” Crystal nói, “còn anh làm bánh sandwich đi.”

Những cái bánh sandwich được xếp đằng trước của quầy bánh. Tôi chạy quanh để đặt các loại sandwich salad trứng, cá ngừ, gà tây lên từng ô được đánh dấu trên cái quầy. Có lẽ tôi không giỏi toán nhưng sắp xếp đồ theo hướng dẫn bằng hình ảnh thì tôi có thể làm một cách dễ dàng.

Tôi đứng nhìn khi hoàn thành xong giống như cả quầy bánh đầy ắp là một tác phẩm nghệ thuật vậy.

Crystal cười với tôi.

“Làm tốt lắm, Mike,” cô ấy nói và tôi cảm thấy như mình vừa mới thắng một cuộc đua ngựa.

Cuộc đua của chúng tôi sắp kết thúc rồi. Thời gian sắp hết, chúng tôi chỉ còn 5 phút trước khi đến 6 giờ.

“Giờ anh phụ trách quầy thanh toán ở giữa nhé,” Crystal nói. Tôi lấy khay tiền ra khỏi cái máy đầu tiên và đem đến cái máy đếm tiền để đếm đúng 150 đô la và mang nó lại quầy thanh toán vừa kịp lúc người khách đầu tiên bước vào.

“Mở cửa đi, Mike,” Crystal gọi to trong khi vẫn bận rộn sắp xếp quầy pha chế, đun sôi gậy chuyên dụng để đun sữa và pha thử cốc espresso đầu tiên để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo.

Tôi đi ra mở cửa và cửa hàng bắt đầu buôn bán.

“Chào buổi sáng,” vị khách đầu tiên nói.

“Chào buổi sáng,” tôi trả lời và nhanh chóng đi ra phía sau quầy để phục vụ khách.

“Một cappuccino cỡ lớn ít béo,” anh ta nói với tôi, “và một bánh mì trắng với thạch.”

“Một cappuccino cỡ lớn ít béo,” tôi gọi to tên đồ uống cho Crystal và cô ấy gọi lại đúng như vậy.

Việc lấy bánh cho khách là của Cộng sự đứng ở quầy vì vậy tôi lấy cho anh ta một cái bánh mì.

Anh ta đưa tôi một đồng 5 đô la và tôi trả lại tiền.

Tôi còn nhớ Crystal đã nói với tôi là phải giao tiếp bằng mắt và trò chuyện với khách. Giờ tôi đã đỡ sợ các quầy thanh toán hơn nên tôi quyết định tập trung vào những gì tôi biết mình có thể làm. Dù sao thì trong hai mươi lăm năm làm việc ở cương vị phó chủ tịch điều hành của J. Walter Thompson, tôi cũng đã được trả rất nhiều tiền để nói – nên việc bắt đầu một đoạn đối thoại không phải vấn đề lớn.

“Anh hâm mộ Red Sox hả?” tôi hỏi vị khách vì anh ta đang đội một cái mũ của Red Sox. “Tôi không thấy nhiều người hâm mộ đội đó ở New York.”

“Thật ra thì không,” anh ta cười. Tôi chú ý thấy anh ta có mái tóc màu trắng, đôi mắt màu xanh và một nụ cười thân thiện. “Bạn cùng phòng của tôi ở trường Y của Harvard là một kẻ cuồng Red Sox. Trong suốt nhiều năm tôi chỉ ủng hộ đội Yanks và anh ta thì ủng hộ Red Sox. Và đội Yanks năm nào cũng thắng. Nhưng năm nay là sinh nhật 60 của tôi và anh ta tặng tôi cái mũ này nên tôi đã hứa là tôi sẽ ủng hộ Red Sox.”

“Chân trong chân ngoài hả?” tôi nói và anh ta cười.

“Tôi đội cái mũ anh ta tặng là nể mặt anh ta lắm rồi.”

Nói xong anh ta đi ra một cái bàn nhỏ ở trong góc.

Vị khách tiếp theo mà một anh bạn trẻ cùng với một đứa bé tầm 2 tuổi đang ngồi trong xe đẩy. Trước khi gia nhập Starbucks tôi chắc sẽ rất có thành kiến với người như thế này. Tôi thấy anh ta còn quá trẻ và vô trách nhiệm để có con nhưng giờ thì tôi đã biết việc đó không phải lúc nào cũng đúng.

Tôi chào anh ta, “Chào buổi sáng”.

“Tôi muốn một Venti Latte và một cái bánh mì trắng cho Ella.”

“Ella?”

“Con gái tôi đấy, nó được đặt tên theo Ella Fitzgerald.”

“Venti Latte,” tôi gọi to tên đồ uống và Crystal đáp lại y hệt.

“Cậu là một ông bố tốt,” tôi nói với anh ta khi đang trả tiền lẻ.

“Bắt buộc mà,” anh ta nói. “Tôi đã hứa với vợ mình. Tôi sẽ đưa Ella ra ngoài vào sáng sớm để cô ấy có thể ngủ thêm một chút.”

“Thật tuyệt,” tôi nói khi anh ta đẩy cái xe nôi đến cái bàn gần cửa. Tôi thích thú với cái ý nghĩ rằng Starbucks là nơi anh ta có thể thoải mái ngồi với cô con gái nhỏ vào buổi sáng sớm.

Tôi ngước lên nhìn một người phụ nữ quàng một cái khăn và đội mũ bê-rê rất đẹp. Cô ấy có đôi mắt to và nụ cười tươi.

“Một cà phê Venti … nhưng hôm nay các anh có những món gì?” cô ấy hỏi.

Tôi nhìn về phía sau. Mỗi tuần chúng tôi lại phục vụ một loại cà phê khác nhau và tất cả được ghi trên bảng tin.

“Verona,” tôi nói. “Cái này cũng ngon lắm.”

“Vậy tôi muốn một cốc Venti của loại đó. Với một ít sữa.”

Tôi pha cà phê cho cô ấy – mỗi người phục vụ quầy đều có thể làm các loại cà phê khác không phải espresso – và trả tiền lẻ cho cô gái.

“Cảm ơn,” cô ấy nói. “Đây là cách tốt nhất để khởi đầu một ngày mới.”

