You dont have javascript enabled! Please enable it! La Bàn - Chương 103 - Rừng hổ phách

La Bàn – Chương 103

Chương 103: Cửu huyền linh diễm – 3

A Nam nhớ rõ lúc ấy sư phụ liếc tay nàng một cái sau đó cười nhạo nhưng vẫn để nàng ở lại.

Khi ấy nàng chỉ là đứa nhỏ, cũng không quá tình nguyện tiến vào thế giới kỳ quái đó. Mỗi ngày nàng đều gặp phải vô số vết thương ở tay do huấn luyện, cả người cũng mỏi mệt tới độ gân tay co rút hàng đêm. Có những khi tay co rút đột ngột khiến nàng bừng tỉnh rồi lại không biết làm cách nào để đỡ hơn nên chỉ có thể ôm tay mà khóc.

Bởi vì này hai tay run rẩy mất khống chế nên lúc sư phụ dặn dò nàng bê một cái đồng hồ ra ngoài phòng khách, nàng không khiêng nổi sức nặng của nó và khiến nó đập phải cái bàn. Kết quả là đồng hồ bị hỏng, không sao chuyển động được nữa.

Cái đồng hồ này là tác phẩm đắc ý của sư phụ. Ông ấy dốc lòng nghiên cứu cái đồng hồ tên Thủy Vận nghi tượng đài của Tô Tụng trong sách cổ mấy năm sau đó thu nhỏ các cơ quan, rồi dùng những 4800 mảnh linh kiện nhỏ để hoàn thành cái đồng hồ trong thời gian 5 năm.

Chỉ cần đổ vào đây mấy chén nước, sau đó đè thân chuông là cơ quan sẽ tự động hút dòng nước lên đỉnh và để nó theo sườn núi uốn lượn chảy xuống kéo đám chim thú ở trong núi bay qua lượn lại. Cuối cùng dòng nước sẽ chảy vào trong ao để rồi lại bị hút lên đỉnh, tuần hoàn không ngừng. Trong rừng còn có một ngôi miếu nhỏ, cứ tới mỗi canh giờ là cửa miếu sẽ mở và một vị hòa thượng nhỏ sẽ đứng bên trong gõ mõ báo giờ. Nếu là buổi trưa thì bách thú sẽ cùng kêu vang, còn hòa thượng bé nhỏ sẽ cầm cái chổi ra cửa quét rác một vòng.

Nhưng sau khi bị nàng đánh nghiêng thì cơ quan bên trong bị xô lệch, dòng nước dừng lại, bách thú không di chuyển nữa, hòa thượng nhỏ cũng không gõ mõ quét rác nữa.

Sư phụ mở nắp ngoài ra nhìn 4800 linh kiện bên trong và tức giận đến độ vội vầm lấy thanh trúc và đánh nàng thật mạnh. Đống linh kiện kia kết hợp khăng khít bên nhau, nếu phải gỡ từng cái xuống để kiểm tra thì phải mất 1-2 năm trời mới xong được.

A Nam đứng tại chỗ không nhúc nhích, mặc ông ấy đánh. Trên biển thời tiết nóng bức, quần áo mỏng manh nên chỉ bị đánh vài cái nàng đã thấy lưng nóng rát đau đớn, nước mắt không nhịn được rơi xuống ào ào.

Bỗng có người đứng ở cửa hỏi: “Công Thâu tiên sinh, đã nhiều năm không gặp, sao vừa gặp đã thấy ông đánh trẻ con thế?”

A Nam bé bỏng ngước đôi mắt đẫm lệ lên nhưng không nhìn rõ người kia, chỉ nhớ bà ấy mặc một bộ quần áo đẹp đẽ, nhưng tóc đã bạc trắng. Ánh nắng của hải đảo chiếu lên cả người bà làm cho nàng tưởng bà ấy đang phát sáng.

Sư phụ hậm hực ném cành trúc trong tay và mắng: “Ta mất nhiều năm mới hoàn thành cái đồng hồ này. Ta còn cố ý gửi thư mời bà tới xem cái đồng hồ này, ai biết cái thứ khốn nạn kia lại trượt tay làm hỏng. Ta có đánh chết nó cũng không oan!”

Người nọ cười nói: “Ông lớn tuổi thế còn nóng tính. Cái thứ bằng đồng này vừa bị chạm vào đã hỏng thì chứng tỏ bản lĩnh của ông không ra gì, liên quan gì tới đứa nhỏ?”

Nói xong bà đi tới chỗ cái đồng hồ và cúi đầu nhìn kỹ. Bà gõ lên cái đồng hồ từ đầu tới đuôi đồng thời nghiêng tai lắng nghe một lượt sau đó bỏ lớp vỏ bên ngoài và dùng một cây đồng nho nhỏ vói vào trong đống linh kiện sau đó lại gõ nhẹ một lần và nhắm mắt lắng nghe.

Một lát sau bà mỉm cười và bỏ gậy đồng xuống rồi nói: “Một cái bánh xe nhỏ chịu trách nhiệm đổi dòng nước bị trật ra ngoài và mắc vào đòn bẩy nên cả ngọn núi mới ngừng chuyển động. Ông hủy cái miếu nhỏ này đi là thấy được.”

Sư phụ nửa tin nửa ngờ và vội vàng tháo cái miếu nhỏ.

Còn bà ấy thì khẽ vuốt tóc A Nam, rồi ngồi xuống cầm lấy đôi tay của nàng mà nhìn một lượt. Ngón tay bà khẽ vuốt qua những vết thương mới cũ chồng chất, khuôn mặt trầm tĩnh. A Nam đứng trước mặt bà và nhìn đôi tay đang nắm lấy tay mình. Dù bà ấy đã có tuổi, nếp nhăn trên mặt đã nhiều nhưng đôi tay này vẫn rất đẹp. Nó sạch sẽ, liếc một cái là thấy sức lực tràn đầy.

A Nam không nhịn được ngước mắt và cẩn thận trộm liếc một cái.

Bà ấy đã lớn tuổi nên trên mặt có nhiều nếp nhăn nhưng màu da vẫn sáng, đôi mắt mang theo phong sương lại vẫn trong trẻo như thiếu nữ. Giữa hai hàng lông mày của bà có một hình xăm như ngọn lửa sáng tươi.

Bà ấy ngước mắt nhìn A Nam và hơi mỉm cười, tay nắm chặt bàn tay bé nhỏ của nàng rồi nói: “Ngươi mà cứ thế này thì không ổn đâu, để ta dạy cho ngươi một bộ mát xa giúp giảm bớt đau đớn.”

Ngón tay nhỏ nhưng có lực của bà ấy mát xa tay cho A Nam, miệng từ từ dặn nàng những việc cần chú ý để bảo vệ bàn tay.

Đúng lúc này bên cạnh vang lên một tiếng “Đinh” nho nhỏ. A Nam quay đầu thì thấy nước chảy róc rách, bách thú lại lượn qua lượn lại, cái đồng hồ kia hoạt động như thường, tuần hoàn không ngừng.

Sư phụ rất vui và ngồi xuống một bên đồng thời tống cổ A Nam đi pha trà.

A Nam đặt bếp lò ở bên dưới bậc thang và đốt lửa nấu nước. Trong lúc ấy nàng nghe thấy tiếng nói nhỏ nhẹ vang lên trong phòng: “Đồ đệ của ông không tồi đâu, dạy cho tốt thì tương lai dòng Công Thâu của ông có khi sẽ được nó phát triển rực rỡ đó.”

“Đứa nhỏ này ấy hả?” Sư phụ khịt mũi coi thường, “Tài năng thì cũng được, nhưng cả ngày lúc nào cũng như đưa đám, nhìn thấy đã cáu. Nếu không muốn đi con đường này thì có thể có tiền đồ gì?”

“Ta thấy tương lai nó còn có tiền đồ hơn ông ấy. Ông nói xem, lúc 6-7 tuổi ông có được sự kiên nhẫn như nó bây giờ không?”