“Cô làm nghệ thuật à?” tôi đoán. Cô gái này cho người khác một cảm giác nghệ sĩ.

“Hôm nay là ngày đầu tiên.” Cô ấy cười. “Tên tôi là Denise. Chú sẽ thấy tôi mỗi sáng sớm ở đây.”

Cô ấy xoay người bước ra cửa. Denise làm công việc nghệ thuật nhưng là con người rất nguyên tắc và chăm chỉ.

Vị khách tiếp theo là một bà mẹ trẻ với đứa con trên tay. Cô ấy gọi “Một cốc có 2 phần mocha ít béo không kem Decaf”. Tôi lặp lại tên đồ uống cho Crystal nghe.

Crystal hét lại tên đồ uống theo thứ tự khác. “Một cốc Decaf với 2 phần mocha ít béo không kem.” Tôi biết là mình phải gọi tên các nguyên liệu như được liệt kê trên cốc cà phê theo thứ tự quan trọng tăng dần. Và rõ ràng Decaf quan trọng hơn số phần mocha cần thêm.

Người phụ nữ trẻ nghe thấy Crystal gọi tên đồ uống và có vẻ cảm kích. “Tôi thực sự cần Decaf,” cô ấy nói. “Tôi lại đang mang thai.”

Tôi kinh ngạc. “Thật tốt là cô vẫn có thể dậy sớm và chăm sóc tử tế cho con gái mình -”

“Nó là con trai đấy … Tên thằng bé là Max. Tên tôi là Rachel.”

Đột nhiên tôi nhớ ra là Rachel đã từng nói chuyện với tôi trước đây, và cũng đã giải thích lý do vì sao cô ấy cần Decaf. Tôi thật là ngu ngốc. Tôi từng rất tự hào về khả năng nhớ tên của bản thân nhưng vì quá bận tính tiền nên tôi đã quên mất.

“Thật tốt là cô đã mặc quần áo tử tế cho Max và dậy sớm thế này …” tôi trả lời một cách máy móc.

Rachel mỉm cười với tôi.

“Việc này không phải tự nguyện,” cô ấy giải thích với tôi như thể tôi cũng là một đứa trẻ. “Tôi phải uống Mocha vào buổi sáng nếu không tôi không thể làm tròn vai trò người mẹ hay bất kỳ vai trò nào.” Cô ấy cười và bước đi, vừa bế con vừa cầm cốc cà phê một cách khéo léo như đã quen rồi.

Không tự nguyện, tôi tự nghĩ. Công việc này thật tốt. Starbucks không phải thứ mà mọi người lựa chọn thích hay ghét một cách tùy tiện. Nó rõ ràng đã trở thành một phần cuộc sống của họ, một điểm đến quan trọng mỗi ngày. Thậm chí có người ghé tới vài lần mỗi ngày.

Từ hồi làm công việc này, tâm trạng của tôi đã tốt lên nhiều. Và lý do là vì ở công việc trước, tôi là khách hàng ngồi trong quán Starbucks và không thể tìm nổi khách hàng cho mình. Thật tốt vì giờ khách hàng tìm đến tôi hơn là tôi phải gọi cho họ giống như trước và chẳng có ai trả lời những cuộc gọi của tôi. Tôi thích chào hỏi những vị khách vào sáng sớm thế này và phục vụ họ. Họ không biết việc họ đợi một cách háo hức theo hàng để gặp tôi thế này là điều tuyệt vời đến thế nào.

“Hây, Mike,” Crystal gọi với ra từ quầy pha chế espresso với một giọng vui vẻ. “Anh chính là một tài năng bẩm sinh.”

“Tài năng bẩm sinh ư?” tôi hỏi lại.

“Anh đang làm rất tốt việc kết nối vào buổi sáng nay.”

“Kết nối?”

“Với khách hàng. Rất nhiều Cộng sự chỉ nhận và trả tiền, còn anh thì thực sự giao tiếp với khách. Anh rất hài hước. Anh là một gã thú vị đấy.”

Tôi nghĩ đây là một lời khen. Có lẽ tôi đã cho cô ấy thấy sự tự tin và năng lực mà cô ấy không ngờ tới. Tôi có cảm giác như một đứa trẻ được giáo viên khen ngợi.

Crystal vừa cười vừa quay lại quầy pha chế espresso.

Có gì thú vị thế nhỉ?

Hài hước là tốt à? Trong suốt nhiều năm làm việc cho các tập đoàn của Mỹ, tôi đã học được rất nhiều thủ đoạn kinh doanh nhưng chẳng có cái nào dùng được với Crystal cả.

Khách hàng và tôi có vẻ như có cười đôi chút khi nói chuyện. Tôi có khoảng thời gian rất vui và họ dường như cũng vậy.

Khi khách hàng vãn bớt, Crystal cũng hỏi han tôi vài chuyện phiếm. “Cô gái trẻ mà tôi thấy đi cùng với anh hôm trước là ai vậy?”

“Con gái tôi đấy.”

Crystal nhìn tôi ngạc nhiên và mỉm cười, “anh thật may mắn,” cô ấy nói. Tôi nghe ra trong giọng nói của cô ấy một sự dịu dàng mà trước đây không hề có.

Nhưng tôi không có nhiều thời gian để nghĩ về nó.

“Venti Americano thêm đá nhưng ít thôi nhé,” vị khách tiếp theo yêu cầu. Anh ta trông giống một doanh nhân trong bộ comple kẻ sọc.

Tôi nhận thấy mọi người ở Khu Thượng Bờ Tây này làm nhiều ngành nghề khác nhau. Và tôi thích điều này. Starbucks không chỉ có Cộng sự thuộc nhiều tầng lớp mà khách hàng cũng vậy.

Tôi nhìn một hàng khách thật dài ra đến ngoài cửa. Càng nhiều khách thì thời gian để tán gẫu càng ít. Nhưng tôi lại cảm thấy một thứ năng lượng tích cực khuếch tán tới chỗ tôi. Thay vì cáu bẳn khi nhìn thấy một gương mặt mới vào buổi sáng, mọi người có vẻ chào đón tôi.