Sư phụ nghẹn họng không đáp được nên liếc A Nam một cái và hậm hực: “Nếu bà thích nó thì tặng cho bà đó.”

“Con bé không hợp với ta. Cờ chín bước là phải dựa vào tài năng trời sinh, có nỗ lực thế nào cũng không đi con đường của ta được. Nhưng dòng Công Thâu của các ông thì lại đặt nặng cần cù, khiếm tốn vì thế con bé rất thích hợp. Về sau nếu có duyên có khi nó còn đi xa hơn cả chúng ta.”

Sư phụ liếc A Nam và khinh thường hỏi: “Con nhóc này lại có được mệnh số ấy ư?”

“Ai biết được? Trên đời này chẳng có thứ gì ta không thể đoán được, duy chỉ có mệnh số là ta không tính nổi.”

Sư phụ không nhịn được và bật cười: “Đây là lý do bà luôn mang sinh nhật của mình ra làm chìa khóa của các loại cơ quan và trận pháp hả?”

“Có gì không được? Dù sao trên đời này người biết được tứ trụ bát tự của ta cũng chỉ có người thân thiết nhất.” Bà ấy hơi mỉm cười và tựa lưng vào ghế ngồi sau đó nhìn bóng cây rậm rạp ngoài cửa sổ và nói, “Bọn con cháu nếu có năng lực phá được trận pháp của tiền bối vậy chẳng phải là chuyện may mắn của chúng ta sao?”

“Thế nên…… chìa khóa để cởi câu đố âm dương này rất có thể là tứ trụ bát tự của Phó Linh Diễm ư?”

Nghe tới đây Chu Duật Hằng bừng tỉnh và nhớ tới bức họa của Phó Linh Diễm ở Chuyết Xảo Các.

“Đúng vậy, ta cũng chỉ bỗng nhiên nhớ lại câu chuyện này khi nhìn thấy bức họa của Phó Linh Diễm ở đó.” A Nam nói xong lại ngẩng đầu nhìn ngọn đèn dầu ở hai bờ sông tại nơi xa, “Có bức họa do chính hoàng đế vẽ, lại là vẽ ở trong cung vậy tức là bà ấy từng là phi tần của Long Phụng đế. (Truyện này của trang runghophach.com) Mà Long Phụng đế khởi sự từ Thanh Liên Tông, trong cung thường có hiến tế vì thế đương nhiên sẽ kiêng kị bát tự. Nếu chúng ta đã biết niên đại bà ấy sống thì chỉ cần điều tra sổ sách hiến tế của triều Hàn Tống hẳn sẽ tìm được đúng không?”

Hoàng Các ở hồ Huyền Vũ tại Ứng Thiên cất giấu toàn bộ hộ tịch trong thiên hạ, có cả hồ sơ mật của tiền triều. Cho dù Thánh Thượng đã dời đô thì những thứ này cũng chưa từng bị xáo trộn.

Chu Duật Hằng trở lại Ứng Thiên và ngay lập tức ra lệnh tìm hồ sơ trong Hoàng Các. Tuy rằng bên trong không có khả năng có ghi chép về sinh thần bát tự của hậu phi nhưng căn cứ theo ban thưởng và sinh nhật, hắn đã tìm được một vị phi tần có ngày sinh trùng với Phó Linh Diễm ——

Sau khi Hàn Lăng Nhi qua đời, Cơ Quý phi đã biến mất ở trên biển.

Xem từ hồ sơ thì thấy Cơ Quý phi có một trai và một gái. Nếu bà ta là Phó Linh Diễm thì chắc bà ta mang theo con cả trúng Sơn Hà Xã Tắc Đồ cầu sinh ở nơi hải ngoại. Còn con gái bà ấy chắc là mẹ của Phó Chuẩn và kế thừa Chuyết Xảo Các. Con gái bà ta mang họ mẹ và chọn rể sau đó sinh ra Phó Chuẩn.