Trong lúc vội vã phục vụ vị khách tiếp theo, tôi đã đưa 6 đô thay vì 16 đô la cho một cô gái trẻ trông rất trí thức, đang mang một cái máy tính xách tay trong cái túi đeo trên vai.

“Tôi rất xin lỗi,” tôi nói. “Tôi biết cô đang vội đi làm.”

“Đừng lo,” cô ấy còn dành thời gian an ủi tôi trước khi vội bước đi. “Anh sẽ làm tốt thôi.”

Crystal đã nói với tôi về sự tôn trọng và giờ đây với tôi thì sự tôn trọng đó không chỉ dành cho các Cộng sự mà còn cho khách hàng.

Công việc này thật khác biệt so với thế giới của những người đàn ông đầy cạnh tranh tại J. Walter Thompson! Khách hàng trước đây thường có được thời gian vui vẻ nhưng đó là đánh đổi bằng hạnh phúc của tôi. Khi làm việc cho dự án của Ford, khách hàng thỉnh thoảng cũng sẽ khá thoải mái với những lỗi lầm. Tôi vẫn nhớ bài trình bày đầu tiên của mình với một nhóm thương nhân bán xe cho Ford tại New England. Khi đứng dậy để thực hiện bài trình bày, tôi đã quá run đến nỗi làm đổ một bình cà phê lên chân Jerry Mantoni tới từ Rhode Island. Ông ta là một triệu phú buôn bán xe. Ông ta lúc đó lập tức đứng dậy để lau cái quần âu màu xanh sáng bóng của mình. Lúc đó tôi nghĩ có lẽ mình sẽ bị đuổi việc vì đã gây ra đau đớn cho một nhân vật quan trọng như vậy nhưng cả căn phòng đầy những doanh nhân nhiều kinh nghiệm lại phá ra cười. Và họ đã chọn những ý tưởng của tôi. Họ đã nói với sếp tôi là họ muốn tôi có mặt trong các cuộc họp của họ.

Một lần khác, sau khi trình bày trước hơn hai trăm ý tưởng quảng cáo tiềm năng cho Iacocca – mà mỗi ý tưởng là thành quả của những nỗ lực phi thường – ông ta chỉ nói: “Tôi chả thích cái nào hết.” Một lần nữa cả phòng đều bật cười. Mọi người ở Ford đều sống trong nỗi sợ hãi và họ muốn thấy người khác bị làm xấu mặt trước đám đông.

Ông sếp đầu tiên của tôi tại J. Wakter Thompson đã nói với tôi rằng, “Nỗi sợ hãi là liều thuốc tăng lực tốt nhất.”

Quảng cáo mà bạn đang làm có thể là một tuyệt tác hoặc một đống rác. Trò chơi mà bạn đang chơi chỉ có thắng hoặc thua. Và không phải cái quảng cáo mà chính là người trình bày nó phải chịu ảnh hưởng. Bạn có thể trở thành một thiên tài sáng tạo hoặc một kẻ vứt đi. Nếu bạn có thể giành được hợp đồng thì bạn là anh hùng; nếu không thì bạn chẳng có tí giá trị nào. Chỉ có 2 lựa chọn như vậy đấy. Và tất nhiên ở nơi đó cũng chẳng có sự tôn trọng hay tôn nghiêm. Những từ đó về cơ bản là không được nhắc đến.

Ở Starbucks thì cả Cộng sự và khách hàng đều ngầm đồng ý rằng mọi người nên được đối xử bằng sự tôn trọng và tôn nghiêm. Tôi chưa bao giờ thấy một môi trường làm việc như ở đây. Những công ty thuộc top 500 của Fortune mà tôi được biết thì chỉ chi hàng đống tiền trong nhiều tháng trời để viết ra những cam kết nghe có vẻ hoành tráng và chẳng bao giờ thực hiện những lời hoa mỹ mà họ thuyết giảng.

Bainca đến lúc 6 giờ 30 đúng. Cô ấy cười ngọt ngào với tôi khi đi đến quầy của mình. Bianca nhỏ người và tôi đoán cô ấy chắc chỉ tầm 19 tuổi nhưng cô ấy tính tiền và gọi tên đồ uống đều tốt hơn tôi. Tôi thấy biết ơn khi có cô ấy ở bên cạnh giúp đỡ.

Khi Joann đến vào lúc 9 giờ, của hàng đã đông đến nỗi khách dồn cục lại.

Cả ba chúng tôi làm việc ở quầy thanh toán trong khi Crystal vẫn miệt mài pha chế espresso ở quầy pha chế. Cô ấy chẳng bao giờ có vẻ bối rối mặc cho lượng khách không ngừng đến và cả ba chúng tôi đều gọi tên các loại đồ uống cho cô ấy. Chúng tôi như một dàn đồng ca của quán cà phê. “Venti Latte với sữa tách béo có đá, Decaf cỡ lớn với Mocha trắng, Grande Breva Latte vị vani, Cappuccino cỡ lớn,” chúng tôi liên tục gọi theo thứ tự món đồ uống riêng của Starbucks.

“Nghỉ mười phút nhé,” Crystal nói với tôi như vậy. Sau vài tiếng làm việc liên tục thì bạn sẽ được nghỉ ngắn. Tôi vui mừng vì có thể rời khỏi khu quầy thanh toán và bắt đầu đi về phía sau của quán.

“Này Mike,” Joann gọi tôi. “Hôm nay có vỡ cái bánh nào không vậy?”

“Tôi không biết,” tôi trả lời. Tôi chưa từng bận như thế khi phải sắp xếp những chiếc bánh thế nên làm sao mà tôi còn kiểm tra được có cái nào bị vỡ không.

“Giúp anh ấy kiểm tra phiếu đi,” Crystal nói với Joann.

Joann đi về phía tôi và chúng tôi cùng tiến về phía sau quán.

“Khi anh lấy bánh ra, luôn luôn phải kiểm tra có cái nào bị hỏng không. Nếu có thì phải gọi họ để họ chịu trách nhiệm.”

Joann nói bằng một giọng nhỏ và đầy an ủi. Tôi thích cái cách mà cô ấy giảng giải cho tôi … một cách rất dịu dàng.

Cô ấy lôi ra một cặp kính và đeo vào.

“Kính mới à?” tôi hỏi.

“Đúng thế, giờ tôi có thể nhìn rồi!” Cô ấy cười.

“Thế trước đây cô giả vờ à?” tôi cũng cười theo nhưng không thực sự tin lắm.

“Kiểu như vậy,” Joann nói. “Tôi chưa từng có thể nhìn một cách rõ ràng nhưng lại chẳng đi khám ở chỗ nào hết. Anh cũng biết đấy – ” cô ấy nhìn tôi và cười – “Giờ thì Starbucks trả tiền khám mắt và cả tiền kính cho tôi.”

“Thật tuyệt,” tôi nói một cách chân thành. Kiểm tra thị lực miễn phí chưa bao giờ nằm trong gói phúc lợi nào dành cho tôi trước đây – kể cả ở tập đoàn lớn. Những lợi ích khi làm việc cho Starbucks đặc biệt là cho một nhân viên bán thời gian như Joann là rất hiếm. Thực tế thì tôi chưa bao giờ nghe đến lợi ích này trước đây.

“Anh biết Yvette chứ?” Joann hỏi. Yvette là một nhân viên mới được tuyển. Cô bé còn đang đi học nên tôi hiếm khi gặp mặt và chưa bao giờ làm cùng một ca với cô bé. Đó là một cô gái người Mỹ gốc Phi cao lớn và lúc nào trông cũng vội vã.

“Yvette hôm nay không ở đây,” Joann nói. “Con bé đi nhổ răng khôn. Nó chưa từng đi khám răng bao giờ.”

Tôi choáng váng. Nha sĩ thì chưa bao giờ tới mà đại học thì lại đang học rồi. Lúc đó tôi nhận ra rằng Starbucks không chỉ đem lại những lợi ích sức khỏe cho nhân viên mà còn khuyến khích họ quan tâm, chăm sóc bản thân mình.

“Còn bây giờ,” Joann tiếp tục, “anh có nhìn thấy bản liệt kê được gửi kèm đống bánh không?”

“Tôi không thấy cái nào cả.”

“Có lẽ anh lúc đó quá vội,” Joann nói và nhìn xung quanh. Rồi cô ấy nhìn thấy cái thùng rác tôi dùng để đựng giấy bỏ đi. Rồi cô ấy lục được một danh sách dài in đầy những loại bánh.

Cô ấy chỉnh lại cặp kính.

“Cùng kiểm tra cái này nào,” cô ấy nói và lấy ra một cái bút. Chúng tôi kiểm tra toàn bộ những cái bánh để đảm bảo chúng không có vấn đề gì. Có một cái bánh scone vị mâm xôi bị vỡ.

“Chúng ta chia nhau cái này nhé,” Joann nói và mỉm cười.

Tôi sớm nhận ra rằng mỗi Cộng sự có khẩu vị của riêng họ. Joann thích scone vị mâm xôi và việt quất. Bianca thích brownie vị cà phê. Loại mà Crystal thích nhất là những miếng bánh hạnh nhân cà phê. Còn tôi thì không thể cưỡng lại những chiếc bánh quy có sô cô la vụn.

“Mike, anh có thể trở lại tiếp tục làm việc không?” Tôi nghe thấy Crystal gọi với ra. Tôi lập tức phóng ra để tiếp tục công việc ở quầy.

Khoảng mười giờ, Kester đến và thay cho Crystal. Anh ấy nở nụ cười lớn với tôi và xử lý quầy pha chế một cách hoàn hảo. Giống Crystal, anh ấy dường như không có vấn đề gì khi thực hiện việc pha trộn hỗn hợp của mười tám loại đồ uống. Anh ấy dường như vẫn rất thảnh thơi khi gọi, “Capuccino venti siêu đặc, Latte cỡ lớn, Latte Grande không béo, không đường vị vani, Machiatto Decaf cỡ lớn vị caramel, Mocha trắng cỡ lớn với kem,” và những loại Latte, Cappuccino, Doppios và Machiatto khác. Rồi buổi sáng trôi qua và những vị khách trẻ tuổi bắt đầu xuất hiện để gọi Caramel, Cà phê, Mocha và những loại Frappuccino đá đang được yêu thích trong mùa hè.

Tôi nghỉ ăn trưa ba mươi phút mà cứ ngỡ chỉ có năm phút rồi lại quay lại với công việc cho đến khi kết thúc ca làm vào buổi chiều. Tôi cởi cái tạp dề màu xanh và đi xuống tầng hầm để bỏ nó vào đống đồ cần giặt. Vậy là tôi cũng vượt qua ngày đầu tiên làm nhiệm vụ mở quán. Cái nhiệm vụ này khiến cho việc chạy đằng trước lũ bò chỉ dễ như ăn kẹo.

Ngoài chức năng để chứa đồ cần giặt và chứa rác để mang đi đổ vào buổi tối thì tầng hầm còn là nơi riêng tư để bất kỳ ai muốn ở một mình vài phút có thể đến đó.

Khi đi xuống, tôi thấy Crystal đang đứng trong góc, và nói chuyện điện thoại. Tôi không muốn làm phiền cô ấy nhưng lại phải đi qua chỗ cô ấy để bỏ tạp dề vào túi đựng đồ giặt.

Cô ấy ngắt điện thoại, lắc đầu và luồn tay qua mái tóc. Tôi nhận thấy là cô ấy đang khóc.

Tôi không muốn thất lễ, nhưng tôi cũng không thể cứ im lặng khi cô ấy dường như đang gặp vấn đề. “Có chuyện gì vậy?”

Crystal thở dài. “Là Winston. Em họ tôi. Nó đang ở trong phòng cấp cứu … Người ta nghĩ tim nó có vấn đề.”

“Nghiêm trọng thế sao,” tôi hỏi một cách ngu ngốc. Và lời tôi nói khiến Crystal trông càng tồi tệ hơn. Tôi muốn giúp cô ấy. Và tôi nảy ra một ý tưởng. Bác sĩ Cohen là một gã thực sự phiền phức đối với tôi vì luôn bắt tôi phải tập thể dục nhiều hơn. Ông ấy luôn ám ảnh với những liệu pháp phòng bệnh. Nhưng trong trường hợp này thì sự cố chấp của ông ấy có lẽ sẽ có ích. Ông ta sẽ biết làm thế nào để lấy thông tin và phải làm gi.