Sau khi xác định thân phận của Phó Linh Diễm, hắn lại căn cứ những lần hiến tế trong cung và cuối cùng cũng tìm được canh giờ cụ thể sau đó mang tới chỗ A Nam để thương lượng.

“Năm Tân Mùi, tháng Bính Thân, ngày Bính Ngọ. Hiện tại đã có thể xác định được ba số liệu này, trước mắt chúng ta đoán là giờ Canh Ngọ, vậy ta thử một lần nhé.”

A Nam đặt bút vẽ sau đó bắt đầu sắp xếp các ký tự theo suy đoán của mình: “Mậu canh nhâm là dương, mình tân quý là âm, dương thượng âm hạ và chia làm hai, lại lấy địa chi để chia làm hai cột, số lẻ là kỳ, số chẵn là ngẫu nhiên……”

Nàng nhanh chóng điểm qua và sắp những ký hiệu trên màng trúc thành hàng và nhanh chóng ghi lại trên giấy không chút do dự.

Chu Duật Hằng rũ mắt thấy những gì nàng đang ghi lại và không tự giác quay đầu nhìn về phía nàng.

Dáng vẻ nghiêm túc của nàng hoàn toàn khác vẻ lười biếng không đứng đắn ngày thường. Hàng mi dài và dày khẽ run, con ngươi sáng hơn người thường lúc này đang híp lại nhưng vẫn khiến người ta mất hồn.

Không biết vì sao hắn bỗng nhớ tới bức mật thư gửi bằng bồ câu mà nàng tạo ra để lừa hắn rời khỏi Hàng Châu hòng cứu Trúc Tinh Hà.

Hắn đột nhiên mở miệng nói: “Ngươi có vẻ rất quen thuộc với cách giải của những ký hiệu kiểu như thế này.”

A Nam vẫn chưa nhận ra cảm xúc khác thường của hắn nên chỉ ừ một tiếng và nói: “Cũng không quen lắm, chẳng qua ta thấy nó thú vị.”

Dù nói chuyện nhưng nàng lại không ngừng viết, cuối cùng đã vẽ ra được một tấm sơ đồ trắng đen giao nhau một cách thô sơ. Lúc này nàng gác bút và cùng Chu Duật Hằng sóng vai đứng trước sập và nhìn tờ giấy Tuyên Thành trước mặt sau đó không nói gì.

Đó là một tấm Sơn Hà Đồ.

Màu đen là mặt đất, màu trắng là sông núi, tuy ký hiệu chỉ là những ô vuông đen trắng đan xen ngang dọc ấy vậy mà người ta vẫn có thể nhận ra Hoàng Hà chín khúc, Trường Giang ngàn dặm, Ngũ Nhạc nguy nga, Côn Luân mênh mông.

“Bản đồ này chắc chắn chính là những nơi có mai phục trận pháp của bà ấy, cũng chính là —— điểm mấu chốt của Sơn Hà Xã Tắc Đồ trên người ngươi.”

Chu Duật Hằng im lặng gật đầu và nhìn chăm chú vào bức Sơn Hà Đồ kia: “Nhưng không có đánh dấu.”

Mọi sông núi được vẽ trên này chỉ là những điểm trắng đen lạnh nhạt, ngay cả Thuận Thiên phủ, Hoàng Hà và Tiền Đường đã từng xảy ra thiên tai cũng chẳng có gì khác biệt.

A Nam lại xem xét những ký hiệu màu vàng được vẽ trên màng trúc nhưng cuối cùng vẫn phải thất vọng.

“Vẫn không được… Câu đố bà ấy để lại đã có lời giải nhưng phải tìm kiếm điểm mấu chốt ở chỗ nào đây?”

Sau khi cẩn thận tìm tòi đống màng trúc một lượt, cuối cùng không phát hiện được gì nên A Nam chỉ có thể nói: “Bất kể thế nào thì có bản đồ rồi sẽ không khó xác định điểm mấu chốt. Huống chi, chúng ta còn có thủy thành dưới cửa biển ở Bột Hải, trước tiên qua đó điều tra cũng không muộn.”