“Để tôi thử gọi cho bác sỹ của mình nhé? Ông ta khá là phiền phức nhưng lại làm được nhiều việc và có thể giúp được em họ cô.”

“Winston bị thừa cân … lúc nào cũng vậy. Nó còn bị cao huyết áp … thế nên đừng làm phiền bác sĩ của anh. Có rất nhiều bác sĩ ở bệnh viện rồi.”

“Nhưng vị bác sĩ này rất giỏi trong việc cắt nghĩa những điều vớ vẩn mà bệnh viện hay nói.” Tôi không thể nói khác được. “Ông ấy sẽ biết một cách nhanh nhất chuyện gì đang xảy ra và sẽ làm được gì đó.”

“Vậy thì được,” Crystal nói một cách do dự.

Tôi bấm số văn phòng bác sỹ Cohen.

Trợ lý của ông ấy trả lời.

“Moira, Michael Gill đây. Bác sĩ Cohen có đó không?”

“Ông ấy đi nghỉ rồi.”

“Đi nghỉ ư?”

“Ngài Gill, bây giờ là tháng 8 đó.”

“À, tôi hiểu … thế ông ấy ở đâu?”

“Ở nhà.”

“Ở đâu cơ?”

“Trong căn hộ của ông ấy trong thành phố. Anh cũng biết ông ấy ghét ra khỏi thành phố.”

“Moira cô có thể làm ơn cho tôi xin số điện thoại nhà của ông ấy không?”

“Hỏi quầy thông tin ấy. Số điện thoại nhà của ông ấy được liệt kê trong danh sách. Nó ở Park Avenue.”

Tôi lấy được số và bác sĩ Cohen trả lời ngay tiếng chuông đầu tiên.

“Xin chào.”

“Chào bác sỹ. Tôi xin lỗi đã làm phiền ông …”

“Ai vậy?”

“Michael Gill…”

“Việc tập thể dục sao rồi? Anh có thực hiện bài tập kéo dãn mà tôi hướng dẫn anh vào mỗi sáng không? Anh có thấy khá hơn không?”

“Không, tôi gọi vì một người bạn. Một người em họ của cô ấy vừa bị đưa vào phòng cấp cứu và chúng tôi rất biết ơn nếu ông có thể gọi cho họ và xem có chuyện gì đang xảy ra.”

“Tháng 8 không phải thời điểm tốt để vào phòng cấp cứu ở thành phố New York này. Tên anh ta là gì?”

“Winston?” Tôi nhìn qua phía Crystal.

“Winston Grove,” cô ấy nói. “Nó đang ở Mount Sinai.”

Tôi lặp lại thông tin cho bác sĩ Cohen.

“Chỗ đó như cái sở thú ấy,” bác sĩ Cohen nói. “Thôi được. Chỗ đó cũng không xa nhà tôi lắm. Tôi sẽ đi đến đó vậy. Cho tôi số của bạn anh đi.”

Tôi đọc số của Crystal cho ông ấy. Quản lý cửa hàng của Starbucks luôn cho các Cộng sự số của họ trong trường hợp có việc khẩn cấp xảy ra.

“Tập thể dục đi đấy nhé,” bác sĩ Cohen nói, và dập máy. Tôi cảm thấy biết ơn vị bác sĩ này vô cùng.

Crystal nhìn tôi, lau nước mắt và không dám mong đợi gì hơn. (Sau đó tôi mới biết bác sĩ Cohen đã giúp mọi việc suôn sẻ. Hóa ra Winston đúng là bị cao huyết áp và bị chứng tim đập nhanh thể nhẹ. Bác sĩ Cohen nói với Crystal rằng nếu cậu ta chịu ăn kiêng và tập thể dục thì tình trạng sẽ được cải thiện.)

“Cảm ơn Mike,” Crystal nói, sau khi tôi kết thúc cuộc gọi. “Gặp anh sau nhé. Tôi muốn đi thăm Winston.”

Cô ấy bước lên những bậc thang của tầng hầm và rồi lại quay đầu lại.

Tôi quay lại để nhìn cô ấy.

“Hôm nay anh đã làm tốt lắm,” cô ấy nói và rời đi.

 

 

Mười năm thương nhớ – Thư Hải Thương Sinh

MƯỜI NĂM THƯƠNG NHỚ

Tác giả: Thư Hải Thương Sinh

Thể loại: hiện đại, đã xuất bản

Link sách: Quyển 1    Quyển 2

 

Mười năm thương nhớ nghe nói sắp được chuyển thể thành phim. Amber thì nghĩ một tác phẩm như thế này thì khó mà chuyển thể thành phim được. Tuy nhiên phải nói là truyện này cực kỳ đáng đọc.

Mười năm thương nhớ là mười năm Ôn Hoành theo đuổi Ngôn Hi. Trong mười năm đó cứ lúc nào hạnh phúc tưởng như đã nằm trong tay Ôn Hoành, thì ông trời lại đẩy Ngôn Hi ra xa hơn. Vậy mà hai người cũng kiên trì đi hết được mười năm đó để đến được với nhau. Phải nói là họ quá xứng đáng với hạnh phúc của mình.

Câu truyện này chỉ xoay quanh vài ba gia đình. Tất cả đều có gốc gác hiển hách, con cháu đều chơi với nhau từ nhỏ, thân thiết như anh em ruột thịt. Nhưng rồi hóa ra trong cái khu nhỏ đó tồn tại quá nhiều ân oán, quá nhiều giả dối và bẩn thỉu đến nỗi Amber nghĩ rằng thà làm đứa nhà nghèo còn hơn sống trong cái xã hội giàu sang thu nhỏ đó.

Ôn Hoành là cô con gái nhà họ Ôn nhưng lại bị thất lạc và mãi đến năm 15 tuổi mới được đón về. Còn Ngôn Hi là đứa con trai cả nhà họ Ngôn nhưng lại bị cha mẹ ruồng rẫy từ nhỏ, lớn lên trong vòng tay chăm sóc của ông nội. Cả hai người đều cô đơn, đều bị bỏ rơi và đều phải nhận hết mỉa mai, dè bỉu của mọi người.

Ôn Hoành là cô gái giỏi giang, có sức chịu đựng phi thường lại rất dũng cảm và lương thiện. Ngôn Hi là chàng trai xinh đẹp, cao ngạo và bướng bỉnh và cũng rất lương thiện. Cả hai có một điểm chung đó là luôn sống vì người khác và luôn trân trọng tình cảm. Nhưng nếu Ôn Hoành là ánh nắng ấm áp lúc nào cũng mạnh mẽ và lạc quan thì Ngôn Hi là bóng tối dài đằng đẵng không có lối thoát.

Duyên phận của hai người bắt đầu từ khi mới sinh ra rồi kéo dài đến năm Ôn Hoành 15 tuổi mới gặp nhau lần đầu. Và trong mười năm sau đó, sợi dây vô hình gắn kết họ ngày càng bền chặt đến độ không ai có thể cắt đứt, kể cả số phận. Có thể nói cuộc đời hai người là những chuỗi tháng ngày đau khổ bất tận. Chỉ khi ở bên nhau thì họ mới cảm thấy chút hạnh phúc.

Ngôn Hi là một chàng trai tốt, tốt đến mức bị chiếm hữu, bị chà đạp. Cuộc đời chà đạp Ngôn Hi đến không còn hình người, chỉ còn lại trái tim và tình yêu tha thiết với cô gái duy nhất cho anh sự ấm áp. Mà Ôn Hoành của anh cũng chẳng khá hơn gì khi cô phải tự mình chắt chiu từng chút một hạnh phúc cho đến khi tưởng chừng gục ngã. May mà họ còn có nhau và có những người bạn chân thành.

Câu truyện này cũng giống Một đường đau, một đường yêu – quá thực tế, quá tàn nhẫn. Trong câu truyện, có quá nhiều bí mật, và âm mưu được dựng nên và được cởi bỏ lúc người đọc không ngờ nhất. Truyện khá u ám, nặng nề nhưng lại không dứt ra được. Tâm lí nhân vật được mô tả rất kỹ nhưng không dài dòng. Những sự kiện nghiệt ngã cũng chỉ được kể qua loa, chọn lọc nên không gây nhiều ám ảnh và phản cảm. Nhưng nhiều đoạn của truyện đọc hơi khó hiểu, có lẽ vì phần chuyển ngữ chưa thật tốt (Amber đọc trên Diễn Đàn Lê Quý Đôn nhé. Các bạn có điều kiện thì mua sách ủng hộ tác giả).

Đọng lại trong lòng Amber đến cuối cùng là câu nói của Ôn Hoành khi cô cố gắng giành giật Ngôn Hi từ tay số phận: “Không cần con trai, không cần con gái, không cần ghế bành, không cần cả thế giới, chỉ cần một người thôi, có được không?” Còn vì sao Ôn Hoàng lại nói như vậy thì bạn đọc truyện sẽ hiểu nhé. :))

 

Train to Busan – khi đứng giữa sống chết, liệu chỉ còn lại bản năng?

Train to Busan ra mắt vào cuối năm 2016 và thuộc thể loại phim kinh dị. Amber về cơ bản là không xem phim kinh dị vì bản thân rất sợ ma. Nhưng hồi đó nghe dân tình quảng cáo ghê quá nên Amber cũng mon men đi xem thử. Và … oành, đúng là phim hay thật.

Train to Busan
Train to Busan

Nội dung phim thì cũng không có gì quá mới mẻ. Đề tài về zombie (xác sống) thì nhiều quá rồi nhưng chủ yếu bối cảnh ở Âu-Mỹ. Nhưng lần này bối cảnh lại là ở châu Á mà cụ thể là Hàn Quốc. Trên chuyến tàu đi từ Seoul tới Busan, dịch xác sống bùng phát khiến mọi người hoảng loạn. Đầu tiên là một toa rồi dần dần số người bị căn lanh nhanh sang các toa khác. Những người còn sống đều chạy dồn về phía cuối tàu. Trong số đó có hai cha con, một đôi vợ chồng sắp chào đón đứa con đầu lòng, một nhóm học sinh cấp ba, hai bà già là chị em và một doanh nhân thành đạt.

Cả bộ phim chỉ là cuộc chiến của những người còn sống để thoát khỏi lũ zombie và tìm đến vùng an toàn. Từng người, từng người gục xuống để đến cuối cùng chỉ còn 2 người sống sót đến được khu an toàn.

Train to Busan
Train to Busan

Ấn tượng đầu tiên của bộ phim là nỗi khiếp sợ. Sự sỡ hãi không phải dần dần đến mà nó ập tới như cuồng phong. Con người dường như không có nơi nào để trốn hết. Bất kể họ đi đến chỗ nào thì nơi đó cũng đầy xác sống. Mà lũ xác sống thì hung hãn và sinh sôi quá nhanh đến không kịp trở tay. Cái cảm giác tuyệt vọng đó thật khủng khiếp.

 

Nhưng xác sống không phải là kẻ đáng sợ nhất trong phim này. Kẻ đáng sợ nhất chính là sự ích kỷ đến méo mó của những người còn sống mà điển hình là gã doanh nhân. Vì sự an toàn của bản thân mà cả một toa tàu đã nhẫn tâm không mở cửa để những người đồng bào của mình vào. Họ đứng đó nhìn những người kia vật lộn với lũ zombie để tìm đường sống và … không làm gì. Không dừng ở đó, khi những người còn lại thành công vào được toa tàu, họ liền bị coi như hủi và bị đuổi ra một khoang khác.

Train to Busan
Train to Busan

Bên cạnh đó vẫn có những người sẵn sàng hy sinh vì người thân và vì người khác. Đó là anh chồng vai u thịt bắp luôn chăm sóc người vợ đang mang bầu của mình. Còn có cậu học sinh trung học luôn bảo vệ cô bạn cùng trường cho đến giây phút cuối cùng. Và người cha bận rộn nhưng luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho đứa con gái nhỏ hay gã ăn mày sẵn sàng vì người khác mà xả thân.