Con thuyền từ Trường Giang tới sông Tần Hoài và từ từ cập bờ trong cảnh đèn đuốc sáng trưng.

Con thuyền quan phủ phát cho Giang Bạch Liên đang đậu ở đó, mép thuyền là một cô nương đang ngồi đong đưa chân và cắn hạt dưa.

A Nam liếc mắt một cái đã thấy Khỉ Hà đang nhìn Giang Bạch Liên cười. Tên kia thì vội vàng nhảy lên thuyền của mình và tức giận hỏi Khỉ Hà: “Ngươi tới làm gì?”

Khỉ Hà che miệng cười và lôi kéo hắn vào khoang thuyền.

A Nam tò mò nhưng ai biết lúc rời thuyền nàng lại nghe thấy Khỉ Hà ré lên: “Nói nhảm ít thôi, mau đi thử cho ta xem!”

Nàng trộm ghé mắt nhìn qua khe hở trên vách thuyền và nhìn bên trong thì thấy Khỉ Hà cầm một đôi giày ném lên người Giang Bạch Liên và buồn bực nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời ta làm giày cho người khác đi, ngươi dám không nhận hả?”

Giang Bạch Liên quay đầu đi, giọng không được tự nhiên lắm: “Ngày nào ta cũng đi chân đất trên thuyền nên đã quen rồi, cần gì đi giày? Ngươi đưa cho Đổng Lãng hoặc Trác thiếu đi.”

“Chân bọn họ giống chân của ngươi à? Ta cất công làm theo số đo kích thước chân của ngươi thì sao người khác đi vừa?” Khỉ Hà giận sôi máu, “Ta vừa nói chuyện với ngươi vừa trộm khua tay đo kích thước cái chân thối của ngươi cũng mệt lắm đó!”

Giang Bạch Liên nghe nàng nói thế thì sắc mặt khá hơn và cầm lấy giày ướm lên chân mình sau đó hỏi: “Ngươi xem giày ngươi khâu xấu kinh lên được. Thế mà đám Đổng Lãng với Trác thiếu không chê à?”

“Ta có khâu cái gì cho bọn họ đâu! Bọn họ muốn dùng thì ra tiệm mà mua cho nhanh!” Khỉ Hà nổi giận nhưng rồi lại thấy sắc mặt Giang Bạch Liên đẹp hơn vì thế nàng chớp mắt và lập tức vui hẳn lên.

Nàng ghé sát hắn và cười hì hì sau đó khoác tay hắn ngọt ngào hỏi: “Đệ đệ ngoan, ngươi đang ghen hả? Tỷ tỷ nói thật đó, ta chỉ làm giày cho mỗi mình ngươi, lại còn là đôi giày đầu tiên ta làm cho người khác trong cuộc đời này đó!”

Giang Bạch Liên xấu hổ đỏ bừng mặt và hất tay nàng ra: “Ngươi mau rời thuyền đi, ta muốn chèo thuyền ra ngoài thành, nếu dừng thuyền ở đây ban đêm sẽ phải nộp thuế đó.”

“Thế thì cho ta đi nhờ một đoạn nhé, vừa lúc ta đang rảnh nên muốn ra ngoài thành dạo chơi……”

A Nam nghẹn cười, trong lòng thầm nghĩ Giang Bạch Liên còn non lắm, đâu thoát được lòng bàn tay của kẻ già đời như Khỉ Hà.

Nàng nhẹ quay người nhìn Giang Bạch Liên chèo thuyền ra ngoài thành, còn Khỉ Hà thì mặt dày ở lại trên thuyền, hoàn toàn không bị đuổi.

Ủng hộ Rừng Hổ Phách

Mong các bạn ủng hộ để Amber duy trì trang web. Nếu không có Paypal thì có thể:
1. Chuyển khoản tới: Hoang Mai Nhung - 0021002033624 - Vietcombank.
2. Chuyển qua Momo
3. Gửi thẻ cào điện thoại Viettel
Chân thành cảm ơn!

Rừng Hổ Phách

Lịch

Tháng mười 2023
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  
DMCA.com Protection Status