Có thể nói trong cảnh sinh tử đó cả cái xấu và cái tốt trong một con người đều được bộc lộ một cách triệt để. Dù rằng người tốt chưa chắc đã được đền đáp nhưng kẻ xấu thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Amber từng tự hỏi liệu khi ở hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng, con người ta chỉ còn lại bản năng? Liệu những thứ tình cảm thuần khiết, cao thượng có còn hay không? Câu trả lời cũng làm ấm lòng người xem rồi.

 

Review phim Hương Mật Tựa Khói Sương

Hương mật tựa khói sương vừa kết thúc nên Amber muốn nhận xét vài dòng về phim này để bạn chưa xem có thể tham khảo nhé. Bạn nào muốn xem phim khác của Đặng Luân thì có thể đọc thêm bài review phim Bởi vì được gặp em của Amber nhá! Cũng hay phết.

Review phim Hương mật tựa khói sương
Đặng Luân – Dương Tử

Trước tiên phải nói là phim này quá hay đi. Đây là phim chuyển thể hay nhất mà Amber từng xem, còn hay hơn cả Tam Sinh Tam Thế. Lý do vì sao ư? Chính là vì:

  1. Phim vô cùng sát nguyên tác: nói sát 100% thì không hẳn vì đây đó vẫn có sự đổi chỗ các sự kiện, vẫn có sự thêm thắt. Đặc biệt là việc khắc họa nhân vật Dạ thần Nhuận Ngọc quá sâu cũng là một điểm khác. Nhưng về cơ bản thì đây là phim bám sát nguyên tác nhất mà Amber từng biết. Từng câu thoại, từng nhân vật hay sự kiện về cơ bản là không khác nguyên tác chút nào. Bản thân truyện đã hay thế nên khi người thật diễn thì càng hấp dẫn dữ.
Phim Hương mật tựa khói sương
Phim Hương mật tựa khói sương

2. Diễn viên thực lực lại còn đẹp nữa chứ: nói chung là diễn viên phim này khỏi chê luôn. Amber cứ gọi là mê mệt Húc Phượng. Mà Húc Phượng với Cẩm Mịch cũng xứng đôi ghê cơ. Những diễn viên khác như Dạ thần, Nguyệt Hạ tiên nhân, Thiên hậu, thiên đế … đều đóng đạt. Diễn viên đóng tự nhiên khiến người xem đỡ mệt mỏi và không khiến câu truyện vô lý. Nhiều lúc xem phim thấy diễn viên đóng đơ hoặc lố quá xem mà tức anh ách.

Phim Hương mật tựa khói sương
Phim Hương mật tựa khói sương

3. Quần áo đẹp: cái này là dựa hơi cái lý do thứ hai thôi. Nhưng mà đúng là người đẹp mặc gì cũng đẹp, tóc để kiểu gì cũng đẹp. Nói chung ngoài Dạ Thần hơi gầy ra, những người còn lại mặc đều đẹp. Tóc tai, trang sức dùng trong phim đều vừa phải, lại rất phù hợp. May mà không có mấy quả hoa hòe lòe loẹt làm người xem nhức mắt.

Phim Hương mật tựa khói sương
Phim Hương mật tựa khói sương

4. Kết thúc có hậu: cái này là vì làm đúng nguyên tác đó. Có rất nhiều phim chuyển thể từ những truyện kết thúc có hậu nhưng mà làm nửa vời hoặc kết mở khiến khán giả tức ói máu. Kinh điển phải kể đến Sở Kiều truyện. Xem tập cuối phim đó mà Amber tức muốn lòi mắt. May mà phim này không thế. Con dân lục giới đúng là phải ngàn ân vạn tạ cuối cùng thì Húc Phượng cũng về với Cẩm Mịch và bạn cò trắng con cũng không bị cắt đất diễn.

Nói chung là xem phim này hay từ đầu tới cuối. Hy vọng trong tương lai thêm nhiều cái phim thế này nữa.

Bởi vì được gặp em – Đặng Luân nè!

Đặng Luân đang làm mưa làm gió bên Hương Mật Tựa Khói Sương khiến Amber mê mệt. Cơ mà phim kia xem một lèo là hết, rồi lại phải đợi nên trong lúc chờ đợi, Amber đã tìm mấy phim khác của anh chàng để cày cho đỡ nghiền. Nếu bạn cũng trong tình trạng tương tự thì xin giới thiệu cho bạn một phim khác của Đặng Luân cũng rất đáng xem là Bởi vì được gặp em.

Bởi vì được gặp em - Đặng Luân
Bởi vì được gặp em – Đặng Luân

Cái phim này là phim hiện đại kiểu gia đấu. Một gia đình có truyền thống thêu vì lục đục nội bộ mà khiến cho đứa cháu gái duy nhất mất tích. Kim Y Bội sau 17 năm mất tích phải trải qua bao nhiêu khó khăn, hiểu lầm mới tìm lại được gia đình, lấy lại thân phận của mình.

Bởi vì được gặp em - Đặng Luân
Bởi vì được gặp em – Đặng Luân

Phim này về nội dung thì không có gì đặc sắc lắm nhưng mà diễn viên nam nữ chính đóng đều đạt. Đặng Luân trong phim là một luật sư, đồng thời là nhị thiếu gia của một công ty thời trang lớn – Lý Vân Khải. Lý Vân Khải nhìn bề ngoài thì tính tình trẻ con, hơi bất cần đời và không nghiêm túc. Thế nhưng anh chàng rất là chung tình, thấu hiểu và tốt bụng. Đặng Luân đóng phim này có thể coi là một Tiêu Sách phiên bản hiện đại, chỉ là ít đi chút mưu mô, ít chút thâm trầm còn lại thì đủ hết. Mặt vẫn dày nè, vẫn siêu đẹp trai nè, vẫn thích ăn mặc lòe loẹt nè.

Bởi vì được gặp em - Đặng Luân
Bởi vì được gặp em – Đặng Luân

Xem phim cũng thấy thích mấy màn đấu đá và thấy hả hê khi kẻ xấu bị vạch trần. Nhịp phim cũng nhanh chứ không quá ê a. Có điều Amber cứ cảm thấy như đang xem phim truyền hình Hồng Kông trước kia.

Nói chung Amber cũng vừa xem vừa tua đến đoạn có Đặng Luân mới xem còn những phần còn lại thì có thể cho qua. Nếu chấm điểm nội dung thì chỉ được 7/10 còn nếu chấm điểm cho diễn xuất và tạo hình của Đặng Luân trong phim thì 9/10 nhé. Thích nhất là cái lúc Đặng Luân mặc đồ cưới truyền thống đó. Đẹp cứ gọi là dã man. Nhưng dù sao Đặng Luân trong phim này thấy gầy gầy sao ấy, vẫn là kém vẻ soái khí của Húc Phượng một chút.

 

 

Ghé qua nước Anh để biết bầu trời xanh như thế nào!

Ai cũng nói nước Anh là xứ sở sương mù, rồi quanh năm mưa phùn, thời tiết lạnh lẽo. Amber thì lại không nghĩ vậy. Với Amber thì nước Anh là bầu trời mùa hè xanh thẳm, là cánh đồng hoa oải hương tím bát ngát, là dòng sông êm đềm và là nơi mà ai cũng nên đến ít nhất một lần trong đời.

Mùa hè nước Anh
Mùa hè nước Anh

Nếu bạn đang tính làm một vòng quanh châu Âu thì ghé qua nước Anh nhé. Dù thủ tục visa hơi lắng nhằng nhưng thực sự rất đáng. Ở đây Amber xin phép không nói nhiều đến thủ tục xin visa mà muốn giới thiệu với bạn về những nét đặc sắc cần phải đến khi đặt chân tới nước Anh nhé!

  1. Đến Anh lúc nào trong năm là đẹp nhất?

Câu trả lời chính là mùa hè. Vì sao ư? Vì lúc đó nước Anh đẹp nhất. Thời điểm đẹp nhất là từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 9 hàng năm. Nếu đến Anh vào thời gian khác thì chỉ toàn mưa phùn và lạnh lẽo, cũng không có gì nhiều để ngắm nhìn.

Một lý do nữa bạn nên đến Anh vào mùa hè là vì mùa này dễ săn vé rẻ. Mùa hè là mùa học sinh nghỉ hè về nhà, rồi lại tựu trường v.v. thế nên các hãng cứ gọi là đua nhau giảm gia. Bạn tha hồ mà chọn vé giá rẻ nhé.

Một lợi ích nữa của việc đến Anh vào mùa hè là vì đó là lúc các trường đại học mở cửa cho ngày Open Day. Thế nên đa phần khách đều có thể vào thăm trường miễn phí. Chứ nếu là lúc khác thì bạn chắc chắn phải trả phí vào cửa, đặc biệt ở những trường danh tiếng.

Mùa hè nước Anh
Làng cổ nước Anh

2. Đến Anh rồi thì đi đâu?

Nước Anh có quá nhiều nơi để bạn đi. Bạn phải đến thăm London, đi qua cung điện Buckingham tráng lệ, qua Tower Bridge, dạo qua Hype Park để ngắm mặt trời lặn rồi tới Harrot để ngắm và mua sắm (nếu bạn có xiền rủng rỉnh). Tiếp theo bạn hãy đến thăm Oxford và Cambridge để đi thuyền dọc các trường đại học nổi tiếng. Bạn có thể đi dạo những con đường cổ kính xuyên qua hết trường này tới trường khác. Mà mỗi ngôi trường ở đây cũng là một kỳ quan thu nhỏ để bạn chiêm ngưỡng.

Mùa hè nước Anh
Lake District

Mùa hè cũng là thời điểm tuyệt vời để đi trang trại ngắm hoa, hái quả. Nếu ở gần London thì bạn có thể tới May Field để ngắm hoa oải hương tím ngát, tới Herefordshire để hái dâu, hái táo, cherry v.v. Rồi tranh thủ ghé qua Stratford-upon-avon thăm ngôi nhà của Shakesprear, rồi tạt qua thăm những ngôi làng cổ ở Costwold.

Đi xa hơn nữa thì bạn có thể ghé Lake District. Ở chỗ này, cả một khu rộng lớn đều là thuộc công viên quốc gia. Mọi thứ đều được bảo tồn vô cùng tốt, không khí thì sạch mà cảnh thì đẹp mê hồn luôn.

3. Xứ Wales và Scotland

Nếu đến Anh tức là bạn auto sẽ được phép sang Wales và Scotland để tận hưởng luôn vẻ đẹp của hai vùng đất này. Nhưng công bằng mà nói thì Wales không có nhiều thứ để xem lắm. Ngược lại Scotland lại vô cùng lắm thứ để mà xăm xoi. Chỉ riêng các tour đi thăm các hồ (Lock) đã đủ khiến người ta mê mệt rồi. Nói về du lịch Scotland thì Amber xin giới thiệu trong một bài khác nhé.

Thực ra đi Anh khá đắt đỏ, nhưng không phải không thực hiện được. Mà bạn đã đến Anh rồi sẽ thấy đất nước này đẹp vô cùng vô tận. Mà mùa hè nước Anh là đẹp nhất. Chỉ cần tìm một bãi cỏ, nằm xuống mà ngắm mây bay cũng thấy đẹp đến nao lòng. Rồi bạn có thể lang thang qua những con đường trải nắng vàng hoặc ngồi uống cà phê ngắm hoàng hôn lúc 10 giờ tối. Giống Amber đã từng làm nhé!

Mùa hè nước Anh
Cao nguyên Scotland

Ủng hộ Rừng Hổ Phách

Mong các bạn ủng hộ để Amber duy trì trang web. Nếu không có Paypal thì có thể:
1. Chuyển khoản tới: Hoang Mai Nhung - 0021002033624 - Vietcombank.
2. Chuyển qua Momo
3. Gửi thẻ cào điện thoại Viettel
Chân thành cảm ơn!

Rừng Hổ Phách

Lịch

Tháng chín 2018
H B T N S B C
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
DMCA.com Protection Status